Quảng Trị: Huyền bí cây mang tên bùa ngải “đoạn tình” Pả- ra- kê
Nói như người miền xuôi là quả báo, là bị trời đánh. Ngay cả người dùng cây bùa tình yêu để có được bạn đời như ý cũng phải chịu cảnh tương tự” – lời chia sẻ mang âm vọng từ trong quá khứ hơn thực tế mà chúng tôi cảm nhận được từ một già bản Pa Cô.
Nói như người miền xuôi là quả báo, là bị trời đánh. Ngay cả người dùng cây bùa tình yêu để có được bạn đời như ý cũng phải chịu cảnh tương tự” – lời chia sẻ mang âm vọng từ trong quá khứ hơn thực tế mà chúng tôi cảm nhận được từ một già bản người Pa Cô khiến hành trình tìm hiểu cây thần Păr Kếh (phát âm là Pả – ra – kê) ở rẻo cao Quảng Trị càng thêm phần ly kỳ, bí ẩn.
Già Vỗ Thư (trái) và già Ăm Nhờ, tương truyền cây Păr Kếh có lá dài và mỏng, trông như nhánh cỏ đang cầm trên tay.
Nhiều người cho hay họ được ông bà, cha mẹ kể lại có loại cây ngược lại cây bùa tình yêu là cây Păr Kếh, nhằm chia rẽ tình cảm. Cây này mọc ở chốn rừng thiêng, người biết được phải là truyền nhân của “cao thủ” bùa ngải(?!). Muốn chia rẽ cặp đôi nào đó chỉ cần dùng cây Păr Kếh thoa lên khăn, thuốc lá, chén ăn, ly tách để “mục tiêu” sử dụng thì tự khắc hiệu nghiệm. Còn ai “cao tay” hơn thì dùng miệng “thổi” để “ám” từ xa. Không những hết yêu thương mà còn như có thù truyền kiếp.
Cũng có nhiều cặp đôi yêu trong oan trái, không đến được với nhau mà lại không thể dứt tình đành bất đắc dĩ tìm đến thứ bùa này. Lời đồn thổi mỗi lúc thêm ma mị trong khi người biết rành rẽ luôn là bí ẩn khiến câu chuyện càng thực thực hư hư cùng năm tháng…
Theo hướng dẫn của bà con, chúng tôi tìm đến già Ăm Nhờ (80 tuổi, trú bản Kỳ Rỹ, xã A Xing, H. Hướng Hóa), người được cho là có thể giúp ít nhiều thông tin về Păr Kếh. May mắn cho chúng tôi là già bản Ăm Nhờ – Chủ tịch Hội người Cao tuổi xã nên không khó tìm. Tên thật của già là Hồ Cu Chánh nhưng phong tục, tập quán của đồng bào Pa Cô đều gọi là Ăm Nhờ, theo tên người con gái đầu. Lúc chúng tôi tìm đến thì già Ăm Nhờ lại đang tham dự Ngày hội Đại đoàn kết của bản Kỳ Rỹ vào sáng 15/11.
Cảm thông chúng tôi vượt đường xa hơn 100km phải đợi lâu, một cán bộ của xã tận tình xuống Kỳ Rỹ tìm giúp. Nghe có người dưới xuôi lên hỏi về đời sống của đồng bào, già Ăm Nhờ nhận lời ngay. Khác với một số người từ chối trả lời về cây Păr Kếh trong vẻ hoảng hốt, sợ hãi, bất ngờ thay khi già trải lòng một cách nhiệt tình.
Sinh ra và lớn lên ngay tại Kỳ Rỹ rồi tham gia bộ đội, thuộc Ban Kinh tế Khu ủy Bình Trị Thiên, đến năm 1978 thì ông về hưu. Như bao người dân bản làng, chuyện cây bùa tình yêu hay cây chia rẽ tình yêu đều được truyền miệng bởi những giai thoại, vừa có phép màu lẫn sự rùng rợn chưa bao giờ thôi dứt trên rẻo cao.
- Bố đã từng thấy cây Păr Kếh chưa?
Video đang HOT
- Bố chỉ nghe kể thôi, cây thân nhỏ, lá mỏng. Hầu như ai cũng nghe kể lại chứ không biết.
Cuộc trò chuyện vô tình đưa già Ăm Nhờ về ký ức năm tháng tuổi trẻ, không kém phần ly kỳ vận vào bản thân mà đến giờ vẫn khiến ông chưa lý giải được. Ông kể ông và vợ (người vợ đầu tiên đã qua đời) đến với nhau bằng tình yêu chứ không gán ép hay bùa ngải gì. Trong lúc đang mặn nồng thì bỗng dưng cả hai quay ra ghét nhau. Không mâu thuẫn, không hiểu nhầm nhưng ghét cay đắng, muốn chấm dứt tình nghĩa vợ chồng, mỗi người mỗi phương. Đôi bên gia đình cố tìm hiểu để hóa giải cũng rơi vào tuyệt vọng.
Một hôm, người anh trai nghi vợ chồng người em đã bị dính bùa “chia rẽ tình yêu” và phải giải gấp. Mỗi người bị đưa ra một nơi khác nhau rồi bắt nhìn vào một cái máng nước. Chẳng biết người anh thầm chú gì nhưng sau đó thì ông thấy người nhẹ nhõm hẳn. Buổi cơm chiều hôm đó, vợ ông bất ngờ từ nhà mẹ đẻ về, thái độ khác hẳn. Không còn đôi mắt hằn tia máu, không còn khuôn mặt đanh lại lạnh lùng, bà trở lại cái giọng dịu dàng, ánh mắt vợ chồng lại chan chứa như chưa hề có cuộc chia ly. “Anh vào ăn cơm cho nóng”, câu nói ấy đến giờ vẫn khắc trong tâm khảm ông, vẫn vọng lên mỗi khi có ai đó nhắc đến bùa ngải chia cắt tình yêu.
“Sau này Bố được người nhà cho biết chứ bản thân không hề hay. Chỉ băn khoăn là nó trùng hợp ngẫu nhiên với những giai thoại truyền lại, bỗng dưng đang thương yêu mà ghét nhau tận xương tủy” – già Ăm Nhờ chia sẻ.
Người dân rẻo cao không còn tin chuyện bùa ngải nhưng vẫn sợ mỗi khi nhắc đến.
Không ngờ đề tài của chúng tôi lại thu hút nhiều già bản khác. Ông Vỗ Thư (97 tuổi), cũng từng làm cán bộ, vô tình góp vào câu chuyện kỳ bí này. “Có lẽ tác dụng chỉ có phá hơn vun đắp nên dù có ai biết cây Păr Kếh cũng chẳng dại gì kể, vì rứa loại bùa “cắt tình” càng được đồn thổi, nhất là chuyện người mang dã tâm hại đôi lứa luôn chịu cảnh thê thảm” – cụ Thư nói.
Nhiều người cho hay, trước năm 1990, có một phụ nữ Pa Cô được cho là biết nhiều bùa ngải, trong đó có “thuốc” Păr Kếh hại người. Đến năm 1992, phụ nữ này trải qua giai đoạn vật vã ốm đau mới… chết được, họ càng tin lời nguyền là sự thật. Và kể cũng lạ, từ ngày người phụ nữ đó qua đời, chuyện như bị bùa ngải không còn thấy nữa. Trong cuộc trò chuyện, đôi lúc dân bản dùng tiếng Pa Cô để nói với nhau, càng ra vẻ thần bí khiến chúng tôi thêm hiếu kỳ. Gặng hỏi thì các già cho biết vẫn còn có nghi ngờ liên quan bùa ngải nên tiếp tục theo dõi, phát hiện là báo chính quyền xử lý ngay và nghiêm.
Chúng tôi tiếp tục gặp một số thanh niên ở dọc tuyến Lìa như A Xing, A Dơi, A Túc hỏi chuyện. “Không ai khẳng định nhưng cũng chẳng ai phủ nhận, chuyện xưa kể lại thôi, lớp trẻ chúng tôi nghe qua ông bà, bố mẹ thì biết rứa. Tuy nhiên, có người tính tình cộc cằn, uống rượu hay đánh vợ, đánh con, vợ bỏ là phải, rứa mà kêu có kẻ thù ghét bỏ Păr Kếh để ngụy biện cho việc sai trái của chính mình dẫn đến nghi ngờ lung tung, gây mất đoàn kết. Riêng về cây bùa tình yêu, nhiều người cũng oan lắm. Hễ lấy được vợ đẹp họ lại xì xào do dùng bùa, ôi đủ thứ…” – Hồ A Tun bày tỏ.
Có thời điểm, nhiều bản làng rẻo cao bỗng nhiên có nhiều khách lạ từ xuôi tìm đến để tìm bùa yêu, dở khóc dở cười. Trong khi đồng bào đang nói không với hủ tục lạc hậu, mê tín thì thẳm sâu đôi mắt những kẻ si tình ấy, mọi đồn thổi đều mang phép màu lung linh, bí ẩn. Cũng như về Păr Kếh, đến hôm nay vẫn chưa thoát ra khỏi sự kỳ bí từ trong những câu chuyện đồn thổi vọng về.
Theo Bảo Hà (Báo Công an Đà Nẵng)
Quảng Trị: Tồn 1.000 tấn cá nục, kêu gọi Chủ tịch huyện đi bán cá
Trước tình trạng cá nục hấp sấy khô của người dân bị tồn đọng khoảng 1.000 tấn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: "Nếu cá tôm của dân đọng lại không bán được thì chủ tịch huyện đi bán cá vẫn tốt".
Hơn hai tháng trở lại đây, việc xuất khẩu cá nục hấp sấy khô sang Trung Quốc ở huyện Gio Linh gặp khó khăn. Phía Trung Quốc yêu cầu chủ hàng có giấy chứng nhận nguồn gốc cá và an toàn thực phẩm.
Cá nục hấp sấy khô của người dân huyện Gio Linh bị tồn kho khoảng 100 tấn, rất khó giải quyết. Ảnh: N.V
Tuy nhiên người dân cho biết, số cá này được thu mua trực tiếp từ ngư dân địa phương và sản xuất thủ công, không có nhãn mác nên không đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Theo thống kê sơ bộ, tại thị trấn Cửa Việt và xã Gio Việt (huyện Gio Linh) hiện tồn kho khoảng 1.000 tấn cá nục hấp sấy khô.
Ông Nguyễn Duy Liệu (trú Gio Việt) cho biết, hiện còn tồn kho khoảng 100 tấn cá nục khô do không tiêu thụ được, trong khi đó mỗi tháng ông phải trả 100 triệu đồng tiền điện để cấp đông, bảo quản số hàng này.
Bà Nguyễn Thị Non (trú Gio Việt) cho biết, cũng đang tồn kho 40 tấn cá nục hấp sấy khô, mỗi tháng tiêu tốn hơn 60 triệu đồng tiền ký gửi, tiền điện...
"Nếu tồn kho lâu tôi sợ hàng sẽ hư hỏng, không thể bán được nữa" - bà Non nói.
Cá không bán được, các lò hấp sấy khô ngừng hoạt động dẫn đến hàng trăm lao động tại địa phương mất việc làm. Giá cá nục cũng lao dốc không phanh, từ 15.000 đồng/kg xuống còn 7.000-8.000 đồng/kg, thu nhập của ngư dân giảm sút rõ rệt.
Các lò hấp sấy cá ngừng hoạt động khiến nhiều người mất việc làm, giá cá nục tươi cũng giảm nửa giá.Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Nguyễn Thanh Thương, Chủ tịch UBND xã Gio Việt cho hay, đang kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị xây dựng thương hiệu sản phẩm để thuận lợi hơn trong việc xuất bán cá nục hấp sấy khô đi ra thị trường.
Trước thực trạng đáng buồn trên, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho hay, lỗi là do các cơ quan chức năng không sớm hướng dẫn người dân làm thủ tục về xuất xứ hàng hoá, nguồn gốc sản phẩm. Khi Trung Quốc thay đổi phương thức nhập khẩu, kiểm soát chặt chẽ hơn về nguồn gốc sản phẩm, bà con nông dân không có giấy tờ chứng minh nên không thể xuất hàng, dẫn đến tồn kho.
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, nếu hàng tồn kho thì chủ tịch huyện cần tìm cách giải quyết cho dân. Ảnh: Ngọc Vũ
Theo ông Chính, các cấp ngành phải cùng nhau nghĩ cách để giải quyết cho bà con. Trách nhiệm đầu tiên là UBND huyện Gio Linh, cùng với Sở KHCN, NNPTNT tìm đầu ra cho sản phẩm; đồng thời hướng dẫn bà con về lâu dài phải làm các thủ tục liên quan đến nguồn gốc hàng hoá.
"Nếu cá tôm của dân đọng lại không bán được thì chủ tịch huyện đi bán cá vẫn tốt, không xấu hổ gì cả. Chủ tịch huyện không phải ra chợ bán mà đem sản phẩm để giới thiệu ở những thị trường có thể sử dụng được. Ngay cả chủ tịch, bí thư tỉnh, nếu có nhiều sản phẩm ế đọng thì chúng tôi cũng đi bán, đi để giới thiệu, quảng bá" - ông Chính nói.
Theo ông Chính, từ một vấn đề như giải quyết hàng tồn đọng cho bà con nông dân sẽ tạo thành thói quen nhanh nhạy cho chính quyền địa phương, các cấp sở ngành trong xử lý vướng mắc giúp nhân dân.
Theo Danviet
BĐBP Quảng Trị đấu tranh thành công 5 chuyên án ma túy Đó là thông tin được đưa ra trong hội nghị sơ kết công tác biên phòng 6 tháng đầu năm 2019 của Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị tổ chức vào chiều 18-7. Lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị tặng bằng khen cho các tổ chức, cá nhân đạt thành tích trong 6 tháng đầu năm 2019. Ảnh: Mạnh Hùng Theo...