Quảng Ninh: Nuôi thứ gà đặc sản “khoác áo hoa”, lớn con nào thương lái khuân đi hết
Gà bản Đầm Hà – giống gà bản địa của huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) có lông sặc sỡ, thịt thơm ngon đang được anh Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc HTX Tuyền Hiền chăn nuôi, nhân giống.
Mỗi năm, HTX bán ra thị trường khoảng 60 – 70 tấn gà Đầm Hà thương phẩm, nhưng nhiều lúc thương lái cứ hỏi có còn không.
Đầm Hà là huyện miền núi ven biển nằm ở phía đông tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây có nhiều đặc sản nổi tiếng như củ cải phên Đầm Hà, cà sáy Đầm Hà, tàu xì… Đặc biệt, ở đây còn có giống gà bản Đầm Hà nổi tiếng thịt thơm ngon, thân tròn, cổ ngắn, lông sặc sỡ, gà mái còn vừa có râu, vừa có mũ.
Gà bản Đầm Hà là sản vật nổi tiếng của địa phương và khu vực miền Đông tỉnh Quảng Ninh.
Hiện nay, HTX Tuyền Hiền (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) là đơn vị nhân giống gà bản Đầm Hà bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, cung cấp gà giống đặc sản cho các hộ chăn nuôi toàn huyện.
Dẫn PV Dân Việt đi thăm trang trại, anh Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc HTX Tuyền Hiền cho biết, gà bản Đầm Hà được bà con dân tộc Hoa nuôi giữ giống từ nhiều đời, là sản vật nổi tiếng của địa phương, thơm ngon không kém giống gà Tiên Yên.
Bởi vậy, để có được gà giống bố mẹ, anh Tuyền phải lặn lội lên tận các xã vùng cao như Quảng Lâm, Quảng An của huyện Đầm Hà, thậm chí vào tận các bản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số để thu gom.
Tháng 5/2016, anh Tuyền vận động thêm một số hộ trong thôn, xã cùng thành lập HTX Tuyền Hiền, chuyên nuôi, nhân giống gà bản Đầm Hà và nuôi gà bản thương phẩm tạo thương hiệu cho giống gà đặc sản này.
Lúc mới thành lập HTX, anh Tuyền và các hộ chăn nuôi trong HTX Tuyền Hiền gặp nhiều khó khăn do đường xá, điện lưới phục vụ nuôi gà chưa được ổn định. Ngoài ra, mặt bằng để phục vụ cho việc chăn thả gà tự nhiên khi đó còn khá hạn hẹp.
Nhưng chỉ một năm sau, HTX Tuyền Hiền đã giải quyết được các vấn đề trên, tạo điều kiện thuận lợi để bà con làm giàu từ nuôi giống gà bản địa có bộ lông sặc sỡ như khoác áo hoa này.
Gà bản Đầm Hà-1 trong những giống gà đặc sản của tỉnh Quảng Ninh có thịt thơm ngon, thân tròn, cổ ngắn, chân thấp, lông màu sặc sỡ, da chân màu vàng đậm, đặc biệt gà mái vừa có râu, vừa có mũ.
Anh Tuyền cho biết: “Lúc đầu, khi tôi làm thụ tinh nhân tạo cho gà bản Đầm Hà, do còn ít kinh nghiệm nên tỷ lệ trứng ấp thành gà con chỉ đạt 50-60%, dẫn đến việc nhân giống, chọn giống gặp nhiều khó khăn. Phải mất khoảng 4 năm, tôi mới có thể làm chủ được việc thụ tinh nhân tạo, nhân giống, từ đó cung cấp giống gà bản Đầm Hà cho bà con chăn nuôi. Đến nay, tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo gà bản Đầm Hà đạt 90%”.
Đến nay, gà bản Đầm Hà của tỉnh Quảng Ninh đã được công nhận thương hiệu và là một trong những giống gà đặc sản nổi tiếng.
Video đang HOT
Gà mái vừa có râu, vừa có mũ, bộ lông sặc sỡ, bắt mắt.
Để gà không bị nóng, anh Tuyền còn đầu tư máy lạnh vào khu vực nuôi gà ấp trứng, nhiệt độ ở bên trong nhà nuôi thấp hơn bên ngoài khoảng 10 độ C. Ngoài ra, khi gà trống được 75 – 90 ngày tuổi, anh sẽ thiến gà để gà cho chất lượng thịt cao hơn, da giòn, thịt ngọt, thơm, dai thịt.
Chia sẻ với PV Dân Việt, anh Tuyền cho biết: “Khi gà bản Đầm Hà được công nhận thương hiệu, số người đăng ký mua gà giống rất đông, đến nay đã có khoảng 200 hộ nuôi từ 1.000 – 3.000 con/hộ. Hiện HTX đang sản xuất 3 loại gà giống là: Gà hoa mơ, gà râu và gà mũ. Đây đều là các giống gà đặc sản. Không chỉ cung cấp gà giống trong huyện, HTX đã mở rộng thị trường sang các địa phương khác như: Móng Cái, Tiên Yên, Ba Chẽ…”
HTX Tuyền Hiền là HTX chăn nuôi đầu tiên của huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) có mô hình nuôi gà đặc sản bằng máy lạnh.
Khu vực thụ tinh nhân tạo cho gà đặc sản đang được anh Tuyền đầu tư làm mới, phục vụ cho việc sản xuất gà giống.
Trung bình mỗi năm, HTX Tuyền Hiền cung cấp ra thị trường khoảng 200.000 – 250.000 con gà bản Đầm Hà giống. Gà thịt thương phẩm bán ra thị trường ước đạt 60 – 70 tấn một năm nhưng có lúc vẫn thiếu hàng.
Gà bản Đầm Hà giống được anh Tuyền bán với giá 16.000 đồng/con/1 ngày tuổi. Gà mái bán thịt được bán với giá 150.000 đồng/kg, còn gà trống thiến được bán với giá 170.000 đồng/kg.
Trứng gà bản Đầm Hà được ấp trong máy ở nhiệt độ khoảng 37 độ C.
Anh Tuyền cho biết thêm, nhằm hỗ trợ bà con địa phương chăn nuôi giống gà bản địa này, anh không chỉ cung cấp con giống, tiêm phòng, cung cấp thức ăn mà còn bao tiêu đầu ra cho bà con. Chỉ đến khi bà con bán gà thương phẩm, anh Tuyền thu chi phí từ các hộ tham gia HTX.
Ông La Trường Thọ, Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) cho biết: “Thời gian đầu, chúng tôi cũng đã hỗ trợ cho anh Tuyền vay vốn qua Quỹ hỗ trợ nông dân huyện với số tiền là 100 triệu đồng và qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khoảng 1 tỷ để đầu tư vào trang trại nuôi gà đặc sản. Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện cũng tư vấn cho HTX Tuyền Hiền để vận động các hộ dân xung quanh cùng chăn nuôi gà bản Đầm Hà”.
Sản phẩm gà bản Đầm Hà của HTX Tuyền Hiền đã được trao thương hiệu sản phẩm OCOP đạt 4 sao.
“Năm 2020, HTX sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đàn gà đẻ, nâng sản lượng gà giống để đảm bảo nguồn cung cấp gà giống trên thị trường. Sắp tới, tôi sẽ đầu tư chuồng úm gà có dây chuyền tự động đưa thức ăn, nước uống cho gà đặc sản,” anh Tuyền chia sẻ.
Đến nay, gà bản Đầm Hà đã được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao của địa phương. Sản phẩm gà bản Đầm Hà không chỉ nổi tiếng ở địa phương, mà còn là gà đặc sản được thiêu thụ tại nhiều tại các chuỗi siêu thị, nhà hàng ở TP Hạ Long, TP Móng Cái, TP Cẩm Phả, TP Hà Nội…
Đà Lạt: Trồng cây đô la bán lá, thương lái tự đến cắt với giá 140.000/ký
Chỉ sau 1 lần tình cờ được một người cháu gái giới thiệu, gia đình ông Phạm Văn Kim (thôn 4, xã Tà Nung, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đã thử nghiệm trồng cây đô la và đang bán lá cây này với giá từ 80.000-140.000/kg.
Trồng cây lạ, thương lái tự đến cắt lá
Dưới cái nắng chói chang những ngày cuối tháng 6, phóng viên Báo điện tử Dân Việt theo chân chị Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch Hội nông dân xã Tà Nung đến khu vườn trồng cây đô la của gia đình ông Kim.
Chúng tôi đến vườn trồng cây đô la cũng là lúc ông Kim vừa ra để chăm sóc loại cây họ bạch đàn này.
"Cây đô la này thuộc họ bạch đàn, có lá tròn nhỏ hoặc lá hình tim, mọc đối xứng, có mùi hương dịu nhẹ. Nếu anh ngắt cái lá rồi vò nhẹ, nó sẽ có mùi rất đặc trưng. Tôi trồng loại cây đô la này đã được khoảng 10 tháng và bán cho các vựa thu mua hoa hay các doanh nghiệp kinh doanh cây cảnh tại Đà Lạt và TP.Hồ Chí Minh", ông Kim ngắt chiếc lá cây đô la giới thiệu với phóng viên.
Quả thật, làm theo lời ông Kim, phóng viên Báo điện tử Dân Việt nhận thấy mùi rất đặc trưng của cây họ bạch đàn. Những cây đô la của ông Kim được trồng với khoảng cách từ 1 - 1.5m. Có những cây lớn trong vườn của ông Kim đã cao đến 3m.
Cây đô la là loại cây thuộc họ bạch đàn, lá của chúng có mùi rất đặc trưng.
Ông Kim cho biết, gia đình ông có 1,4ha đất trồng các loại cây từ cà phê, bơ, xoài...Tuy nhiên, mùa mưa năm 2019, ông được một người họ hàng giới thiệu cây đô la và nói mua giống về trồng, sẽ cam kết thu mua.
Sau khi nghe giới thiệu và tìm hiểu, cùng với một phần diện tích cà phê năng suất kém, ông Kim đã quyết định trồng thử nghiệm 200 cây đô la.
Ông Kim chăm sóc cây đô la trong vườn hơn 200 cây của gia đình mình.
"Cây đô la có hai loại. Loại lá to được thu mua với giá 80.000 đồng/kg, lá nhỏ thì đắt hơn được mua với giá 140.000 đồng/kg. Hiện gia đình tôi đang trồng cả hai loại cây đô la này và xen thêm cây mimosa, tùng và mở rộng diện tích trồng cây đô la...", ông Kim chia sẻ.
"Với cây đô la, những cành từ 50 - 60cm thì thương lái sẽ đến cắt rồi cân lên tính tiền. Ông Kim chỉ cần chăm bón thôi. Thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19, giá cây đô la lên đến 170.000 đồng/kg lá", bà Nguyễn Thị Bình (vợ ông Kim) cho biết.
Cây đô la như chưa nên trồng ồ ạt
Hiện nay, trên địa bàn xã Tà Nung đã có hơn 10 hộ gia đình đang trồng và có nguồn thu tốt từ cây đô la. Nhìn vào giá thực tế của loại cây lấy lá này và cách chăm sóc đơn giản, nhiều người sẽ đổ xô trồng.
Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch Hội nông dân xã Tà Nung nhận định: "Mặc dù là loại cây hiện mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trước khi trồng, người dân cần phải làm việc với các đơn vị thu mua để tránh việc "cung vượt cầu".
Bên cạnh đó, theo chị Hằng, người dân cần tìm hiểu về quy trình chăm sóc, phân bón, nước tưới cũng như cách xử lý các loại nấm bệnh trên cây đô la. Từ đó, người trồng sẽ có năng suất cao nhất.
Cây đô la là cây trồng mới, đầu ra chưa ổn định nên người dân chưa nên trồng ồ ạt.
Hiện nay, trong diện tích đất của gia đình mình ông Bình đang trồng khoảng 200 cây đô la. Trong thời gian tới, ông sẽ nhân rộng ra khoảng 3.000m2 đất để trồng cây đô la.
Với mỗi cây đô la giống, ông Bình phải mua với giá 60.000 đồng. Ngoài ra, người trồng còn có thể mua hạt cây đô la với giá 5.000 đồng/hạt để tự ươm với tỷ lệ sống 85%.
Những cây đô la giống được ông Bình ươm tại vườn nhà.
Bà Nguyễn Thị Bình - vợ ông Kim cho biết: "Khi trồng cây đô la từ tháng 8/2019 đến nay, gia đình bà đã có thu nhập hơn 20 triệu đồng. Hiện tôi đang ươm khoảng 4.500 cây đô la con (cao từ 2-3cm) để sắp tới trồng trên diện tích 3.000m2. Cây đô la thì việc chăm sóc và chế độ phân bón rất đơn giản. Công việc lại nhẹ nhàng mà giá bán cao, giá trị kinh tế còn cao hơn cả cây bơ và cà phê".
Ông Bình buộc dây cố định giúp cây đô la 1 tháng tuổi đứng thẳng.
Cũng theo bà Bình, từ khi xuống giống, cây đô la mất khỏang 6-8 tháng để phát triển. Khi cành đủ độ dài từ 50-60cm là có thể cho thu hoạch. Cắt cành xong, trong thời gian 1 tháng giữa các kẽ lá của phần cành còn lại sẽ tiếp tục nảy cành non. Khi cây cao khoảng 5m, người trồng sẽ bấm ngọn để cây không phát triển thêm nữa.
Những nhánh đô la nhỏ đang vươn ra từ cành lớn, hứa hẹn một đợt cắt cành năng suất mới.
Búp măng mọc siêu kỳ lạ dù nằm ngang dưới lòng đất như rễ cây nhưng vẫn siêu tươi tốt và lần đầu thấy cách bẻ măng cũng ngộ không kém Hình ảnh búp măng vầu to "cỡ đại" dài bằng 4 gang tay, dù đã ẩn sâu dưới lớp bê tông khá kĩ nhưng vẫn bị cô gái phát hiện và đào lên khiến dân mạng vừa trầm trồ vừa thích thú! Măng vầu là một trong những sản vật nổi tiếng nhất người dân vùng Tây Bắc. Ở vùng này, có rất...