Quảng Trị: Dân vẫn “bồi dưỡng” cho cán bộ để làm thủ tục suôn sẻ
Khảo sát của Dự án Dân chấm điểm M-Score ghi nhận có tỷ lệ người dân trả lời phỏng vấn phải nộp tiền không phiếu thu tại các huyện. Nhiều trường hợp người dân có tâm lý phải “bồi dưỡng” cán bộ để quá trình làm thủ tục suôn sẻ hơn.
Sáng 17.3, Hội nghị tổng kết 2 năm triển khai sáng kiến dân chấm điểm M.Score và công bố kết quả năm 2016 được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp Tổ chức Oxfam tổ chức diễn ra sôi nổi, nhiều ý kiến thẳng thắn.
Bệnh nhân chấm điểm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị thông qua máy.
Quảng Trị được lựa chọn triển khai sáng kiến Dân chấm điểm M.Score đầu tiên trên cả nước vào tháng 10.2014. Dự án nhằm thiết lập cơ chế đơn giản, thuận tiện và hiệu quả để đánh giá chất lượng dịch vụ công tại cấp cơ sở cho người dân. Qua đó hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính minh bạch cũng như sự tiếp cận bình đẳng cho các nhóm yếu thế và tạo công cụ giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ công cho các cơ quan nhà nước và cơ quan dân cử.
Video đang HOT
Đến hết năm 2016, đã có gần 18.000 người dân được tổng đài Dân chấm điểm tiếp cận khảo sát. Bên cạnh đó, đường dây nóng 1800.8081 hoạt động ổn định, được nhiều người biết đến và tin tưởng hơn trong việc cung cấp thông tin phản ánh.
Ông Lê Đặng Trung, Giám đốc Công ty phân tích thời gian thực hiện RTA (đơn vị thực hiện điều tra khảo sát) cho biết, khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của người dân nâng từ 7,5 điểm cuối năm 2014 lên 8-8,2 điểm cuối năm 2016. Qua đó, góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI cuối năm 2015 lên 10 bậc so với năm 2014.
Tuy nhiên, vẫn có hơn 40% hồ sơ, thủ tục nộp người dân tại văn phòng 1 cửa bị quá hạn giải quyết. Nguyên nhân do xử lý chậm trễ hoặc chậm nhập dữ liệu lên hệ thống… Đặc biệt, vẫn còn tỷ lệ người dân trả lời phỏng vấn cho biết phải nộp không phiếu thu. Cụ thể có 156 trường hợp nộp tiền không phiếu thu tại các huyện.
Tại hội nghị, các đại biểu đề nghị dự án cần tập trung xoáy sâu, làm rõ những trường hợp nộp tiền không phiếu thu ở bộ phận nào để điều tra, xử lý.
Theo Danviet
Từ 10/3, nhiều công sở Hà Nội làm việc sáng thứ 7
Để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, nhiều cơ quan hành chính sẽ làm việc vào thứ 7 và công chức làm việc thời gian trên được nghỉ bù.
Theo quyết định do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ban hành, các cơ quan tổ chức làm việc vào sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ khác theo quy định) để tiếp nhận, giải quyết toàn bộ thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết.
Nhiều cơ quan hành chính ở Hà Nội sẽ làm việc vào sáng thứ 7. Ảnh minh họa: Giang Huy.
Những đơn vị thuộc đối tượng trên gồm các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Tư pháp; Giao thông Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quy hoạch - Kiến trúc; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các phường, thị trấn.
Các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại thành phố cũng sẽ tổ chức làm việc vào thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của cơ quan ngành dọc cấp trên.
Với chính quyền cấp xã, việc làm vào thời gian trên được căn cứ nhu cầu thực tế để quyết định. Tương tự, các tổ chức hành chính trực thuộc Sở, cơ quan ngang Sở (các Chi cục và tổ chức tương đương)... cũng căn cứ nhu cầu thực tế, để quyết định làm việc sáng thứ 7.
Cán bộ, công chức làm thứ 7 được nghỉ bù, trường hợp cơ quan không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ.
Thời gian bắt đầu thực thi quyết định là 10/3.
Võ Hải
Theo VNE
Sở Nội vụ gửi thư xin lỗi quận vì trễ hẹn trả hồ sơ Sở Nội vụ TPHCM vừa có thư xin lỗi khi trễ hẹn giải quyết hồ sơ bổ nhiệm ngạch viên chức của UBND quận 8. Đây là lần đầu tiên cơ quan nhà nước của TP xin lỗi nhau vì trễ hẹn giải quyết công việc. Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Hoài Trung - Phó Giám đốc Sở Nội vụ...