Quảng Trị có nhiều sản phẩm OCOP là đặc sản, dược liệu
UBND tỉnh Quảng Trị vừa quyết định công nhận 38 sản phẩm tham gia và được xếp hạng trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021; trong đó có 9 sản phẩm xếp hạng 4 sao, 29 sản phẩm xếp hạng 3 sao.
Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020. Ảnh: baoquangtri.vn
Qua 3 năm triển khai OCOP từ năm 2019 – 2021, tỉnh đã có 91 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao và 4 sao. Trong số 38 sản phẩm OCOP năm 2021, có nhiều sản phẩm là đặc sản địa phương. Điển hình là sản phẩm OCOP “Gà Cùa Tâm Bắc” ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ được xếp hạng 3 sao.
Gà Cùa được người dân địa phương nuôi thả ở vùng gò đồi dưới những vườn cây công nghiệp dài ngày như: cao su, hồ tiêu, mít. Tại đây ban ngày gà Cùa tự tìm kiếm thức ăn tự nhiên, đến tối gà tìm đến những cành cây để ngủ. Do đó, gà Cùa được người tiêu dùng biết đến là loại gà ngon, sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Gà Cùa rất được thị trường ưa chuộng và có giá bán cao, ổn định từ 100.000 – 110.000 đồng/kg.
Ngoài ra còn nhiều sản phẩm OCOP là đặc sản của địa phương như: Bánh tét mặt trăng Đại An Khê, Ném Hải Dương, Ruốc bột Thâm Khê – Hải Khê, Đậu xanh hạt tằm Vĩnh Giang.
Trong tổng số 91 sản phẩm OCOP ở Quảng Trị, có gần một nửa sản phẩm là từ cây dược liệu hoặc có nguồn gốc nguyên liệu từ cây dược liệu như: Cà gai leo, chè vằng, an xoa. Nguồn nguyên liệu từ cây dược liệu đã giúp tỉnh đa dạng hóa sản phẩm OCOP bao gồm thực phẩm tươi sống, chế biến thành đồ uống, thảo dược…
Video đang HOT
Cam Lộ là địa phương có vùng chuyên canh cây dược liệu lớn nhất và có nhiều sản phẩm OCOP từ loại cây này nhất tỉnh Quảng Trị. Địa phương này hiện có trên 150 ha cây dược liệu; trong đó có 65 ha chè vằng, 15 ha cà gai leo, 3,5 ha an xoa, 60 ha nghệ và gần 10 ha các cây dược liệu khác như: ba kích tím, hương bài, hà thủ ô đỏ, đinh lăng. Giá trị cây dược liệu mang lại cao gấp 2 – 3 lần trên cùng diện tích so với trồng rừng hoặc sắn.
Theo Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Trị, bao bì và nhãn mác các sản phẩm OCOP có tính thẩm mỹ ngày càng cao. Chủ cơ sở sản xuất cũng đã chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ vào khâu sơ chế, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để tăng giá trị.
Quảng Trị: Vai trò của HTX trong việc đưa nông sản "lên sàn"
Hợp tác xã (HTX) không chỉ làm tốt vai trò "bà đỡ" cho nông dân trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản, mà còn tạo sự cộng hưởng, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị hàng hóa, nông sản chủ lực của địa phương.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của nhiều hợp tác xã (HTX) trong tỉnh còn mờ nhạt, cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Rào cản khi đưa nông sản "lên sàn"
Hiện, toàn tỉnh Quảng Trị có 291 HTX nông nghiệp và 1 liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012, chủ yếu là loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp 223 HTX, chiếm 77%; 58 HTX trồng trọt, chiếm 20%; 6 HTX chăn nuôi, chiếm 2,1%; còn lại các HTX lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ thấp.
Các HTX còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong xây dựng HTX theo đúng tính chất kiểu mới. Đa số các HTX có ít nguồn vốn để hoạt động, trang thiết bị lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chưa xây dựng được chuỗi liên kết, sức cạnh tranh kém.
Qua 3 năm triển khai thực hiện xây dựng HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh, đến nay toàn tỉnh đã có 51 HTX đạt tiêu chí kiểu mới. Số HTX ứng dụng công nghệ cao tính đến hết năm 2020 khoảng 5% (16 HTX).
Trong đó, số lượng HTX áp dụng công nghệ trong canh tác, nuôi trồng, bảo quản 8 HTX; công nghệ tự động hóa 7 HTX, công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh là 1 HTX.
Về HTX tham gia sản phẩm OCOP, đến nay toàn tỉnh có 53 sản phẩm OCOP của tỉnh giai đoạn 2019 - 2020, có 7 sản phẩm OCOP được công nhận cho chủ thể là HTX nông nghiệp từ 3 - 4 sao (chiếm 13% sản phẩm OCOP toàn tỉnh), trong đó có 2 sản phẩm của HTX nông nghiệp đạt 4 sao (chiếm tỷ lệ 28% tổng số sản phẩm đạt 4 sao của tỉnh). Năm 2021, dự kiến có thêm 4 HTX có đạt phẩm OCOP, nâng số HTX có sản phẩm OCOP lên 11 HTX.
Thực trạng của các HTX nông nghiệp như đã nêu ở trên cho thấy sẽ có nhiều rào cản khi góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, phát triển kinh tế số nông nghiệp. Trước hết, qua kết quả phân loại chỉ có 22% HTX đạt loại tốt và chỉ có 19% HTX có tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Tuy nhiên tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp của 19% HTX này vẫn mang nặng phương thức truyền thông do toàn tỉnh chỉ có 1 HTX áp dụng tốt công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh. Tiềm lực kinh tế của HTX còn yếu cũng là một thách thức khi tham gia nền tảng thương mại số.
Những việc cần làm
Trong công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn, một số sản phẩm có sản lượng lớn như tôm, gia súc, gia cầm, ném, rau củ quả... chủ yếu xuất bán sản phẩm thô, chưa qua chế biến. Nhiều DN, HTX, cơ sở sản xuất chưa chú trọng việc xây dựng và duy trì các loại chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng.
Hầu hết các HTX chỉ tập trung thực hiện các dịch vụ đầu vào; quy mô cung cấp dịch vụ còn nhỏ, chủ yếu quy mô đội, thôn; số lượng thành viên sử dụng dịch vụ HTX còn thấp; nhiều HTX theo xu hướng phục vụ thay vì cung cấp dịch vụ. Hầu hết HTX chưa phát triển các dịch vụ tạo giá trị gia tăng trong khâu sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Để HTX nông nghiệp trong tỉnh tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, cần tiếp tục tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ chủ chốt HTX để nâng cao trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX, về thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP).
Tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ thí điểm cán bộ trẻ có trình độ đại học về làm việc tại HTX của các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa để hỗ trợ các HTX, nhất là trong khâu tham gia sàn thương mại điện tử.
Tạo điều kiện để các HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác và các cá nhân tham gia xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ giới thiệu sản phẩm hàng hóa tiêu biểu ra thị trường; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử với nguồn kinh phí hợp lý.
Tỉnh và ngành nông nghiệp cần ưu tiên dành một nguồn kinh phí hằng năm để thúc đẩy các nội dung hỗ trợ phát triển HTX, đặc biệt là hỗ trợ hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại gắn với đào tạo về công nghệ thông tin cho cán bộ chủ chốt các HTX nông nghiệp.
Tổ chức đào tạo, hướng dẫn kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; cách thức đăng ký tài khoản thanh toán, tài khoản mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử và hoạt động tác nghiệp trên sàn thương mại điện tử...
Quảng Trị: Huy động gần 1.500 tỷ đồng viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam, nguồn vốn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài đã giúp tỉnh Quảng Trị phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế; hỗ trợ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhất là...