Quảng Ninh: Trạm trưởng kiểm lâm tự sát bằng loạt đạn AK
Sau loạt nổ liên thanh phát ra từ phòng làm việc của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tiên Yên- Đỗ Văn Quyền, mọi người phá cửa xông vào thì phát hiện ông gục xuống vũng máu.
Thi thể ông Quyền đã được đưa về gia đình an táng vào 2h sáng nay, ngày 6.8.
Theo một nhân viên trong Hạt kiểm lâm thì trước khi xảy ra sự việc này, ông Quyền có mang khẩu súng AK ra hỏi anh em về cách sử dụng nấc lên thanh trên súng như thế nào. Và thật bàng hoàng khi sự việc đau lòng này lại xảy ra.
Sau khi hoàn tất các thủ tục khám nghiệm tại hiện trường, khoảng 2h sáng ngày 6.8, thi thể ông Quyền đã được đưa về đến nhà ở tổ 12, khu 4, phường Hà Lầm, TP. Hạ Long, để làm lễ an táng.
Trong con mắt của bạn bè, đồng nghiệp, ông Quyền là người chính trực, mẫn cán. Trong thời gian ông phụ trách Hạt kiểm lâm Tiên Yên, chưa từng xảy ra sự vụ gì lớn. Tại buổi tang lễ của ông Quyền, có rất nhiều bạn bè đồng nghiệp trong ngành kiểm lâm đến chia buồn cùng gia đình.
Video đang HOT
Trong niềm đau xót, một người thân trong gia đình ông Quyền tâm sự: “Mặc dù anh Quyền liên tục phải lên bệnh viện K ở Hà Nội để chữa trị, nhưng bệnh ung thư quái ác phát triển rất nhanh nên sức khỏe của anh năm nay yếu đi rất nhiều. Ngoài ra, anh cũng phải chịu một áp lực rất lớn từ cậu con trai đang theo học Trường đại học An ninh bị tai nạn, phải nhiều lần mổ đi, mổ lại… Phải chăng đây là điều khiến anh u uất, dẫn đến nỗi đau này?”.
Nhận định với phóng viên Dân Việt ngày 6.8, phía Công an tỉnh Quảng Ninh cho rằng, qua chứng cớ thu thập được, bước đầu cho thấy cái chết của ông Quyền là do tự sát bằng súng.
Theo Dân Việt
Nguy cơ dịch lợn tai xanh tại Hà Nội: Thành phố hô hào, xã vẫn thờ ơ
Dù UBND TP Hà Nội đã có điện, yêu cầu chính quyền các địa phương tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành, ngăn chặn dịch bệnh lợn tai xanh bùng phát trên diện rộng... song lợn ốm, lợn chết vẫn công khai "chạy" trên đường.
Bán lợn tai xanh... phạt 25 triệu đồng
Liên quan đến vụ "lợn tai xanh biến thành "đặc sản" - ANTĐ đã đưa tin, ngày 15-6, ông Trần Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 25,8 triệu đồng, đối với Nguyễn Bá Trọng (SN 1982), ở thôn Thanh Trì, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ về hành vi: kinh doanh không giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; kinh doanh hàng hóa bị cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi.
Nguyễn Văn Hải (SN 1988), ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội - "đại lý" thường xuyên mua lợn mắc bệnh tai xanh của Trọng, bán cho một cơ sở chế biến thực phẩm ở đường Nguyễn Khoái, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, cũng bị xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng về hành vi kinh doanh, buôn bán lợn mắc bệnh tai xanh.
Một diễn biến trước đó liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh, ngày 1-6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có Điện gửi: UBND các quận, huyện, thị xã, Sở NN&PTNT về việc: "Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch tai xanh ở lợn".
Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện dịch tai xanh đã xuất hiện ở các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Sơn Tây và có nguy cơ lây lan ra diện rộng, đề nghị chính quyền các cấp tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành, để kịp thời phát hiện hành vi vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm lợn mắc bệnh tai xanh. Tuy nhiên, theo những thông tin chúng tôi thu thập được, trước khi UBND TP có Điện, ở thôn Đồi Miễu, xã Nam Trung Tiến, huyện Chương Mỹ cũng xảy ra dịch lợn tai xanh, với 8 hộ chăn nuôi có lợn phát bệnh. "Do địa phương kịp thời điều trị, ngăn chặn, số lợn bệnh đều đã tiêu hủy theo quy định nên ngành chức năng không công bố dịch" - bà Nguyễn Thị Ngữ, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Chương Mỹ cho hay.
Cũng theo Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Chương Mỹ: vụ mua bán, vận chuyển, tồn trữ lợn tai xanh số lượng lớn, bị lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường - CATP Hà Nội, phát hiện ngày 12 và 13-6 vừa qua, chưa từng ghi nhận xảy ra trên địa bàn trước đây. Bà Ngữ thừa nhận: Cán bộ thú y phụ trách địa bàn xã Đông Sơn không hề hay biết về cơ sở giết mổ nhà anh Nguyễn Bá Trọng, bất chấp cơ sở này hoạt động suốt nhiều năm qua.
Lợn chết do bệnh tai xanh được cất đầy trong kho đông lạnh chờ tiêu thụ
Lơ là trong phòng dịch
Chiều 14-6, PV ANTĐ đã trở lại kho chứa thịt lợn ốm, chết do mắc bệnh tai xanh ở thôn Thanh Trì. Nguyễn Bá Trọng cho hay: Toàn bộ số lợn ốm, lợn chết trong kho đã được lực lượng chức năng tịch thu, đưa đi tiêu hủy. Chủ cơ sở cũng đã nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. "Lợn ốm, lợn chết được tôi thu mua, chở xe máy từ Hòa Bình về Hà Nội, nhưng chưa từng bị lực lượng chức năng kiểm tra xử lý" - Trọng khẳng định.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm của địa phương khi để xảy ra sự việc trên, ông Hoàng Văn Thi - Chủ tịch UBND xã Đông Sơn cho biết: Hộ nhà anh Nguyễn Bá Trọng không phải hộ giết mổ gia súc trong diện quản lý, không đăng ký kinh doanh, mổ lợn lén lút thời gian qua. Nếu đúng hộ này hoạt động 6 năm mà cán bộ phụ trách thú y xã không hề hay biết thì đây là sai sót lớn. "Cán bộ không thể không thấy nhà dân ven đường tập kết vật liệu xây dựng, xây kho, lắp đặt máy móc; cán bộ đến "kéo" điện vào kho đông lạnh cho hộ này cũng không hề báo cáo sự việc. Tôi đã đề nghị cán bộ phụ trách tường trình, rút kinh nghiệm" - ông Thi thẳng thắn.
Đến cuối giờ chiều 15-6, đại diện Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho hay: Cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết luận về điều kiện ATVSTP của 2 mẫu ruốc, thịt chưng mắm tép làm từ lợn ốm, lợn chết do bệnh tai xanh, thu tại cơ sở chế biến trên đường Nguyễn Khoái. Toàn bộ số hàng này đã được niêm phong, bàn giao cho cơ sở này tự bảo quản, chờ xử lý.
Không thể vội vàng quy chụp
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở có nhận được thông tin về việc sản phẩm ruốc, thịt chưng mắm tép của cơ sở 209 Nguyễn Khoái vẫn được bày bán tại một số cửa hàng quanh khu vực, tuy nhiên các thông tin này cần được kiểm chứng chứ không thể vội vàng quy chụp, tránh tình trạng gây hoang mang tâm lý cho người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến kinh doanh của các cơ sở. Ông Cường nhấn mạnh, để kết luận một sản phẩm vi phạm vẫn đang bày bán ngoài thị trường thì cần phải có hồ sơ cụ thể xem sản phẩm đó có đúng với lô, ca, kíp sản phẩm vi phạm hay không. Trong trường hợp cần thiết, Thanh tra Sở Y tế có thể thành lập đoàn kiểm tra, lấy mẫu sản phẩm làm xét nghiệm, từ đó mới có hướng xử lý phù hợp.
Theo ANTD
Ám ảnh bởi phim "ngoài luồng", bốn gã trai đánh mất tương lai Phạm nhân Đỗ Văn Quyền (21 tuổi, ở xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) đang thụ án tại Trại giam Quyết Tiến (tỉnh Tuyên Quang) kể lại câu chuyện quá khứ của mình với ân hận và cả nước mắt. Từ một gã trai lành tính, nhút nhát, bỗng chốc Quyền biến thành kẻ đồi bại, hại đời một thôn...