Quầng sáng lạ trên bầu trời Đà Lạt
Nhiều quầng sáng lạ đã xuất hiện trên bầu trời Đà Lạt vào sáng nay (13/5).
Khoảng 8 giờ sáng nay, trên bầu trời Đà Lạt (Lâm Đồng) bỗng xuất hiện 3 quầng sáng lạ. Trong đó, một quầng có nhiều màu sắc giống cầu vồng bao quanh mặt trời, hai quầng còn lại màu sáng nhạt nằm ngoài mặt trời.
Người dân ho biết, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến hiện tượng kỳ lạ này. Nhiều người dùng điện thoại di động ghi hình. Đến trưa cùng ngày, quầng sáng quanh mặt trời vẫn còn rất rõ.
Ông Trần Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng, cho biết, đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi độ ẩm không khí thay đổi, nhưng hiện tượng này rất ít gặp.
Sau khi hiện tượng này xuất hiện, một số trường tiểu học đã phải tổ chức giải thích cho học sinh biết đây là một hiện tượng tự nhiên để các em không hoang mang, lo sợ.
Video đang HOT
Quầng sáng lạ trên bầu trời Đà Lạt
Người dân chụp ảnh quầng sáng trên trời
Theo 24h
3 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú diễn ra trong tháng 4
Mưa sao băng diễn ra đêm 21/4, tiếp đó ngày 26/4 sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực một phần và ngày 28/4 sao Thổ sẽ gần Trái đất nhất trong năm.
Theo hội Thiên văn học Việt Nam,thời điểm lý tưởng để quan sát trận mưa sao băng Lyrids sẽ rơi vào đêm 21, rạng sáng ngày 22/4. Tuy vậy, đây chỉ là trận mưa sao băng nhỏ, cùng với ánh trăng ngày 12 âm lịch, người quan sát ở các thành phố sẽ khó có cơ hội quan sát hiện tượng này.
Mưa sao băng Lyrids có tâm điểm là chòm sao Lyra (cây đàn Lia, thường gọi là Thiên Cầm). Nó đã được quan sát từ hơn 2.000 năm trước. Khoảng 1-2h sáng, Lyra lên khá cao trên bầu trời phía Đông, nó dễ dàng được nhận ra vì có 4 ngôi sao xếp thành một hình bình hành. Ngôi sao thứ năm rất sáng, đó chính là sao Vega (Chức Nữ), một trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm.
Nhưng theo các nhà khoa học, hiện tượng được chờ đợi hơn cả là nguyệt thực một phầndiễn ra ngày 26/4 trong một vùng rộng lớn bao phủ một nửa địa cầu gồm châu Phi, châu Âu, châu Á, Ấn Độ Dương và Australia. Trong đó, Việt Nam cũng có thể quan sát toàn bộ hiện tượng.
Đêm 21/4 sẽ diễn ra trận mưa sao băng Lyra
Người quan sát có thể theo dõi nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ khoảng 1h sáng cho tới khi mặt trăng lặn xuống chân trời phía tây lúc hơn 5h cùng ngày. Tuy nhiên thời gian chính thức diễn ra nguyệt thực một phần khoảng 2h54phút sáng, tiến tới cực đại vào khoảng 3h08 phút và kết thúc pha một phần khoảng 3h21 ngày 26/4.
Đây là thời điểm khá thuận lợi cho người muốn quan sát rõ hiện tượng nguyệt thực, vì thời điểm đó, không khí thường trong hơn và ánh đèn cũng ít đi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát. Quan sát hiện tượng nguyệt thực không yêu cầu dụng cụ bảo hộ nào.
Nguyệt thực xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm trên đường thẳng. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất nên chỉ nhận một phần ánh sáng mặt trời. Vì lý do này, mặt trăng có màu đỏ nhạt khi nguyệt thực nửa tối và đỏ sẫm khi nguyệt thực toàn phần hoặc một phần. Trong nguyệt thực một phần tháng này, một phần nhỏ của mặt trăng sẽ có màu đỏ sẫm, phần còn lại nằm trong vùng nửa tối và màu đỏ nhạt.
Tiếp đó, ngày 28/4 là thời điểm sao Thổ sẽ gần Trái đất nhất trong năm. Nếu quan sát bằng mắt thường, người xem chỉ thấy một đốm sáng vàng nhỏ trên bầu trời. Để chiêm ngưỡng hình dạng của hành tinh cùng vành đai đặc biệt của nó, người xem cần có sự hỗ trợ của chiếc kính thiên văn nhỏ.
Theo Dantri
Sự thật về "người ngoài hành tinh" ở VN Những xôn xao, ồn ào về vấn đề người ngoài hành tinh hay UFO xuất hiện ở Việt Nam rồi cũng nhanh chóng nguội lạnh sau khi các nhà khoa học lên tiếng. Vừa qua, bức ảnh được cho là chụp chân dung của người ngoài hành tinh với đôi mắt to lồi, chân tay mảnh khảnh, mang nhiều nét tương đồng với...