Quảng Trị: Nuôi cá theo công nghệ “làm sông trong ao”, vụ đầu tiên ước doanh thu đạt 1,2 tỷ đồng
Sau thời gian tích cực chuẩn bị, trong những ngày này, gia đình ông Trần Công Thạo ở thôn Thủy Ba Đông, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) tiến hành thả cá giống theo mô hình nuôi cá nước ngọt “sông trong ao”.
Đây là mô hình đầu tiên nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Dự án mô hình nuôi cá “sông trong ao” của ông Trần Công Thạo, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) được thực hiện trên diện tích 5.000 m2.
Lãnh đạo huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) kiểm tra quy trình thả cá vụ đầu tiên theo mô hình “sông trong ao” của ông Trần Công Thạo- Ảnh: N.Đ
Mô hình nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” với các hạng mục: Hệ thống bể nuôi “sông trong ao”, hệ thống ao chứa nước và ao xử lý chất thải cùng các công trình phụ trợ khác.
Video đang HOT
Đối tượng chính được thả nuôi là cá chép. Tổng mức đầu tư gần 1,2 tỉ đồng, trong đó Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) hỗ trợ 200 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp.
Được triển khai từ tháng 1/2020, đến nay sau khi hoàn thành các công đoạn, ông Thạo bắt đầu thả cá vụ đầu tiên với số lượng 15.000 con, mật độ thả 60 con/m2, dự kiến tỉ lệ sống 90%. Sau 6-8 tháng thả nuôi, khi cá đạt trọng lượng khoảng 1,8 kg/con thì có thể thu hoạch với sản lượng ước đạt 24,3 tấn.
Với mức giá khoảng 50.000 đồng/kg thì mô hình sẽ mang lại cho gia đình ông Thạo trên 1,2 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư ban đầu sẽ lãi ròng khoảng 300 triệu đồng ngay từ vụ đầu tiên
Mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cá “sông trong ao” là hệ thống bể nuôi cá có thiết kế đặc biệt. Ở đầu mỗi bể có các hệ thống ống dẫn thổi khí liên tục tạo thành dòng chảy như ở các sông suối tự nhiên, có đáy thảm bê tông cứng, có máy tạo sóng, máy sục khí, máy quạt nước, máy hút chất thải đáy… bảo đảm đủ điều kiện sống tối ưu cho cá, được đánh giá là có hệ số sử dụng thức ăn giảm, tỉ lệ rủi ro dịch bệnh thấp, cá tăng trọng nhanh.
ây là quy trình công nghệ mới nuôi cá cho hiệu quả cao, khắc phục được tình trạng cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước; cá được nuôi thả liên tục, thường xuyên; xóa bỏ tập quán làm ăn nhỏ lẻ, hướng tới nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Hải Dương: Dạy nghề + hỗ trợ lập mô hình liên kết, xuất hiện nhiều nông dân giỏi
Song song với thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, các cấp Hội ND tỉnh Hải Dương đã chủ động đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm, thành lập mô hình liên kết sản xuất, giúp nông dân tăng thu nhập.
Nhân rộng điển hình nông dân giỏi
Với đặc điểm vùng đất trũng trồng lúa không hiệu quả, năm 2004, bà con nông dân các xã trong huyện Gia Lộc đã chuyển đổi từ lúa sang nuôi trồng thủy sản. Từ đó, các câu lạc bộ (CLB) được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện để hội viên giúp nhau phát triển kinh tế sau học nghề.
Mô hình nuôi cá của gia đình anh Vũ Văn Bắc là điểm đến của các thành viên trong CLB và khu vực lân cận đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm. Ảnh: Thu Hà
Chia sẻ với chúng tôi, anh Vũ Văn Bắc - thành viên CLB nuôi thủy sản thôn Côi Hạ, xã Phạm Trấn (Gia Lộc) phấn khởi cho biết: "Nhờ có kiến thức sau học nghề và sự giúp đỡ của cán bộ Hội ND, đến nay, chúng tôi đã tự tin làm ăn và mạnh dạn áp dụng các công nghệ mới vào nuôi cá và đạt hiệu quả kinh tế cao".
Theo chia sẻ của anh Bắc, sau khi học nghề và tìm hiểu thêm, anh Bắc và bà con ở trong huyện đã đầu tư máy sục khí, tăng nguồn ôxy và điều tiết giảm bớt lượng thức ăn giúp cho đàn vật nuôi của bà con luôn khỏe, đạt chất lượng cao...
Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề, nhiều năm qua, Hội ND tỉnh Hải Dương đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm, mở rộng mô hình sản xuất sau dạy nghề, tạo điểm tựa vững chắc giúp người lao động.
Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Hải Dương đã trực tiếp tổ chức hơn 200 lớp đào tạo nghề (thời gian từ 2 - 3 tháng/lớp) cho hơn 6.000 học viên là nông dân, hơn 1.000 lớp tập huấn, bồi dưỡng khoa học, kỹ thuật cho hơn 68.000 người, trong đó có 169 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bà Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho biết: Việc được đầu tư cơ sở vật chất theo Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ giúp Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh có điều kiện hoạt động chặt chẽ, bài bản theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.
Dạy đúng, dạy trúng gắn với hỗ trợ
Với phương châm "Dạy đúng, trúng cái thiếu, cái yếu và gắn liền với hỗ trợ nông dân", Hội ND tỉnh Hải Dương chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Điểm nhấn đáng chú ý của Hội ND Hải Dương là song song với thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, các cấp Hội đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm, thành lập mô hình liên kết sản xuất...
Bà Phạm Thị Thanh Tâm nhấn mạnh: "Sự đầu tư thích đáng cho công tác dạy và học đã và đang mang lại những kết quả ấn tượng sau quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đến nay, các cấp Hội ND trong tỉnh xây dựng được 410 mô hình kinh tế tập thể. Các mô hình này đều mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập từ 200 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/mô hình/năm. Điển hình như mô hình HTX Thủy sản ở xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, Tổ liên kết thâm canh ổi an toàn ở các xã Liên Mạc, Tân Việt (Thanh Hà)...
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thành lập các mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã có 46 mô hình chi hội nghề nghiệp được thành lập, với 1.815 hội viên nông dân tham gia và 65 mô hình tổ hội nghề nghiệp với 1.662 hội viên.
Quảng Trị thêm 9 ca mắc bệnh bạch hầu Ngày 10-8, Sở Y tế Quảng Trị cho biết, đến nay đã ghi nhận thêm 9 ca bệnh bạch hầu, lứa tuổi mắc bệnh từ 1-12 tuổi, thuộc địa bàn thôn Sông Ngân (xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), nâng tổng số ca mắc bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh lên 14 trường hợp. Trước đó, vào ngày 29-7,...