Quảng Ninh tính chọn BOT, Bộ Giao thông Vận tải muốn vay Trung Quốc?
Thời gian vừa qua UBND tỉnh Quảng Ninh cũng có tiếp xúc với nhà đầu tư để bàn về kế hoạch triển khai dự án này theo phương án BOT. Trong khi đó, Bộ Giao thông Vận tải muốn áp dụng cơ chế sử dụng vốn cấp phát toàn bộ khoản vốn tín dụng ưu đãi bên mua từ Trung Quốc cho dự án.
(Ảnh minh hoạ).
Trong một văn bản gửi Thủ tướng ngày 27/7, UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Thủ tướng tiếp tục giao cho Quảng Ninh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án được cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.
Tuy không đề cập tới việc sẽ dùng nguồn vốn nào để đầu tư đoạn tuyến cao tốc này nhưng cũng trong ngày 27/7, tại buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ xem xét bố trí cho tỉnh một số nguồn vốn xây dựng đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.
Đáng lưu ý, thời gian vừa qua UBND tỉnh Quảng Ninh cũng có tiếp xúc với nhà đầu tư để bàn về kế hoạch triển khai dự án này theo phương án BOT.
Trước đó, theo thông tin từ website UBND tỉnh Quảng Ninh, vào ngày 21/7, UBND tỉnh đã có buổi làm việc nghe và cho ý kiến đối với đề xuất đầu tư dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái bằng hình thức BOT.
Báo cáo tại cuộc họp này, Liên danh nhà đầu tư Cái Mép – Thái Sơn – Vinaconex E&C, chủ đầu tư dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái cho biết, dự án có chiều dài trên 91 km, giảm 30 km so với quốc lộ 18 hiện tại; điểm đầu đấu nối với đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, điểm cuối giao với đường dẫn cầu Bắc Luân II. Dự án đi qua 5 địa phương: Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái. Quy mô đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h. Sau khi hoàn thành, thời gian đi từ Vân Đồn đến Móng Cái bằng đường cao tốc khoảng 1 giờ đồng hồ. Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án là trên 16.000 tỷ đồng và được triển khai từ năm 2017, hoàn thành trước năm 2020, thời gian thu phí dưới 30 năm.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long cho biết, hiện nay, Chính phủ đồng ý giao cho Quảng Ninh là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền huy động các nguồn lực đầu tư cho tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh và nhà đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ để dự án nhanh chóng được triển khai và quyết tâm hoàn thành trước năm 2020.
Video đang HOT
Đối với phương án tài chính, ông Long cho biết, Quảng Ninh sẽ báo cáo với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về việc thu phí đồng thời đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái và quốc lộ 18 đoạn Mông Dương – Móng Cái để đảm bảo nguồn thu cho việc đầu tư dự án. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị đơn vị tư vấn và nhà đầu tư tính toán lưu lượng xe trên tuyến, trong đó lưu ý tới việc phát triển lưu lượng xe khi Cầu Bắc Luân II và cảng ICD Thành Đạt, Móng Cái hoàn thành.
Trước đó, trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) muốn nhận thẩm quyền quyết định đầu tư từ UBND tỉnh Quảng Ninh và áp dụng cơ chế sử dụng vốn cấp phát toàn bộ khoản vốn tín dụng ưu đãi bên mua từ Trung Quốc cho Dự án.
Bộ GTVT dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 810 triệu USD. Tuy nhiên, để giảm thiểu áp lực vay nợ nước ngoài và khả năng đáp ứng vốn cho Dự án, Bộ này đã tiến hành phân kỳ đầu tư dự án thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I có tổng mức đầu tư 382,2 triệu USD, vừa khít với khoản tín dụng ưu đãi bên mua của China Eximbank (300 triệu USD), phần còn lại sử dụng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, ngoài Trung Quốc, hiện chưa có nhà tài trợ nào khác quan tâm đến dự án này.
Về phương án đầu tư theo hình thức BOT, theo lý giải của Bộ GTVT, nếu tiếp tục bổ sung đoạn Vân Đồn – Móng Cái vào dự án BOT đoạn Hạ Long – Vân Đồn thì khả năng hoàn vốn của công trình này là khó khả thi, nhưng nếu tách đoạn Vân Đồn – Móng Cái thành một dự án BOT độc lập thì sẽ rất khó thu hút các nhà đầu tư tham gia do kinh phí đầu tư lớn.
Liên quan đến đề xuất của Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, các điều kiện vay của khoản tín dụng 300 triệu USD chưa đủ ưu đãi để sử dụng cho Dự án theo cơ chế cấp phát. Do vậy, chủ trương này cần được cân nhắc kỹ hơn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết, sau khi xác định được điều kiện cụ thể của khoản vay, sẽ phối hợp với Bộ Tài chính , Bộ GTVT và các cơ quan liên quan xác định cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Dân Trí
Vay Trung Quốc 300 triệu USD làm cao tốc: Họ đến kiếm lợi chứ không làm từ thiện
Lời đề nghị của Trung Quốc về việc vay hơn 300 triệu USD làm cao tốc Vân Đồn- Móng Cái có thể là "mồi câu" để họ đẩy xi măng, sắt thép, công nhân... sang Việt Nam.
Liên quan đến việc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét lời đề nghị của Trung Quốc về việc vay hơn 300 triệu USD thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc để thực hiện dự án cao tốc Vân Đồn- Móng Cái, trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, cần phải hiểu rõ bản chất đây là quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc chứ không phải hỗ trợ xuất nhập khẩu.
Đặc biệt hiện nay Trung Quốc thừa quá nhiều thép và xi măng. Vì thế lời đề nghị này có thể là "mồi".
Ông phân tích, mỗi năm Trung Quốc sản xuất 1200 triệu tấn thép nhưng chỉ sử dụng 600 triệu tấn cho nên Trung Quốc đẩy thép ra Liên minh châu Âu, sang Mỹ, sang tất cả các nước và bị chống đối kịch liệt. Vì thế Trung Quốc dùng cái mồi này (cho vay vốn- PV) để anh nhận cái đó, anh phải nhập toàn bộ thép của tôi, xi măng của tôi, nhận thiết kế của tôi, thi công, công nhân của tôi, nhận giám sát của tôi....vì thế mọi thứ đều quyết định bởi người Trung Quốc.
TS. Lê Đăng Doanh- Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương
Mặc dù Trung Quốc chào giá rẻ nhưng khi thực hiện lại đội giá lên và trở thành đắt, minh chứng là dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông.
"Chúng ta ham vốn rẻ nhưng thực chất đó là cái bẫy, mồi nhử để anh rơi vào đấy. Lúc bấy giờ anh giống như con cá cắn mồi, mắc lưới câu rồi thì quấy mãi không ra, đó là gương tày liếp như các dự án ở Hà Nội này. Đó là cái bẫy chứ không phải thiện chí", chuyên gia Lê Đăng Doanh bày tỏ.
Theo ông, ông không phân biệt vốn ODA của ai nhưng Việt Nam có thể tìm đến những nguồn vốn từ các ngân hàng khác, có điều kiện cho vay đỡ khắt khe hơn. Nếu chấp nhận vay vốn với điều kiện thép, xi măng, công nhân, thi công thiết kế...cũng của Trung Quốc là điều không chấp nhận được.
"Vì nguồn vốn từ Qũy hỗ trợ xuất khẩu Trung Quốc nên tôi đề nghị cần phải xem xét thận trọng, hoàn toàn không nên chấp nhận những điều kiện hết sức áp đặt của Trung Quốc, gây bất lợi cho chúng ta", ông Doanh kiến nghị.
Bày tỏ quan điểm đây là dự án cần thiết, nằm trong quy hoạch phát triển giao thông, giao thương với Trung Quốc song TS. Lưu Bích Hồ- Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng, trong bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn, vốn liếng trong nước khó khăn thì nên lùi lại, chưa cần thiết phải làm ngay. Khi nền kinh tế tốt hơn thì nên huy động vốn trong nước hoặc nếu có các đối tác khác tốt hơn thì làm.
Ông Hồ lưu ý, đặc biệt khi vay vốn Trung Quốc phải xem xét thận trọng điều kiện vay đi kèm như thế nào về lãi suất, thời gian ân hạn trả nợ, có bị ràng buộc bởi nhà thầu cấp vốn hay không. Sau khi đàm phán xong mới tính xem giao cho ai làm, hình thức BOT hay PPP.
"Làm thế nào phải xem xét nhiều yếu tố: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng. Đừng có để rơi vào tình trạng như Formosa hay Cát Linh- Hà Đông", ông Hồ cho hay.
Có thể thấy, đến nay các dự án tại Việt Nam có sử dụng vốn vay, nhà thầu Trung Quốc đều có vấn đề về tính hiệu quả, nhưng ông Hồ cũng cho rằng, nguyên nhân một phần do kỹ năng quản lý, trình độ quản lý của Việt Nam.
"Hiệu quả thấp là tại ta, do chúng ta không có trình độ quản lý chặt chẽ. Không nên trách nhà đầu tư nước ngoài vì họ đến đây kiếm lợi chứ không phải làm từ thiện", ông Hồ nhấn mạnh.
Chính vì thế ông cho rằng, quan hệ với Trung Quốc là vấn đề cân nhắc cẩn thận nhiều mặt nhưng trước mắt hay lâu dài vẫn phải quan hệ, những bài học kinh nghiệm chúng ta phải rút ra để tránh lặp lại.
TS. Lưu Bích Hồ- Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển
Mới đây, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đang đề nghị Bộ Tài chính đàm phán lại để thay đổi điều kiện vay thuận lợi hơn.
Song chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng, nếu thay đổi điều kiện cho vay thì phải xem xét điều kiện như thế nào.
"Theo tôi đã là Qũy hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc thì bản chất của nó là đẩy sắt thép, xi măng, công nhân của họ sang", ông Doanh nhận định.
Mặt khác, theo ông cũng cần phải xem xét vì sao dự án này chỉ có Trung Quốc quan tâm. Ông cho rằng, việc làm dự án này sẽ có lợi cho Trung Quốc. Họ sẽ dùng đường này đưa hàng hóa xuất khẩu của họ ra cảng Vân Đồn, từ đấy đi sang nước khác với chi phí rẻ hơn, còn nếu đi qua Quảng Đông, phải đi đường sắt hơn 1.000 km thì rất đắt.
Theo_Phụ Nữ News
Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc: "Ai ăn bánh thì trả tiền" Điều quan trọng là cần xem xét dự án cao tốc dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có cần phải vay tới gần 7.000 tỷ hay không và hiệu quả đến đâu để không tạo thêm gánh nặng cho đất nước, các chuyên gia khuyến cáo. Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình Giảng dạy kinh...