Quảng Ninh: Vụ án chưa được làm rõ, tòa đã tuyên án treo
Trong phiên tòa tái xử sơ thẩm dù đã thay chủ tọa nhưng tòa vẫn cố tình “bỏ qua” những tình tiết quan trọng, cho bị cáo hưởng mức án dưới khung.
Hủy vì chưa rõ tình tiết
Theo hồ sơ, khoảng 12 giờ ngày 5/8/2014, Bùi Lai Thành (trú tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đang ngồi ở nhà, thấy Ngô Trung Hiếu đi ngang qua nhà mình, Thành gọi Hiếu vào nói chuyện về mâu thuẫn tranh đất đai giữa hai nhà trước đó.
Khi Hiếu vào đến nhà, Thành liền đóng cửa lại rồi chạy vào buồng ngủ lấy một tuýp sắt dài khoảng 40cm vụt liên tiếp vào sống mũi vào người Hiếu.
Rồi Thành tiếp tục chạy vào lấy một con dao dài 25cm chém vào khuỷu tay và dùng gạch đập vào lưng Hiếu.
Chủ tọa phiên tòa tuyên án dưới khung (Ảnh: Nguyên Dương)
Theo bản kết luận giám định pháp y thương tích số 280/2014/TgT (29/8/2014) của Phòng giám định pháp y, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh kết luận: Anh Hiếu bị sưng nề vùng hàm, nhiều vết sây sước da; Vùng mũi sưng nề, có vết thương dài khoảng 1,5cm; Sưng nề bầm tím khuỷu tay trái; Cẳng tay phải mặt sau 1/3 giữa có vết thương dài khoảng 1,5cm; gãy xương cánh mũi chính giữa…
Những vết thương này khiến sức khỏe của anh Ngô Trần Hiếu bị tổn hại 12%.
Theo kết quả điều tra và căn cứ vào tài liệu, bằng chứng từ phòng giám định pháp y, Viện kiểm sát nhân dân TP.Hạ Long đã truy tố Bùi Lai Thành về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 2, Điều 104 Bộ luật Hình sự (thuộc trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 104 BLHS).
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong quá trình chờ xét xử, anh Ngô Trần Hiếu bất ngờ bị vướng vào một vụ án khác và bị bắt tạm giam.
Đến ngày 2/7/2015, Tòa án nhân dân TP.Hạ Long xét xử vụ án “cố ý gây thương tích” do bị cáo Bùi Lai Thành gây ra.
Trong phiên xét xử này, anh Hiếu vắng mặt nhưng Hội đồng xét xử vẫn quyết định tiến hành. Chính vì vậy, sau phiên sơ thẩm, gia đình anh Hiếu mới biết phiên tòa đã diễn ra, họ vô cùng bức xúc.
Đặc biệt, khi đọc bản án số 135/2015/HSST ngày 2/7/2015 của Tòa án nhân dân TP.Hạ Long thì mọi người mới biết tòa chỉ căn cứ vào tài liệu thẩm tra được tại phiên tòa, chỉ căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên và xét thấy bị cáo đã thừa nhận cáo trạng truy tố bị cáo về tội cố ý gây thương tích để đưa ra quyết định.
Kết thúc phiên xét xử, Tòa tuyên bố bị cáo Bùi Lai Thành phạm tội “cố ý gây thương tích” áp dụng khoản 2, Điều 104 (thuộc trường hợp quy định tại khoản a khoản 1 Điều 104BLHS); Điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Khoản 1, 2 Điều 60 BLHS xử phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Vụ án chưa được làm rõ, tòa đã tuyên án treo
Tại phiên phúc thẩm ngày 17/9/2015, vụ án đã có thêm tình tiết mới qua cuộc đối chất giữa anh Hiếu và bị cáo Bùi Lai Thành. Bị cáo thừa nhận, ngày đánh anh Hiếu còn có mặt em vợ Thành.
Nhưng tại phiên tòa sơ thẩm, Thành khai nhận chỉ có một mình. Điều đó có nghĩa là, em vợ Thành đã bị bỏ xót cộng thêm bị hại Hiếu không có mặt tại phiên sơ thẩm nên Hội đồng xét xử đã tuyên bố hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra và xét xử lại.
Bị cáo Bùi Lai Thành vẫn không chịu thừa nhận hành vi của mình tại phiên sơ thẩm lại. (Ảnh: Nguyên Dương)
Tuy nhiên, phiên xét xử tái sơ thẩm vào ngày 17/11/2015, trong phần xét hỏi, Tòa án nhân dân TP.Hạ Long bỏ qua những tình tiết mà tòa phúc thẩm yêu cầu đã gây bức xúc cho gia đình bị hại.
Trong khi đó, bị cáo Bùi Lai Thành vẫn không chịu thừa nhận hành vi của mình, không thành khẩn nhưng tòa vẫn tuyên bị cáo với mức án như tại phiên sơ thẩm lần đầu.
Lúc này, dư luận đặt câu hỏi rằng: Dường như có điều gì khuất tất đằng sau bản án?
Bởi cơ quan tố tụng tỉnh Quảng Ninh đã không đồng nhất quan điểm, đặc biệt ở cấp sơ thẩm đã phớt lờ những yêu cầu của cấp phúc thẩm.
Gia đình bị hại và người dân đang chờ sự sáng suốt của người “cầm cân, nảy mực” tại phiên tòa phúc thẩm dự kiến được diễn ra vào ngày 29/2 sắp tới.
Dưới góc độ đánh giá của chuyên gia pháp lý, luật sư Vũ Văn Lợi – Giám đốc Công ty Luật Hòa Lợi (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định: “Việc bị cáo Thành tiếp tục quanh co, khai nhận thiếu khách quan, trung thực trong phiên tòa sơ thẩm lại là hành vi thiếu thành khẩn, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, cũng cần phải làm rõ liệu em vợ Thành có trợ giúp, hay tham gia đánh Hiếu không. Mặc dù có các tình tiết giảm nhẹ như đề nghị của VKS, nhưng với tính chất mức độ phạm tội và hành vi của bị cáo là hết sức nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mâu thuẫn giữa bị cáo và những người khác là vẫn có thể. Việc sử dụng hung khí nguy hiểm cần có biệt pháp cách ly khỏi xã hội, để có biện pháp răn đe, giáo dục phòng ngừa chung. Do vậy, với đề nghị của VKS và quyết định tuyên án của HĐXX cho bị cáo hưởng án treo là không phù hợp với quy định của pháp luật. Xét xử bị cáo theo khoản 2, Điều 104 nhưng cần phải căn cứ vào Nghị quyết 01 của Hội đồng Thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao ngày 06/11/2013 để xem xét bị cáo có đủ điều kiện được hưởng án treo hay không”.
Nguyên Dương
Theo giaoduc
Xử án treo để các bị cáo về quê ăn tết
Nơi pháp đình, con người không chỉ phải đối diện với sự quyềnuy, nghiêm minh của pháp luật mà còn bị ngộp bởi không khí căng thẳng,nặng nề.
Nhưng nơi đó cũng có ánh sáng, niềm tin và hạnh phúc vỡ òa vào những ngày giáp tết.
Bản án vừa tuyên xong, các bị cáo trước vành móng ngựa và những người thân chân tay lấm bùn ngồi phía dưới nhìn nhau rưng rưng. Tết này họ có cơ hội được sum vầy. Không ai để ý phía trên bục xử, vị chủ tọa nhìn họ mà nở nụ cười hạnh phúc.
Phiên tòa này ông đã hoãn nhiều lần, đọc hồ sơ đến "ám ảnh" từng thân phận bị cáo làm công trong vụ sản xuất bia giả do Nguyễn Văn Nhớ thực hiện. Bị cáo Tr. làm bốc vác, rửa chai với tiền công 4 triệu đồng/tháng, mới làm được ba ngày thì bị bắt. Tương tự, bị cáo T. rửa chai bia, tiền công 100.000 đồng/ngày, làm việc được ba ngày thì bị bắt, Th. làm việc được hai ngày... Tất cả họ đều có điểm chung là nông dân tay lấm chân bùn, ít học, được họ hàng giới thiệu từ quê nghèo huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) dắt díu cả vợ con, anh em lên Sài Gòn làm công cho Nhớ với giá bèo.
Nhớ thuê nhà không số ở xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM và thuê người để sản xuất bia từ tháng 6-2014. Nhớ giả nhãn hiệu bia Saigon Special và Tiger. Với cách làm là sử dụng bia hiệu Saigon nhãn xanh trắng để chiết qua thành các chai bia đã súc sạch đóng nắp mang thương hiệu hai loại bia trên bán ra thị trường hưởng lợi. Nhớ giao cho con trai là Nguyễn Minh An quản lý, trực tiếp điều hành những người vào làm công việc sang chiết bia, đưa hàng đi tiêu thụ theo yêu cầu. Giữa tháng 12-2014, cơ sở của Nhớ bị công an phát hiện và bắt giữ.
Tại phiên xử sơ thẩm, công tố đề nghị phạt Nhớ 5-6 năm tù, An 4-5 năm tù, 10 bị cáo còn lại 2-3 năm tù treo. Tuy nhiên, TAND huyện Bình Chánh xử phạt Nhớ năm năm tù, An bốn năm, còn các bị cáo làm công ba năm tù (giam), chỉ có hai bị cáo chưa thành niên là hai năm án treo. Cha con Nhớ, An không kháng cáo nhưng những bị cáo làm công kháng cáo xin được khoan hồng sớm về với gia đình.
Vợ chồng bị cáo Tr., Th. chỉ mới vào làm hai, ba ngày, có hai con nhỏ, hiện đang không ai chăm sóc, gia đình khó khăn. Từ khi cha mẹ bị tạm giam đến nay, hai trẻ phải dang dở việc học ở quê nhà, ngày ngày ngóng cha trông mẹ. Ngày cận tết năm ngoái, Th. rời quê mong kiếm ít tiền sau khi được lời giới thiệu của người trong gia đình đang làm việc tại cơ sở trên. Đằng sau vụ án tưởng chừng như đơn giản này còn là bao hoàn cảnh của những phận người khác. Ph. cũng là bị cáo trong vụ án, làm việc dọn dẹp, nấu ăn được năm tháng và vì miếng cơm manh áo đã vô tình đưa em trai và con mình vào làm cơ sở này được ít ngày đã phải chịu chung cảnh tội tù...
HĐXX chấp nhận kháng cáo của các bị cáo và cho họ hưởng án treo. Bởi lẽ pháp luật rất nghiêm khắc với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm hay có thủ đoạn xảo quyệt. Nhưng pháp luật cũng khoan hồng với những người phạm tội tự nguyện sửa chữa, ăn năn hối cải... Các bị cáo kháng cáo này có vai trò thấp, hạn chế trong vụ án, tòa tạo cơ hội cho họ được tái hòa nhập cộng đồng. Đó cũng là sự khoan hồng, nhân đạo của pháp luật, nhất là khi tết đến xuân về.
Nhưng để có một phán quyết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bao gia đình xóm nghèo kia, người thẩm phán đã phải tận tụy nghiên cứu hồ sơ vụ án, tìm hiểu kỹ thân phận, hoàn cảnh từng bị cáo. Bởi nếu chỉ đơn thuần án tại hồ sơ, có khi ông đã có phán quyết khác...
Phiên tòa kết thúc giữa trưa, các bị cáo được đưa về trại tạm giam làm thủ tục để được trả tự do. Giữa sân TAND TP.HCM giờ ngọ nắng chang, người thân của các bị cáo mừng rỡ vây quanh vị thẩm phán tíu tít cám ơn. Dù rất mệt nhưng ông cũng chia sẻ tấm lòng cùng họ. Và cho đến tận tối hơn 8 giờ, khi mọi người đã nghỉ ngơi hay tưng bừng với các tiệc cuối năm thì ông vẫn đang lo lắng và chờ đợi từng bị cáo được bước khỏi trại tạm giam để về ăn tết cùng gia đình...
Theo HOÀNG YẾN
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Vợ cắt "cái ấy" của chồng được xử tù treo TAND thị xã Sông Cầu (Phú Yên) vừa tuyên phạt NTS (sinh năm 1970) hai năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội cố ý gây thương tích. Theo tòa, hành vi của bị cáo là nguy hiểm, lợi dụng lúc chồng ngủ say cầm kéo gây thương tích nên phải xử phạt nghiêm. Tuy nhiên, tòa cho rằng bị cáo đã...