‘Quảng Ninh ơi! Ting… Ting…’
Xin mượn dòng chữ trên banderole rất dễ thương, hàm chứa cả lời cầu khẩn đồng thời cũng là lời cổ vũ động viên cho cầu thủ nhà của các CĐV Than Quảng Ninh làm tựa cho bài viết.
Tiếng ‘ting… ting…’ từ lâu đã trở nên âm thanh rất dễ thương mà nhiều người mong đợi mỗi dịp cuối tháng. Thậm chí âm thanh đó còn trở thành điệp khúc đáng yêu trong cơ quan, công sở khởi điểm cho nhiều tiếng reo ‘lương về!’ hoặc ‘có tiền thưởng rồi!’…
Thế mà đã 8 tháng nay ở đội bóng đá chuyên nghiệp Than Quảng Ninh, các thành viên của đội không được nghe tiếng ‘ting… ting…’ dễ thương ấy.
Không nghe nhưng họ vẫn phải miệt mài lao động, miệt mài tập luyện rồi đến hạn trả lương lại mòn mỏi chờ… rồi lại chờ…
Cầu thủ Than Quảng Ninh đã 8 tháng không lương nhưng vẫn nỗ lực thi đấu và chiến thắng B. Bình Dương. Ảnh: THANH NIÊN
Video đang HOT
Có cầu thủ không chịu nổi vì con phải lo gia đình, lo tương lai… đã vội vàng tìm một đội bóng mới cưu mang mình. Có cầu thủ được cho đội khác mượn và với họ dù phải khoác màu áo mới nhưng như thế hoá ra lại hay và may hơn các đồng nghiệp được giữ lại mà mòn mỏi chờ hai tiếng ‘ting… ting…’ suốt tháng này qua tháng khác.
Chiều 3-4, cái tập thể mòn mỏi chờ ‘ting… ting…’ ấy thi đấu với một đội bóng đều đặn tiếng ‘ting… ting…’ không chỉ lương mà còn ‘ting…ting…’ thưởng sau mỗi chiến thắng hoặc tìm được điểm trên sân khách. Và họ đã chiến thắng trong sự nỗ lực cùng cực của những người đá vì lòng tự trọng và vì những người hâm mộ đất mỏ còn niềm tin vào những đôi chân thi đấu vì danh dự. Hoặc nếu không thì cũng vì những lời hứa hẹn của lãnh đạo đội bóng sau nhiều lần khất.
Banderole nhắc nhở lãnh đạo CLB Than Quảng Ninh và cũng là lời động viên cầu thủ nhà. Ảnh: CĐV
Người hâm mộ Than Quảng Ninh đã vơi đi rất nhiều bởi mất niềm tin vào những nhà quản lý. Số còn lại thì thương cảm với hoàn cảnh của từng cầu thủ còn bám trụ mà niềm tin cứ bị lung lay.
Thời bóng đá chuyên nghiệp nhưng những người thương cảm và xót xa cho các cầu thủ lại mong cho bóng đá Than Quảng Ninh trở lại như thời bao cấp ngày nào. Cái thời mà những thế hệ cầu thủ như Uy, Hùng A, Hùng B… hay anh em Bùi Hữu Thắng, Bùi Hữu Lợi… khuynh đảo một thời, sống nhờ vào đồng lương của các công nhân đất mỏ. Nó làm nhớ đến nhưng năm 1990 một đội bóng lẫy lừng như Tổng cục Đường sắt (sau đổi tên thành Đường sắt Việt Nam) đứng trước bờ vực giải thể vì không có tiền nuôi đội bóng, thế là 15 ngàn công nhân ngành đường sắt đã trích lương ra để cứu và nuôi đội bóng qua mùa giải khó khăn nhất. Đó cũng là thời đội Cảng Sài Gòn danh tiếng đứng trước sự khai tử nhưng rồi mỗi công nhân Cảng lại chấp nhận trích lương thưởng để thầy trò ông Tam Lang thi đấu giữ lấy cái tên và giữ màu áo Cảng Sài Gòn…
Chiều 3-4, trong niềm vui của các cầu thủ Than Quảng Ninh nỗ lực và hết mình cho một chiến thắng trước B. Bình Dương rủng rỉnh quỹ lương, thì không ít cầu thủ đã xót xa cho số phận của bóng đá đất mỏ ra nông nỗi này. Nụ cười nhạt hướng về các cổ động viên đang thương cảm và xót xa cho họ.
‘Quảng Ninh ơi! Ting… ting…’
Nghịch lý 8 tháng không có lương vẫn cống hiến
Nghịch lý của bóng đá Việt Nam khi đội bóng Than Quảng Ninh đang nợ lương cầu thủ tám tháng nhưng lại đang nằm ở vị trí thứ nhì của nhóm đầu với 12 điểm, chỉ xếp sau HA Gia Lai.
Thời HLV Phan Thanh Hùng khi mọi chuyện đều ổn (lương, thưởng đầy đủ) chưa chắc có được điều này. Nay HLV Hoàng Thọ đã có bí kíp gì mà duy trì được tinh thần binh sĩ đá trong tình trạng "nợ ôxy" hơn nửa năm như thế?
Đáng khen khi bị nợ lương tám tháng mà cầu thủ Than Quảng Ninh vẫn cống hiến. Ảnh: NGỌC DUNG
Tinh thần chuyên nghiệp của cầu thủ Than Quảng Ninh thật đáng khen ngợi. Họ không lấy chuyện thể hiện trên sân ra mặc cả tiền lương với lãnh đạo đội mà vốn nhiều đội hay làm thế.
Tuy nhiên, bị nợ lương nhiều tháng đến thế mà toàn đội nắm tay nhau chiến đấu để có được thứ hạng tốt sau sáu vòng đấu thì cũng nên đánh dấu hỏi cho lãnh đạo CLB, rằng tại sao làm bóng đá chuyên nghiệp mà lại để như thế.
Cầu thủ đá bóng không chỉ nuôi bản thân họ mà còn lo gia đình, lo cả tương lai sau nghiệp đá bóng. Thế mà cứ chờ đợi trả lương bằng công sức lao động của mình là sao?
Việc trên nếu cầu thủ Than Quảng Ninh mà gửi đơn lên FIFA thì chắc chắn CLB này sẽ bị án phạt rất lớn.
Cầu thủ tỏ ra chuyên nghiệp bằng thành tích tạm thời rất tốt trên sân thì ngược lại, lãnh đạo CLB cũng phải tôn trọng công sức của cầu thủ.
Chuyên nghiệp như Than Quảng Ninh CLB nợ 8 tháng lương, thưởng khiến nhiều trụ cột bức xúc bỏ tập 2 ngày trước trận gặp B.Bình Dương, thế nhưng khi ra sân, Than Quảng Ninh vẫn giành chiến thắng bằng thái độ thi đấu chuyên nghiệp nhất Cứ tưởng những khó khăn về việc bị nợ lương, thưởng sẽ đánh gục các cầu thủ chủ nhà trong cuộc đối...