Quầng thâm mắt và những nguyên nhân chẳng ai có ngờ tới
Hầu như ai trong chúng ta cũng từng phải đối mặt với quầng thâm dưới mắt. Sau đây là những nguyên nhân gây quầng thâm mắt bạn nên biết.
Di truyền: Đối với nhiều người, quầng thâm mắt mang tính di truyền. Một trong những nhân tố di truyền gây quầng thâm mắt là sự tích tụ các tế bào hắc tố dưới mắt, hoặc do các mạch máu lồi ở vùng mí dưới.
Dụi mắt: Dụi mắt liên tục có thể gây quầng thâm hoặc khiến quầng thâm rõ rệt hơn. Ở một số người, dụi mắt gây viêm, làm mạch máu nở rộng và trở nên rõ thấy hơn. Dụi mắt cũng có thể làm vỡ mạch máu dưới mắt gây bầm tím.
Thiếu nước: Khi cơ thể thiếu nước, vùng má và mắt hóp lại, khiến mắt bạn thâm quầng. Thêm vào đó, thiếu nước làm da xỉn màu, khiến cho các khuyết điểm trên khuôn mặt càng rõ ràng hơn.
Dị ứng: Dị ứng kích thích sản sinh histamin để chống lại các vi khuẩn gây dị ứng. Histamin khiến mắt sưng và khô, dẫn đến quầng thâm mắt. Histamin còn làm các mạch máu giãn nở, khiến chúng trông rõ rệt hơn.
Sắc tộc: Nghiên cứu cho thấy quầng thâm xuất hiện nhiều hơn ở người da màu. Chuyên gia cho rằng đó là do lượng melanin khác nhau ở các cá thể thuộc các sắc tộc khác nhau.
Video đang HOT
Mỏi mắt: Bên cạnh stress, các vấn đề về thị lực và ánh sáng yếu thì các màn hình điện tử cũng tăng áp lực lên mắt, khiến các mạch máu giãn nở. Hậu quả là các quầng thâm sẽ hình thành dưới mắt.
Các vấn đề về giấc ngủ: Không chỉ thiếu ngủ mà ngủ quá nhiều, thức quá khuya và suy nhược cơ thể đều có thể gây quầng thâm mắt. Thiếu ngủ khiến da mỏng hơn, làm lộ các mạch máu dưới mắt; hoặc có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng ở dưới mắt làm sưng bọng mắt.
Dụi mắt: Dụi mắt liên tục có thể gây quầng thâm hoặc khiến quầng thâm rõ rệt hơn. Ở một số người, dụi mắt gây viêm, làm mạch máu nở rộng và trở nên rõ thấy hơn. Dụi mắt cũng có thể làm vỡ mạch máu dưới mắt gây bầm tím.
Ánh nắng mặt trời: Khi tiếp nhận quá nhiều ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản sinh melanin. Melanin làm cho da bị sạm, đồng thời khiến vùng da dưới mắt trở nên tối màu hơn. Vì vùng da dưới mắt nhạy cảm hơn nên sự thay đổi sẽ nhanh chóng và rõ rệt hơn các vùng da khác.
Dị ứng: Dị ứng kích thích sản sinh histamin để chống lại các vi khuẩn gây dị ứng. Histamin khiến mắt sưng và khô, dẫn đến quầng thâm mắt. Histamin còn làm các mạch máu giãn nở, khiến chúng trông rõ rệt hơn.
Sắc tộc: Nghiên cứu cho thấy quầng thâm xuất hiện nhiều hơn ở người da màu. Chuyên gia cho rằng đó là do lượng melanin khác nhau ở các cá thể thuộc các sắc tộc khác nhau.
Hút thuốc: Bên cạnh tuổi tác, hút thuốc là nguyên nhân chính gây nếp nhăn, khiến cho quầng thâm mắt rõ rệt hơn. Các chất hóa học trong thuốc lá phá vỡ collagen và elastin, khiến da mỏng hơn và dễ bị thâm quầng hơn.
Theo kienthuc.net.vn
Những nguyên nhân không ngờ gây quầng thâm dưới mắt
Quầng thâm dưới mắt có thể khiến bạn trông mệt mỏi và ốm yếu, ngay cả khi khỏe mạnh. Tình trạng này không hề dễ khắc phục.
Quầng thâm dưới mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu nghỉ ngơi, dinh dưỡng kém, ngồi máy tính nhiều, mệt mỏi, thiếu vitamin...Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân không ngờ khiến mắt bị quầng thâm:
Ảnh minh họa.
1. Di truyền
Đôi khi, mặc dù dùng rất nhiều biện pháp để tránh quầng thâm, bạn vẫn có thể bị. Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng này có thể xảy ra do ảnh hưởng di truyền.
2. Dị ứng
Dị ứng được cho là khiến các mạch máu trong cơ thể giãn ra và do vậy khiến da qunah mắt mỏng hơn, mạch máu giãn ở khu vực này khiến chúng bị thâm lại.
3. Chàm
Chàm có thể gây ngứa và dị ứng nhiều. Vì vậy, trong trường hợp khu vực ảnh hưởng là xung quanh mắt bạn thì tình trạng ngứa liên tục và cọ xát da trong khu vực này có thể khiến nó trông tối hơn.
4. Trang điểm
Các hóa chất trong đồ trang điểm có thể ảnh hưởng tới vùng da dưới mắt khiến nó có quầng thâm. Chất lượng của đồ trang điểm cũng đóng vai trò quan trọng.
5. Cấu trúc xương
Trong một số trường hợp, xương mặt của một người được cấu trúc theo cách hõm hơn ở khu vực quanh mắt. Điều này có thể là nguyên nhân lạ khác khiến khu vực quanh mắt trở nên tối hơn.
6. Tĩnh mạch
Có một cụm các tĩnh mạch nhỏ quanh mắt. Ở một số người, chúng có thể dễ quan sát thấy từ bên ngoài, do vậy khiến vùng này sẫm màu hơn.
7. Ánh nắng mặt trời
Ra ngoài ánh nắng mặt trời nhiều mà không dùng kem chống nắng có thể khiến vùng dưới mắt đen sạm vì da quanh mắt mỏng và nhạy cảm nên nó có thể nhanh chóng bị ảnh hưởng.
BS Cẩm Tú
Theo doanhnghiepvn.vn
Những thực phẩm 'càng ăn càng trẻ' chị em ai cũng nên biết Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, cách để kéo dài tuổi xuân tốt nhất chính là bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, có rất nhiều cách để làm đẹp giúp bạn trông trẻ tuổi và tràn đầy sức sống hơn. Tuy nhiên, sử dụng thực phẩm chính là cách an...