Quảng Trị, Gia Lai: Phong tỏa nhiều khu vực phát hiện F0
Sau khi phát hiện nhân viên làm việc tại Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà dương tính với SARS-CoV-2, tỉnh Quảng Trị quyết định phong tỏa Trung tâm Y tế này để thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Ngày 27/8, tỉnh Quảng Trị quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch đối với các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố Đông Hà liên quan đến trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, phong tỏa Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà (địa chỉ 83 Lê Lợi, phường 5, thành phố Đông Hà), nơi nhân viên y tế làm việc.
Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà tạm thời được phong tỏa do phát hiện nhân viên dương tính.
Cách ly y tế khu vực dân cư đường Nguyễn Trãi, thuộc khu phố 4, phường 1, thành phố Đông Hà.
Cách ly y tế Trạm Y tế phường 1 (đường Nguyễn Trãi, phường 1, thành phố Đông Hà).
UBND tỉnh Quảng Trị giao Sở Y tế chủ trì, hướng dẫn UBND thành phố Đông Hà triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống dịch.
Cùng với quyết định trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị – ông Võ Văn Hưng cũng ký công văn chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo đó, bắt đầu từ ngày mai (28/8) các quán ăn, nhà hàng, quán cà phê, giải khát dừng phục vụ tại chỗ, chỉ được bán hàng mang đi, khuyến khích bán hàng online, bán hàng qua mạng.
Dừng các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; đối với những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng và những hoạt động giáo dục thì người đứng đầu quyết định việc tổ chức và chịu trách nhiệm về an toàn phòng dịch. Không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Gia Lai: Một gia đình 3 người dương tính với SARS-CoV-2, nhiều điểm bị phong tỏa
Video đang HOT
Ngày 27/8, tỉnh Gia Lai vừa ghi nhận 5 trường hợp dương tính với SASR-CoV-2, trong đó có 3 người trong một gia đình.
Cụ thể, một trường hợp đang thực hiện cách ly tập trung tại Khách sạn Pleiku. Đây là bệnh nhân có liên quan đến 2 tài xế xe tải chạy tuyến Gia Lai – Đà Nẵng chở rau cho chợ đầu mối Hòa Cường, TP Đà Nẵng.
Một trường hợp trú tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh đã điều trị khỏi, xuất viện về thực hiện cách ly y tế tại nhà và tái dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện ngành chức năng đang tiến hành tiến hành truy vết đối với các trường hợp có liên quan đến F0.
3 trường hợp mới ghi nhận dương tính với SASR-CoV-2 là ở cùng một gia đình tại thành phố Pleiku; phát hiện qua lấy mẫu xét nghiệm khu vực trọng điểm.
Hiện lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương thực hiện truy vết đối với các trường hợp có liên quan đến F0 là tài xế xe Đức Đạt tại số 26 Phan Đình Phùng, bãi xe 275 Lê Đại Hành và một số địa điểm tại TP Pleiku (Gia Lai).
Đồng thời, thực hiện khoanh vùng, phong tỏa tạm thời các điểm dịch tễ có liên quan đến trường hợp F0 khác.
Từ 28/5 – 26/8, tại Gia Lai, đã ghi nhận 465 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó đã có 111 trường hợp xuất viện, hiện còn 354 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai, Bệnh viện 331, Bệnh viện lao và bệnh phổi, Bệnh viện YDCT và PHCN tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Ia Pa.
Ổ dịch Thanh Xuân Trung: Bài học lớn từ tình trạng "trong lỏng, ngoài chặt"
Ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với số F0 vượt 100 ca chỉ sau 4 ngày bùng phát và trở thành điểm nóng nhất của Thủ đô.
Điển hình của tình trạng "trong lỏng, ngoài chặt"
Chỉ sau 4 ngày bùng dịch, đã có 110 F0 được phát hiện tại phường Thanh Xuân Trung, tập trung tại ngõ 328 và ngõ 330 Nguyễn Trãi.
Các bệnh nhân ghi nhận tại phường Thanh Xuân Trung chủ yếu liên quan đến các chợ, siêu thị trên địa bàn phường.
"Điểm nóng" Thanh Xuân Trung nhìn từ trên cao.
Sau khi xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, lực lượng chức năng cũng đã phong tỏa ngõ 328 và 330 đường Nguyễn Trãi với hơn 2.000 người. Nhiều lớp hàng rào, chốt trực đã được dựng lên tại đây.
Ngày 25/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã đến kiểm tra việc thực hiện giãn cách trong khu phong tỏa tại ngõ 328 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân. Đáng chú ý, trong thời điểm Chủ tịch Chu Ngọc Anh đi kiểm tra, một số người dân vẫn đi lại trong khu phong tỏa. Người đứng đầu thành phố nêu rõ đây là những "lỗ hổng" trong "vùng đỏ" rất nguy hiểm.
Ngày 25/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã đến kiểm tra việc thực hiện giãn cách trong khu phong tỏa tại ngõ 328 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.
"Ổ dịch tại Thanh Xuân Trung hiện nay là điển hình của tình trạng "ngoài xanh, trong đỏ", "trong lỏng, ngoài chặt" dẫn đến dịch lây nhiễm rất rộng và phức tạp", đó là nhận định của PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, trong cuộc trao đổi với Dân trí.
Cũng theo PGS Hùng, chỉ số lây nhiễm cao - trung bình một F0 làm lây nhiễm thứ phát cho 10 - 15 người khác trong cùng khu vực - được ghi nhận ở một số vụ dịch gần đây trên địa bàn, cũng đã cho thấy "trong lỏng, ngoài chặt" không phải là tình trạng của riêng vụ dịch ở Thanh Xuân Trung.
"Trong lỏng ngoài chặt tức là chúng ta đã kiểm soát tương đối tốt ở đầu mỗi ngõ phố, mỗi khu chung cư, tòa nhà nhưng ở bên trong thì vẫn còn lỏng lẻo, người dân vẫn tụ tập, chơi đùa thì chắc chắn không thể "an toàn" được", PGS Hùng phân tích.
"Trong lỏng, ngoài chặt" không phải là tình trạng của riêng vụ dịch ở Thanh Xuân Trung (Ảnh minh họa).
Chuyên gia này dẫn chứng trường hợp một số nơi dựng mỗi thanh chắn và treo biển "Vùng xanh an toàn", nhưng lại không kiểm soát chặt người ra vào, đặc biệt là với những người đi chợ, mua sắm ở siêu thị, thậm chí là thực hiện lén lút các dịch vụ không cho phép trong thời gian giãn cách như cắt tóc, gội đầu...
PGS Hùng nhấn mạnh: "Vụ dịch ở Thanh Xuân Trung cũng nằm trong tình huống này. Người dân không tuân thủ tốt quy định giãn cách ngay tại khu dân cư. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng không kiểm soát chặt mọi đối tượng ra vào ở các khu vực tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch. Những yếu tố này làm cho việc kiểm soát, khống chế dịch trở nên phức tạp, khó khăn hơn nhiều".
Theo CDC Hà Nội, chùm ca bệnh tại phường Thanh Xuân Trung đã đến chu kì lây nhiễm thứ 2 - 3. Đáng chú ý, đặc điểm của khu vực bùng phát dịch có mật độ dân cư cao, ngõ, ngách nhỏ, có khu tập thể cũ nên khả năng tiếp xúc rất lớn.
Ngoài ra, có tình trạng người dân "ngại" khai báo lịch trình di chuyển, vì lo bị xử phạt, khi thành phố vẫn đang trong thời gian giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16, gây khó khăn trong việc phát hiện sớm các ca bệnh.
Biện pháp đặc thù cho khu vực "phố nhỏ, ngõ nhỏ, người đông"
Theo nhận định của PGS Hùng, thực tế thời gian qua, Hà Nội đã khống chế dịch bùng phát rất hiệu quả. Điều này thể hiện ở cả về mức độ xảy ra dịch, cũng như khả năng khống chế dập dịch nhanh, hiệu quả tại các ổ dịch phức tạp.
Khu vực phong tỏa tại phường Thanh Xuân Trung.
Để hạn chế xảy ra các vụ dịch tương tự như ở Thanh Xuân Trung, Hà Nội cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa việc tuân thủ giãn cách, quy định 5K của người dân ở bên trong mỗi khu chung cư, mỗi tòa nhà, mỗi đường làng ngõ xóm.
Tại các khu vực "phố nhỏ, ngõ nhỏ, người đông" đặc thù của vùng nội đô, theo PGS Hùng, để kiểm soát dịch, cần tăng cường giám sát qua camera và xử phạt nghiêm minh những người vi phạm.
Để làm tốt việc này, chính quyền cơ sở (phường, xã), tổ dân phố, tổ Covid-19 cộng đồng có vai trò rất quan trọng. Họ vừa tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ người dân trong việc chấp hành nghiêm quy định giãn cách. Việc kiểm soát người mua sắm cũng cần thực hiện cả ở các siêu thị, quầy tạp hóa chứ không chỉ ở mỗi khu chợ truyền thống như hiện nay.
Để làm tốt việc kiểm soát dịch bệnh, chính quyền cơ sở (phường, xã), tổ dân phố, tổ Covid-19 cộng đồng có vai trò rất quan trọng (Ảnh minh họa).
"Cần nhấn mạnh rằng, chính quyền cơ sở, tổ dân phố, tổ Covid-19 cộng đồng có vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng quyết định việc đưa biện pháp chống dịch của thành phố vào cuộc sống. Do đó, lực lượng này cần bám sát và hỗ trợ người dân nhiều hơn, thực hiện nhiệm vụ quyết liệt hơn", PGS Hùng nêu quan điểm.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành văn bản gửi các cơ quan liên quan về việc tăng cường các biện pháp chống dịch trên địa bàn thành phố.
Trong đó, có nội dung về việc yêu cầu các cơ quan liên quan tuyên truyền mạnh hơn, hiệu quả hơn để người dân nắm rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và thực hiện nghiêm quy định của thành phố, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, "ai ở đâu ở nguyên đó".
Vận động đến từng hộ gia đình không ra ngoài khi không có lý do chính đáng; ký cam kết thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch tại khu dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm...
Phong tỏa một điểm tiêm chủng ở Hà Đông Quận Hà Đông phong tỏa điểm tiêm chủng ở tầng 3 tòa nhà NewSkyline, khu đô thị Văn Quán, sau khi xác định một F0 từng đến đây. Chiều 26/8, bà Cấn Thị Việt Hà, Chủ tịch UBND quận Hà Đông, cho biết phong tỏa tạm thời khu vực trên để phun khử khuẩn. Điều tra dịch tễ cho thấy, năm ngày trước...