Quảng Ninh: Phường có 400 cán bộ hưởng lương
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh thì bình quân 1 năm Quảng Ninh phải chi trả lương cho đội ngũ cán bộ công chức là 4.120 tỷ đồng.
Hơn 30% công chức chỉ ngồi chơi
Theo đó, đến nay toàn tỉnh Quảng Ninh có hơn 68.000 người được hưởng lương theo ngân sách trong tổng số 1,2 triệu dân. Bình quân cứ 16 người dân có một người được hưởng lương, chưa kể lực lượng trung ương đóng trên địa bàn tỉnh như công an, kho bạc, thuế, viện kiểm sát.
Bình quân mỗi năm Quảng Ninh phải chi trả lương cho đội ngũ cán bộ với số tiền lên đến 4.120 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Văn Đọc, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết theo thống kê, rà soát mới đây nhất của UBND tỉnh Quảng Ninh, hiện mỗi xã phường trên địa bàn tỉnh có trung bình 200 cán bộ hưởng lương. Địa phương có số cán bộ hưởng lương ít nhất là xã Thanh Lân (huyện đảo Cô Tô) với 82 người.
Phường Hồng Hải (Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là phường có số cán bộ hưởng lương lớn nhất trong toàn tỉnh với con số lên đến 400 người. Đó là kết quả rà soát tổ chức bộ máy biên chế được UBND tỉnh Quảng Ninh thống kê và vừa công bố, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Ông Đọc cho biết thêm: “UBND tỉnh sẽ rà soát lại biên chế của tỉnh, dứt khoát từ nay sẽ không tăng biên chế tới năm 2016″.
Trong khi đó, tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức vào ngày 25/1, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chế độ công chức của chúng ta hiện nay vẫn nặng tính bao cấp nên chưa phát huy được trí tuệ của cán bộ.
“Chúng ta hiện đang có 2,8 triệu công chức, nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không? Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào” – Phó Thủ tướng cho biết.
Trong khi, tại phiên chất vấn ở Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình phủ nhận điều này, ông cho rằng chỉ khoảng 1% cán bộ, công chức không làm được việc, còn chuyện 30% người ngồi chơi chỉ là tin đồn.
Nhưng trên thực tế, trong cuộc thi nâng ngạch chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp do Bộ Nội vụ tổ chức thì có tới 30% công chức dự thi không đạt kết quả xét.
Theo quan điểm của ông Bình thì cải cách chế độ công vụ, công chức là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là việc làm tất yếu nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn. Vì vậy, việc cải cách phải được theo hướng năng động, hiệu quả, coi trọng thực tài.
Khó khăn khi giảm biên chế
Video đang HOT
Nói đến vấn đề này, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội lên tiếng, đòi hỏi phải kiên quyết xử lý 30% số cán bộ “ăn không ngồi rồi”.
Vẫn biết đó là những công chức chính sách, tuyển dụng theo chính sách, và là lỗi của cơ chế một thời, nhưng giảm tải được bộ phận này, cỗ máy công vụ sẽ có đà tăng tốc, ông Đặng Như Lợi tự tin.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Lợi thì loại ai và ai loại luôn là câu hỏi không dễ có câu trả lời hợp tình hợp lý trong một sớm một chiều. Giải quyết thành công áp lực “tinh giản biên chế” đòi phải mềm dẻo, uyển chuyển, đưa ra các chuẩn mực khoa học và nhất là, không được tùy tiện.
Trong khi, ông Hoàng Quốc Long, Vụ phó Vụ Công chức – Viên chức (Bộ Nội vụ) trần tình: “Bàn suông thì dễ, nhưng đi vào cụ thể rất nhậy cảm. Ai trong số gần ba triệu công chức, viên chức là người không hoàn thành tốt chức phận, đáng bị ra khỏi guồng máy. Trong khi, mỗi cá nhân dù ở vị trí nào, đều là một chi tiết hoàn thiện của cỗ máy khổng lồ. Bỏ đi các chi tiết tưởng thừa ấy theo cách thuần cách cơ học, thiếu tính toán, cỗ máy còn vận hành được trôi chảy, thông suốt”.
Theo Xahoi
Vụ thợ lò rơi giếng than: Người bị nạn kể lại phút kinh hoàng
Nạn nhân Nguyễn Quốc Triều cho rằng, sự cố là do thiết bị đưa đón người gặp trục trặc, trôi theo gia tốc tự do. Đến vị trí gặp nạn, thang loan trật đường ray nên xảy ra sự cố.
Tai nạn lao động thảm khốc
Vụ tai nạn nghiêm trọng trên diễn ra vào khoảng 8h30 sáng 24/11, tại giếng nghiêng phụ Cánh Gà mức 130 đến -50 Công ty CP Than Vàng Danh (phường Vàng Danh, TP Uông Bí).
Thông tin ban đầu, trong khi chở các công nhân đi làm ca 1 từ mặt bằng mức 130 xuống -50 bằng tời (JK-2.0) kết hợp toa xe chở người (XRB-15-9/6) thì toa xe văng ra khỏi đường sắt gây tai nạn khiến 7 công nhân có mặt bị thương vong.
Ngay khi xảy ra vụ tai nạn, lực lượng cứu hộ đã có mặt kịp thời, đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Nhưng do vụ tai nạn ở hầm lò, có độ sâu lên đến 300 mét nên để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Các nạn nhân được điều trị tại Bệnh viện Uông Bí - Thụy Điển.
Ba nạn nhân tử vong là anh Trần Văn Thành (SN 1970), công nhân cơ điện bậc 5/7, trú quán tại Hoàng Quế (Đông Triều); Lê Duy Diệu (SN 1975), công nhân cơ điện bậc 4/7, trú quán tại phường Quang Trung (Uông Bí); anh Hoàng Văn Trường (SN 1980), tử vong tại bệnh viện.
Những người bị thương còn lại hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Uông Bí - Thụy Điển,bị đa chấn thương, gãy xương tay, đùi. Hiện một nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Văn Đọc đã chỉ đạo UBND TP Uông Bí và các sở, ngành phối hợp với Công ty CP Than Vàng Danh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Hé lộ nguyên nhân vụ việc
Để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, PV đã tìm đến Bệnh viện Uông Bí - Thụy Điển, nơi các nạn nhân vụ tai nạn nang được điều trị. Do bị thương nặng nên bệnh nhân Nguyễn Đắc Tuyên vẫn đang trong tình trạng nguy kịch được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu. Ba nạn nhân còn lại đều đã tình táo, mặc dù những vết thương vẫn còn đau nhức. Kể lại vụ việc kinh hoàng ấy, các nạn nhân đều thốt lên "kinh hãi".
Nạn nhân Nguyễn Văn Hướng, công nhân cơ điện, công ty CP Than Vàng Danh, trú tại tổ 12A8, phường Bắc Sơn (TP Uông Bí) vẫn chưa hết bàng hoàng khi vừa thoát khỏi cửa tử.
Kể lại vụ việc, anh Hướng cho biết: "Lúc ấy khoảng 7h30 đến 8h thì thang loan (thiết bị chuyên chở công nhân xuống hầm lò, gồm 5 toa, toa từ 1 đến 5 và toa 1 là toa dưới cùng từ dưới lên) khởi hành đi xuống, được khoảng 20m thì có một điểm gia tăng tốc độ.
Bình thường từ chậm đến nhanh, nhưng hôm nay thấy lạ sao vì tốc độ nhanh quá, khoảng 2,3 giây gì đó thì nghe tiếng nổ rất to cùng ánh sáng phát ra".
Nạn nhân Nguyễn Văn Hướng.
"Tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn có 4 anh em trong toa, phân xưởng bạn cũng có người. Quãng đường hành trình của thang loan rất dài, lên đến 650m, còn chỗ bị nạn khoảng nửa quãng đường, tức là khoảng 300m.
Vừa khởi động khoảng 20m, thang bất ngờ tăng tốc độ rất nhanh. Tôi không làm chủ được, chỉ còn cách ngả người xuống, rồi rầm một cái, bò được một đoạn thì không còn biết cái gì nữa.
Nạn nhân Bùi Văn Dậu
"Khi nghe tiếng rầm là có luồng ánh sáng rực lên, tôi nghĩ là chập điện, nhưng không phải, điện vẫn còn vì có những thiết bị bên cạnh vẫn chạy.
Sau đó tôi thấy tối tăm mặt mũi lại, một lúc sau người đau lưng uể oải, đau khắp người, tôi mới bò ra khỏi nơi nguy hiểm thì lúc ấy vẫn còn mù mịt, tôi sợ là nó lại nổ như những vụ nổ lò, tôi cố gắng bò ra ngoài, nhưng lúc ấy người đau không thể chịu nổi, càng lúc càng thấy đau, lúc này tôi không đứng dậy được nên nằm luôn tại đó".
Nạn nhân Nguyễn Quốc Triều
Nói về nguyên nhân dẫn đến vụ việc, anh Hướng cho rằng, thang loan hôm nay không tải nặng. Trái lại là cực kỳ non tải, không có gì để nói về tải cả.
"Cái này nó thuộc về vấn đề kỹ thuật, lĩnh vực hiểu biết thì tôi không biết, nhưng không phải cáp đứt, vì cái cáp to bằng cổ tay, nó có thể chịu tải đến hàng trăm lần, so với cái thiết bị nó kéo. Tôi cho rằng có thể ở các thiết bị điều khiển, như người ta gọi là cái biến tần, hệ thống biến tần này có vấn đề gì thì tôi không nắm rõ", anh Hướng cho biết.
Nạn nhân Nguyễn Quốc Triều cho rằng, sự cố là do thiết bị đưa đón người gặp trục trặc, trôi theo gia tốc tự do. Đến vị trí gặp nạn, thang loan trật đường ray nên xảy ra sự cố.
Gia cảnh nạn nhân khó khăn, lại càng túng quẫn
Chị Lê Thị Yến khóc than khi chứng kiến tình cảnh của chồng
Ngồi chăm chồng trong bệnh viện, chị Lê Thị Yến (vợ nạn nhân Nguyễn Văn Hướng) không rời khỏi mắt chồng. Thi thoảng chị khẽ lấy tay lau những giọt nước mắt vì thương chồng. Cậu con trai cả của anh chị bị tật nguyền mất một chân, cũng đến bệnh viện để chăm cha.
"Khi biết tin anh ấy bị tai nạn, tôi ở nhà mà như sét đánh ngang tai, hơn 27 năm anh làm việc ở công ty chưa khi nào xảy ra vụ việc như thế.
Gia đình tôi có hai cháu, cháu lớn không may gặp tai nạn bị cụt mất một chân, phải dùng chân giả. Kinh tế gia đình cũng không phải thuộc hàng khá giả gì. Từ trước đến giờ đều trông vào số tiền lương của anh Hướng.
Dù biết công việc của anh ấy nguy hiểm nhưng không còn cách nào khác. Tôi cũng chỉ phụ giúp anh chăm lo con cái chứ cũng không làm được ra tiền.
Giờ anh ấy bị tai nạn tôi không biết gia đình sẽ vượt qua những khó khăn trong thời gian tới ra sao. Chỉ mong anh ấy mau khỏi bệnh", chị Hướng vừa tâm sự vừa nhìn chồng, nước mắt khẽ rơi.
Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Theo Infonet
Quảng Ninh: Dừng họp để chống bão số 5 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đọc đã yêu cầu, tất cả các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh dừng tất cả các cuộc họp trong ngày 3/8 để thường trực chống bão số 5. Hướng đi của cơn bão số 5 đang tiến thẳng vào Quảng Ninh. Trước tình hình này sáng 2/8, ông Nguyễn Văn Đọc-Chủ tịch...