Quảng Trị: Nông nghiệp công nghệ cao-nuôi ốc hương trong nhà, thu 10 tỷ mỗi năm
Năm 2016 anh Phạm Văn Dũng ở khu phố An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã mạnh đưa đối tượng ốc hương vào nuôi.
Sau gần 4 năm, đến nay anh đã thành công lớn với mô hình nuôi ốc hương thương phẩm và ốc hương giống, mỗi năm mang về cho anh nguồn lợi trên 10 tỷ đồng.
Trao đổi với chúng tôi về cơ duyên đến với nghề nuôi ốc hương, anh Dũng cho biết: Năm 2016 trước ảnh hưởng của sự cố môi trường Formosa, nhận thấy nghề nuôi tôm khó khăn, với diện tích 15 ha nuôi tôm của mình anh muốn chuyển sang đối tượng nuôi mới.
Trong một lần tìm hiểu trên internet về cách thức làm ăn, những mô hình phát triển kinh tế vùng biển, anh Dũng nhận thấy mô hình nuôi ốc hương mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại ít rủi ro.
Khu nuôi ốc hương thương phẩm của anh Phạm Văn Dũng thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Muốn thử sức với đối tượng nuôi mới này, anh đã cất công tìm đến các cơ sở nuôi ốc hương chất lượng ở các tỉnh phía Nam để tìm hiểu, nghiên cứu cách nuôi.
Sau một thời gian tìm hiểu kỹ thuật, anh quyết định về địa phương đầu tư nuôi thử nghiệm ốc hương thương phẩm tại thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh.
Anh Dũng cho biết, thức ăn của ốc hương là các loại tôm, cá tươi, sạch. Sau hơn 2 tháng, ngoài tôm tươi, anh bổ sung thêm các loại cá biển tươi, mà chủ yếu ở đây là cá nục vì cá nục vừa rẻ, nhiều thịt lại dễ mua.
“Những ngày đầu nuôi ốc hương thử nghiệm tôi khá lo lắng và gặp nhiều khó khăn, chi phí mua giống ốc hương lại lớn. Tuy nhiên không chùn bước, tôi tiếp tục tìm tòi, tham khảo kiến thức nuôi ốc hương qua các phương tiện thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc hương của các mô hình nuôi thành công trên cả nước…”, anh Dũng nói.
Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, những nơi khác họ nuôi ốc hương bằng ao đất, nước xả ra vào theo mương, anh Phạm Văn Dũng chế lại nuôi bằng ao lót bạt, bỏ cát lên trên bạt và bơm nước vào…
Nhờ chịu khó tòi, học hỏi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi ốc hương, mô hình nuôi ốc hương đã đưa lại hiệu quả cho gia đình anh Dũng.
Ốc hương thả nuôi 7 đến 8 tháng là có thể thu hoạch những con ốc to (loại 70-80 con/kg) để bán, loại bé hơn được nuôi tiếp. Đến nay trên diện tích 15 ha đất của gia đình anh đã phát triển nuôi ốc thương phẩm gần 10 ha.
Anh Dũng khiêm tốn cho biết trung bình mỗi năm anh thu 100 tấn ốc thương phẩm, với giá bán 250 nghìn đồng/kg sau khi trừ các khoản chi phí anh còn lãi 7 -8 tỷ đồng/năm. Có năm nhiều nhất anh thu 170 tấn, nhiều thời điểm ốc có thể bán được với giá từ 300- 400 nghìn đồng/kg.
Video đang HOT
Sản phẩm ốc hương được các thương lái thu mua xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc là chủ yếu.
Khu nuôi ốc hương giống của gia đình anh Phạm Văn Dũng, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Với những thành công mang lại từ việc nuôi ốc thương phẩm, đến năm 2019 anh đã mạnh dạn triển khai xây dựng trại sản xuất ốc hương giống để chủ động nguồn giống tại chỗ cho gia đình và cung cấp cho nhu cầu thị trường.
Anh đầu tư trại sản xuất ốc hương giống tại thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh. Với 4 tạ ốc giống bố mẹ cho sinh sản, mỗi năm anh cung cấp cho gia đình và thị trường 10 triệu con ốc hương giống, giá bán 500 đồng/con. Sau khi trừ toàn bộ chi phí mang về thêm cho gia đình anh 2,5 tỷ.
Trong thời gian tới, anh Dũng có ý định sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi ốc hương để tăng sản lượng và thu nhập. Không chỉ mang lại kinh tế lớn cho gia đình, mô hình nuôi ốc hương của anh Dũng còn tạo việc làm quanh năm cho nhiều lao động. Hầu như mọi lao động đều được ăn, nghỉ tại chỗ và có thu nhập ổn định.
Với cách nghĩ, cách làm, cùng ý chí quyết tâm của mình, anh Dũng đã khẳng định mô hình nuôi ốc hương thương phẩm và ốc hương giống của anh là mô hình kinh tế hiệu quả, là hướng đi phù hợp cho những ngư dân có điều kiện tham gia sản xuất, muốn vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Thú chơi bom, đạn
Vỏ quả bom, đạn được "dân chơi" tỉnh Quảng Trị sưu tầm, chưng làm cảnh. Có người còn mê "bom, đạn", đồ cũ chiến tranh và mong muốn lập bảo tàng.
Trong những năm gần đây, ở tỉnh Quảng Trị xuất hiện thú chơi bom, đạn. Vỏ bom, đạn được dân chơi sưu tầm, chưng làm cảnh.
Anh Lê Thanh Hạnh, sinh năm 1985, trú thôn Long Hải, xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những "dân chơi" như thế.
Tại ngôi nhà nhỏ của anh Hạnh có nhiều vỏ bom, đạn được sơn lại để chưng.
Anh Hạnh tự tay phục chế các quả bom, đạn để chưng tại nhà mình.
Anh Hạnh tự tay phục chế các quả bom, đạn để chưng tại nhà mình.
Anh Hạnh cho biết, 2 năm về trước, anh bị tai nạn lao động ở tỉnh Đắc Lắk, liệt hai chân nên trở về quê sinh sống.
Thấy những chỗ bán phế liệu có vỏ bom, đạn (không có thuốc, kíp nổ), anh Hạnh mua về, dùng máy mơn đánh sạch lớp gỉ sét, sơn lại, phục chế như quả bom còn mới để chưng.
Niền đồng giúp quả bom, đạn có giá trị hơn, đẹp hơn.
Thấy đẹp, nhiều người đã đặt hàng cho anh làm, bán kiếm tiền công nuôi sống bản thân.
Với mỗi quả bom, đạn, anh Hạnh mất 2 đến 3 ngày mới hoàn thành việc phục chế.
Theo anh Hạnh, giá trị nhất của quả bom, đạn là niền đồng, đó là điểm nhấn của quả bom.
Anh Hạnh cho hay, chưng bom, đạn mang lại vẻ cứng cáp, giới trẻ gọi là "chất", tạo nét riêng cho ngôi nhà.
Vỏ bom, đạn được sưu tầm, chưng cảnh ở nhà ông Chức.
Ở huyện Vĩnh Linh, khi nói đến thú chơi bom, đạn chiến tranh phải nhắc đến ông Trần Công Chức, sinh năm 1969, trú thôn Nam Sơn, xã Vĩnh Sơn.
Lớn lên bên dòng sông Bến Hải - vĩ tuyến 17, gia đình có 10 người hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, ông Chức hiểu rõ những gì quê hương, đất nước phải gánh chịu bởi chiến tranh.
Ông Chức bên những đồ vật chiến tranh do mình sưu tầm.
Vì vậy, hơn 10 năm qua, ông Chức đi khắp nơi sưu tầm khoảng 1.000 đồ vật chiến tranh, nhất là vỏ bom, đạn.
Ở phòng khách, ông Chức trưng bày nhiều đồ vật chiến tranh. Hình trái tim được sắp từ hàng trăm viên đạn.
Ông Chức dự định, thời gian tới sẽ lập bảo tàng chiến tranh trên đường Trường Sơn, gần Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.
Hai quả bom được phục chế, chưng tại nhà ông Chức.
"Tôi muốn lập bảo tàng chiến tranh để góp phần nhắc nhở thế hệ sau về sự tàn khốc của chiến tranh, mong thế giới không còn tiếng súng, tiếng bom, chung sống hoà bình" - ông Chức tâm sự.
Cây xanh mọc từ vỏ quả bom lớn tại nhà của một "dân chơi" bom trú tại TP.Đông Hà.
Vỏ bom, đạn làm điểm nhấn trong vườn cây.
Hai quả bom chưng ngay cổng một ngôi nhà ở xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Quảng Trị: Thả nuôi loài gà lai đá trên cát, dân ở đây rủng rình tiền tiêu Người dân thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) chăm sóc đàn gà lai đá, gà ri ở trang trại xây dựng trên cát trắng. Đến bây giờ, nhiều mô hình chuyển đổi sinh kế bền vững cho ngư dân vùng biển bãi ngang sau sự cố ô nhiễm môi trường biển đã thực sự phát huy hiệu...