Quảng Trị: Lo lắng dưới “quả bom nước” khổng lồ 10 triệu m3
Mưa lớn đã làm ngập, chia cắt một số tuyến đường có ngầm, tràn và vùng thấp khu vực miền núi thuộc huyện Đakrông. Đập tràn Nam Thạch Hãn chứa 10 triệu m3 nước cũng đang suy yếu, uy hiếp hạ du.
Sáng 11.5, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn đang có mưa rất to, đặc biệt là vùng núi, có nơi lượng mưa đo được gần 400mm khiến nước sông đang lên nhanh, có nơi xấp xỉ báo động 3.
Đập tràn Nam Thạch Hãn bị sạt lỡ hồi tháng 10.2016. Ảnh: Ngọc Vũ
Mưa lớn đã làm ngập, chia cắt một số tuyến đường có ngầm, tràn, vùng thấp ở khu vực miền núi thuộc huyện ĐaKrông. Cụ thể như tuyến đường vào trung tâm xã Ba Nang, mưa lớn đã gây sạt lở tại Km5 300 với khối lượng 500m3 đất đá. Tại cầu tràn Đá Đỏ ở Km5 800, nước đã vượt ngưỡng cầu 2m, chia cắt hoàn toàn đường vào trung tâm xã Ba Nang.
Video đang HOT
Nhiều tuyến đường miền núi Đakrông bị ngập, gây chia cắt, cô lập.
Tại tuyến đường 558a tại cầu tràn Ba Lòng, mực nước vượt tràn 2,5m gây chia cắt giao thông, cô lập và làm ngập ở một số vùng thấp thuộc các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc.
Các tuyến từ Tà Rụt đi A Vao; A Ngo đi La Lay… đều bị ngập cục bộ ở một số điểm hơn 1,5m.
Một số tuyến đường ở vùng thấp trũng thuộc huyện Hải Lăng bị ngập từ 0,2-0,4m.
Hiện nay, các hồ chứa nhỏ do Quảng Trị quản lý đạt khoảng 80% dung tích thiết kế. Các hồ vừa và lớn đạt từ 50%-85% so với dung tích thiết kế. Một số hồ như Triệu Thượng 1, Triệu Thượng 2, Trung Chỉ, Phú Dụng đã đầy.
Vùng trũng huyện Hải Lăng ngập trong nước khoảng 0,4m.
Đáng lo ngại nhất là đập tràn đầu mối Nam Thạch Hãn (TX.Quảng Trị), nơi chứa hơn 10 triệu m3 nước bị sự cố sạt lở nghiêm trọng hồi tháng 10.2016 nhưng đến nay mới chỉ xử lý khẩn cấp nên rất nguy hiểm.
Trước đó, tháng 4.2016, Dân Việt đã đưa tin cảnh báo về sự xuống cấp của đập cao su Nam Thạch Hãn.
Được biết, đập cao su Nam Thạch Hãn được lắp đặt thêm vào năm 2000, có chiều dài 135m, cao 2m, chứa hơn 10 triệu m3 nước, đảm bảo tưới cho khoảng 7.000ha lúa ở TX.Quảng Trị và hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng, đồng thời góp phần ngăn xâm nhập mặn cho khoảng 200ha nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước dân sinh cho khoảng 100.000 người. Sau 16 năm sử dụng, đập này đã xuống cấp nghiêm trọng, thủng nhiều nơi, có thể bục vỡ bất cứ lúc nào.
Theo Danviet
Quảng Nam: Thủy điện xả lũ, một huyện có 24.000 hộ dân "chìm" trong nước
Đại Lộc, Quảng Nam là huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất khi hàng loạt thủy điện ồ ạt xả lũ kèm với mưa lớn đổ về khiến hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước lũ.
Trưa nay (5.11), ông Trần Văn Mai - Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Quảng Nam thông tin, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu của cơn bão số 12, trên địa bàn huyện Đại Lộc tính đến ngày 5.11 đã có mưa to đến rất to, kết hợp với việc xả lũ của Hồ Thủy điện sông Tranh, sông Bung 4, Đăk Mi 4 làm cho mực nước các sông Vu Gia tại Ái Nghĩa dâng cao, lên mức 9.54m, trên mức báo động 3 là 0,54 m và sông Thu Bồn tại Giao Thủy là 8,69m, dưới báo động 3 là 0.09 m, gây ngập nhà dân và thiệt hại một số diện tích vùng đất màu ven sông của nhân dân đã và đang xuống giống sản xuất vụ Đông 2017.
Trung tâm huyện Đại Lộc đã bị nước lũ bao vây.
"Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 24.000 hộ dân bị ngập lụt, trong đó có nhiều nơi bị ngập sâu, nước lũ cô lập. Có ông Đinh Văn Dưỡng (SN 1973, trú thôn Đại Phú, xã Đại Nghĩa), bị điện giật trong lúc dọn nhà và hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Quảng Nam. Để hỗ trợ người dân vùng lũ, huyện đã chuẩn bị 400 thùng mỳ tôm, 5 tấn gạo, 200 thùng nước lọc..." - ông Mai thông tin.
Nhiều nơi ở huyện Đại Lộc bị lũ trời kèm thủy điện nhấn "chìm"
Trao đổi với ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Hiện mưa trên địa bàn còn rất lớn, các vùng trên địa bàn như huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Ban và TP Hội An đang bị ngập sâu trong nước, báo động 3. Hiện tỉnh đã chỉ đạo di dời dân cư vùng trũng bị ngập, tiếp tục cảnh báo thông tin thường xuyên cho dân biết về tình hình mưa tăng, đồng thời lũ đang về.
"Còn các thủy điện đang ở mức dâng bình thường, lưu lượng về rất là lớn. Việc điều hành vận hành liên hồ chứa song song với thời tiết mưa lũ, đây là vấn đề hết sức được quan tâm, có thể nói rằng sự phối hợp tốt nhất giữa Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh với các huyện và phối hợp với các chủ hồ rất tốt. Có thể nói rằng mục tiêu chính là không tăng lũ ở hạ lưu, trước khi mưa lũ, việc vận hành điều tiết, giảm nước ở các hồ chứa thủy điện đã được UBND tỉnh tính trước một bước, đến bây giờ ở hạ lưu đang ở báo động 3 thì các thủy điện đã tham gia cắt giảm lũ ngay. Nhất là hai hồ lớn Đắc Mi 4, Sông Tranh 2, hiện nay lưu lượng về đến 3.000m3/s nhưng điều tiết xuống hạ du chỉ 600m3/s, như vậy đang điều tiết ở 1/4 nước về hồ chứa. Việc này đã giúp cho vùng hạ lưu dù đang ở mức báo động 3 nhưng sẽ không tăng lũ thêm.
Sau khi mực nước ở hạ lưu giảm xuống thì sẽ điều tiết cao hơn để các hồ đảm bảo cân bằng nước. Việc vận hành liên hồ chứa ở Quảng Nam mấy năm nay được triển khai tốt hơn rất nhiều, từ đó nhằm giảm lũ cho hạ lưu..." - ông Thu nói.
Theo Danviet
Sau bão, bãi biển Nha Trang ngập rác Sau bão, nhiều loại cây, rong, ngư cụ, chai lọ, bao, lon nước ngọt, dụng cụ đánh bắt hải sản... bị sóng đánh dạt vào bờ chất đống, trải dài trên bãi biển TP.Nha Trang (Khánh Hòa). Những ngày qua, mưa bão diễn biến hết sức phức tạp, nhiều hoạt động và dịch vụ trên biển phải dừng hoạt động. Mưa bão đã...