Quảng Trị: Mò hến ven sông, một phụ nữ trượt chân chết đuối
7-8, ông Nguyễn Đức Hoá, Phó chủ tịch UBND xã Hải Ba, huyện Hải Lăng cho biết, một phụ nữ trên địa bàn vừa bị chết đuối thương tâm khi đang đi mò bắt hến mưu sinh.
Trước đó, vào lúc 15h ngày 5-8, tại một khúc sông Vĩnh Định đoạn chảy qua địa phận xã Hải Thiện, huyện hải Lăng đã xảy ra một vụ chết đuối thương tâm. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Thạnh, SN 1978 (trú tại thôn Ba Du, xã Hải Ba, Hải Lăng).
Chị Thạnh chết đuối khi đang đi mò bắt hến bên mé sông. Đi cùng chị Thạnh còn có hai phụ nữ khác trong thôn. Theo những phụ nữ đi cùng kể lại, trong lúc đang mò hến, chị Thạnh không may bị sẩy chân giữa dòng nước sâu. Do không biết bơi nên chị Thạnh đã nhanh chóng bị nước nhấn chìm.
Ảnh minh họa
Ngay khi xảy ra sự việc, hai người phụ nữ đi cùng đã phát hiện và cố gắng tìm cách ứng cứu đồng thời kêu gọi những người xung quanh đến ứng cứu. Tuy nhiên do dòng nước sâu và chảy xiết nên mọi nỗ lực ứng cứu đều bất thành.
Đến khoảng 17h cùng ngày, thi thể chị Thạnh mới được tìm thấy. Được biết, hoàn cảnh gia đình chị Thạnh gặp rất nhiều khó khăn, những năm qua chị Thạnh thường mò ốc, bắt hến trên các con sông quanh vùng để bán kiếm tiền nuôi mẹ già và đứa con nhỏ 1 tuổi. Hiện gia đình nạn nhân đã tổ chức an táng cho nạn nhân xấu số.
Video đang HOT
Theo ANTD
Thực hư lời nguyền trai gái hai làng lấy nhau là gặp họa
Theo các chuyên gia, tất cả chỉ là những câu chuyện mê tín dị đoan.
Cách đây khoảng bốn thế kỷ trước, thôn Mường Ải và thôn Mường Lầm (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) có tranh chấp nguồn nước con kênh mương dẫn vào ruộng rất kịch liệt. Tuy nhiên, mặc dù là hai thôn láng giềng nhưng không bên nào chịu nhường nhịn. Hai làng đánh nhau bằng sức mạnh siêu nhiên của "ác hiểm độc bùa" cay nghiệt. Lời nguyền ấy đã reo rắc những cuộc tình "đẫm lệ", chia lìa... Kể từ đó, trai gái hai thôn, dù có yêu nhau đến mấy cũng không dám đến với nhau nữa!
Sợ phạm vào lời nguyền, thôn Mường Ải và thôn Mường Lầm vẫn chưa dám lấy nhau.
Hai làng tranh nhau một cái mương
Ông Bùi Văn Ểu, 61 tuổi, rất đam mê sưu tầm về văn hóa Mường. Qua tìm hiểu trong các sách cổ, sưu tầm từ các cụ già làng, học hỏi từ những nhà nghiên cứu chuyên môn... Ông Ểu cho rằng: Xa xưa, các cụ đã biết dùng đến sức mạnh siêu nhiên của "bùa mê, tà chú" để thực hiện dã tâm của mình.
Được biết, cách đây khoảng bốn thế kỷ, vùng Mường còn hoang sơ lắm. Có hai người đàn ông đến khai khẩn những cánh rừng già để trồng nương, làm rẫy. Làm nương rẫy khiến đất cũng bạc màu dần, mùa màng thất bát, họ chuyển sang trồng lúa nước. Họ cải tạo đất, chăm bón, tưới tiêu cho ruộng đồng. Người ở xóm trên, kẻ xóm dưới, sinh con đẻ cái, khai phá đất đai. Họ là tổ tiên của Mường Ải và Mường Lầm.
Người dân Mường Ải (xóm trên) lười hơn Mường Lầm (xóm dưới). Họ suốt ngày ăn ngủ, không chịu làm nương. Chính vì vậy, Mường Ải thường xuyên mất mùa, đói kém. Mường Lầm chịu khó làm ăn, cày cấy, mùa màng tốt tươi, ấm no. Thấy vậy, Mường Ải sinh thói ganh ghét. Họ ác cảm và đổ tại người dân Mường Lầm chiếm được đất màu mỡ hơn, trong khi đó đất mình lại bạc màu.
Một mùa khô, thấy đồng ruộng khô hạn, Mường Lầm mới rủ Mường Ải cùng đào con mương dẫn nước về ruộng. Mường Ải biết chắc Mường Lầm đào con mương thì kiểu gì cũng phải chạy qua cánh đồng ruộng dân bản mình "lúc đó thì chỉ việc khoét lấy nước xuống ruộng mình cũng chẳng muộn" nên không đồng ý. Mặc kệ Mường Ải không góp sức, người dân Mường Lầm vẫn hì hục đào mương dẫn nước về thôn. Chỉ mấy ngày sau, nguồn nước ào ào chảy, đủ nước để tưới tiêu cho cả các cánh đồng khô hạn. Những cây lúa đang khát cháy cũng được hồi sinh.
Người dân Mường Lầm bực tức vì Mường Ải không đào mương mà vẫn trộm thả nước của mình. Càng ngày, xóm trên càng tháo lấy nhiều hơn. Mùa khô thì nước chưa xuống đến đã bị xóm trên hớt sạch. Mường Lầm càng ngày càng tức giận hơn. Người dân hai làng đã chửi rủa nhau độc địa. Thậm chí, có lần hai thôn đã đánh nhau đến sứt đầu, mẻ trán. Mường Ải ít người hơn nên đã bị trận đòn đau, ôm nỗi hậm hực đến nhờ một thầy "cao tay" về bùa ác để chơi lại Mường Lầm.
Cuộc chiến bùa ngải của hai làng
Theo truyền thuyết, ông trưởng thôn Mường Lầm đã thuê thầy bùa đến bắt vía của trưởng thôn Mường Ải. Ngày trước, người dân tộc vùng cao cứ có ân oán, thâm thù là họ lại tìm đến các thế lực siêu nhiên, vô hình. Đặc biệt là bùa chú vẫn được họ tìm đến.
Mường Ải đã bí mật cắt mấy bông lau rồi ngồi chờ ông trưởng thôn Mường Lầm đi qua. Buổi chiều chạng vạng, ông trưởng thôn Mường Lầm đi qua đã bị ông trưởng thôn Mường Ải niệm chú, bắt sống vía. Trước đó, người dân Mường Aãi đã đi ra cánh đồng Mường Lầm cắt trộm mấy bông lúa. Họ buộc cùng với bông cỏ lau, sau đó đọc chú, yểm "ác hiểm độc bùa" (bùa chú để hại người - PV). Sau đó, bí mật chôn xuống con kênh dẫn nước sinh hoạt chung của Mường Lầm.
Khi bị bắt vía, ông trưởng thôn Mường Lầm ốm đau liên tục, người nao nao khó chịu, ngứa ngáy không biết lý do. Ông đi xem bói mới biết mình bị hại. Ngay lập tức, ông sai người đi tìm thầy bùa đến hóa giải. Để hóa giải được bùa ác này, thầy bùa đã lấy một con gà trống, một con lợn đực đem ra nguồn nước mương để cắt tiết. Trước khi cắt tiết, ông phù phép để phá đi bùa yểm dưới đáy mương kia, cộng thêm vật trấn yểm bùa bằng sừng trâu. Sau một hồi làm phép, ông mới thả xuống để rửa trôi, phá bùa ác của Mường Ải. Thế nhưng, vị thầy bùa Mường Ải cao tay hơn, nên không thể phá được thế bùa hiểm kia.
Bộ đồ yểm "ác hiểm độc bùa"
Ông Bùi Văn Rẩy, ở xóm Trọng, xã phong Phú, lý giải: Nếu như thầy bùa nào đi phá giải bùa của người khác mà không phá được rất dễ bị phản lại. Thầy bùa ở Mường Ải cao tay hơn, biết chắc chắn thầy bùa Mường Lầm sẽ "chài" lại mình nên chống phá bùa bằng cách "trấn yểm": Lấy ngà voi, nanh hổ, niệm chú sẽ có sức mạnh gấp mấy lần "bùa ác" bằng sừng trâu thường. Trấn yểm đã được chôn sâu xuống chính giữa lòng mương.
Ông trưởng thôn Mường Lầm càng cay cú, hậm hực. Mặc dù không thể hóa giải được bùa yểm xóm trên nhưng ông này cũng có quái chiêu có thể "yểm" mà không phá được. Đó là yểm bùa vào sừng con trâu trắng được niệm bằng "lời nguyền của kẻ sắp chết". Lúc sắp chết, ông mới gọi con cháu đến và bảo rằng giữa hai Mường này sẽ không bao giờ kết giao họ hàng. Ông cấm tiệt đứa nào của Mường Lầm lấy ai ở Mường Ải. Sau đó, ông sai con cháu vứt sừng trâu trắng xuống lòng con mương mà hai làng tranh nước mà thề độc: "Bao giờ con sông có hướng chảy về thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình và một nhánh khác chảy về huyện Nho Quan, Ninh Bình cạn hết mới hết tác dụng lời nguyền.
Do không phá được bùa yểm của thầy bùa Mường Ải nên ông trưởng thôn Mường Lầm đã chết. Xóm trên đã "chài" được chết ông trưởng thôn xóm dưới nên gọi là Mường Ải (Vần "Ai" giống với từ "Chài"), còn xóm dưới gọi là Mường Lầm vì họ đã không tìm cách giải quyết khác thân thiện hơn, họ đã lầm lỗi để gây nên thâm thù giữa hai làng.
Cách làm bùa ngải của người Mường Ông Bùi Văn Rẩy, ở xóm Trọng, xã phong Phú, người được mệnh danh là thầy bùa ở đất Tân Lạc, Hòa Bình "tiết lộ" cách dùng bùa ác để bắt vía: Muốn bắt vía người sống, cần chọn đúng thời điểm mặt trời bắt đầu lặn. Vì lúc này sinh khí của đất trời cũng yếu dần và dễ gây cho tâm trạng con người trở nên yếu đuối, hồn vía cũng yếu nhất, dễ bắt nhất. Dùng con dao đã đâm vào củ gừng, hà hơi, niệm chú sau đó "phả" vào cành cây bông lau, lá cỏ gianh, bông chít, hay quạt nan... Người bắt vía phải đứng cao hơn người đối tượng mình định bắt, không để người bị hại biết mình đang bắt vía họ. Chỉ cần vẩy ba cái là bắt được vía, sau đó đem vía đó nhốt vào chất sừng con trâu rồi đem vứt xuống lòng mương.
Theo NDT
Chiến sỹ PCCC dũng cảm cứu người Sáng qua (27-7), Phòng Cảnh sát PCCC Long Biên - Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, phối hợp Đảng ủy, UBND xã Dục Tú, huyện Đông Anh... đã tổ chức buổi công bố quyết định của Bộ Công an, về việc cấp Giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật cho Đại úy Phạm Văn Tuấn - Đội phó Đội...