Quảng Ninh hối hả gặt lúa đón siêu bão Sarika
Từng khóm lúa chín vàng óng ả được những tay liềm của các đoàn viên thanh niên, bộ đội thoăn thoát cắt ngọt sắc. Chẳng mấy chốc những cánh đồng vàng ở TX. Đông Triều, Quảng Ninh được mang về nhà dân.
Từ chiều ngày 17.10 đến trước khi bão vào, trên các cánh đồng lúa đang vào độ chín vàng óng ả sẽ được toàn dân tiến hành gặt tổng lực. Đây là 1 trong những chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh đối phó với cơn bão số 7 (có tên quốc tế là Sarika) được dự báo là con bão rất mạnh và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tỉnh Quảng Ninh. Ngay trong chiều (17.10), Tỉnh Quảng Ninh đã thông báo tình trạng khẩn và họp bàn trực tuyến cách đối phó với bão tới các địa phương và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
Theo chỉ đạo khẩn của UBND tỉnh Quảng Ninh, TX Đông Triều đã huy động tổng lực các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ đã tiến hành hỗ trợ nông dân thu gặt 1.500ha lúa chín đang vào vụ thu hoạch. Hành động đẹp về tinh thần đoàn kết quân dân này được Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh – Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban Chỉ Huy PCTT&TKCN tỉnh Đặng Huy Hậu khi trực tiếp đến kiểm tra công tác phòng chống siêu bão Sarika đánh giá cao.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Huy Hậu động viên nhân dân nhanh chóng thu hoạch lúa chín trước khi bão về (Ảnh: QNP).
Tại khu vực đê xung yếu ở km 27 đến km 32 đê Hà Nam đoạn chạy qua xã Liên Vị, TX Quảng Yên chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Thường trực đã trực tiếp chỉ đạo lực lượng, phương tiện, vật lực sẵn sàng triển khai các biện pháp gia cố, ứng cứu tuyến đê khi có tình huống khẩn cấp. Hơn 3.000ha lúa chín của nhân dân chưa thu hoạch xong đã được các lực lượng quân đội đóng chân trên địa bàn huy động cán bộ chiến sĩ, phương tiện máy móc hỗ trợ nhân dân hoàn thành việc thu hoạch lúa chín trong ngày 18.10.
Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, người dân TP. Uông Bí, đã tích cực thu hoạch 1.725 ha lúa, trong đó 85% diện tích lúa chín đã được thu hoạch. UBND thành phố đã yêu cầu nhân dân tạm ngừng xuống giống, gieo trồng cây vụ Đông. Những diện tích hoa màu, cây vụ Đông đã xuống giống cần chủ động triển khai phương án bảo vệ từ nay cho đến khi bão tan.
Tại huyện Tiên Yên năm 2016, gieo cấy 1900ha lúa mùa. Đến thời điểm hiện tại các xã, thị trấn đã tiến hành thu hoạch diện tích lúa mùa sớm đạt trên 20%.
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, theo hướng cơn bão, dự báo sau khoảng hơn 40 giờ, bão số 7 sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh. Ngay trong ngày 17.10, các địa phương thực hiện chỉ đạo của tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra để triển khai công tác phòng, chống cơn bão số 7. Đáng chú ý, theo dự báo, bão số 7 có thể đổ bộ vào Quảng Ninh vào ban đêm, do đó, việc cảnh báo, di dời, sơ tán người dân các địa phương cần phải có phương án chủ động; bên cạnh đó, cần giám sát chặt chẽ hệ thống đê điều, vì hiện nay, chỉ có tuyến đê Hà Nam chịu được bão gió cấp 10.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long đã chỉ đạo thành lập 6 đoàn kiểm tra của tỉnh để thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác phòng chống bão số 7 tại một số địa phương trọng yếu ngay trong ngày 17.10. Đồng thời, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các địa phương, sở, ngành trong tỉnh khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống cơn bão số 7. Trong đó, trọng tâm là công tác rà soát, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn; bảo vệ đê điều; các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét hay khu vực gần biển, đê điều…. UBND tỉnh cũng yêu cầu, khi có dự báo bão số 7 đổ bộ vào tỉnh, các địa phương, sở, ngành phải dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung cho công tác phòng chống bão số 7.
Hình ảnh quân và dân TX. Đông Triều hối hả gặt lúa do bạn Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ:
Video đang HOT
Lực lượng thanh niên tình nguyện, dân quân tự vệ, quân đội giúp đỡ người dân thu hoạch ở Đông Triều.
Tất cả xuống đồng với nhiệt huyết “xanh nhà hơn già đồng”.
Từng bó lúa được được thu lại.
Sắc màu thiên thanh nhuộm cánh đồng vàng.
Lúa được tuốt ngay trên cánh đồng.
Bao thóc mang trên vai với niềm vui khôn tả.
Người dân thu hoạch hăng say xuyên đêm.
Chẳng mấy chốc những cánh đồng vàng đã được mang về nhà.
Theo Danviet
Hà Nội ra công điện khẩn ứng phó siêu bão Sarika
Thành phố lên phương án chống ngập khu vực nội thành, ứng phó với tình hình thời tiết xấu khi bão đổ bộ.
Hà Nội lên phương án ứng phó với thời tiết xấu khi bão đổ bộ (ảnh minh họa: Tất Định)
Ngày 17/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có công điện khẩn gửi các đơn vị chức năng để chủ động phòng chống với diễn biến bất lợi của mưa, bão, lũ trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 7.
Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy Trung ương, hồi 07 giờ ngày 17/10, vị trí tâm bão số 7 (có tên quốc tế Sarika) ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.
Dự báo trong khoảng 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và đi vào Vịnh Bắc Bộ.
Đến 07 giờ ngày 19.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh - Nam Định khoảng 130km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14-15. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.
Bão số 7 là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến phức tạp.
Để chủ động phòng chống có hiệu quả với diễn biến bất lợi của mưa, bão, lũ trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu:
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức trực 24h/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão số 7, triển khai phương án phòng, chống lụt bão đã phê duyệt.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai Thành phố theo dổi diễn biến, tình hình mưa bão úng, ngập, tổng hợp, báo cáo, đề xuất kịp thời Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo xử lý.
Sở Xây dựng triển khai phương án phòng chống úng, ngập khu vực nội thành; phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận kiểm tra, rà soát các khu nhà ở đã xuống cấp, nguy hiểm để sơ tán nhân dân đến nơi an toàn, chỉ đạo kiểm tra phòng chống cây đổ.
Bộ Tư lệnh Thủ đô, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thường xuyên nắm bắt tình hình mưa bão, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện thường trực để tham gia ứng cứu, xử lý kịp thời các sự cố do mưa bão, úng, ngập gây ra.
Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an thành phố thực hiện phương án phân luồng, bố trí lực lượng, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc; với những khu vực, tình huống nguy hiểm yêu cầu dừng việc qua lại để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn tính mạng của nhân dân.
Các công ty Thủy lợi, Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội chủ động bơm tiêu nước đệm trong đồng, hạ thấp mực nước các hồ nội và ngoại thành đối với các hồ có mực nước cao; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư để bơm tiêu úng, xử lý kịp thời các sự cố về công trình thủy lợi và điểm úng ngập trên địa bàn.
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh kiểm tra, tổ chức cắt tỉa cây và cành cây có nguy cơ bị đổ gãy khi có mưa, bão, giải tỏa các sự cố về cây đổ đảm bảo an toàn giao thông đi lại, cảnh báo các vị trí nguy hiểm.
Theo Tất Định (Dân Việt)
Nghi can gây thảm án định giết tiếp hai chủ nợ Kẻ giết 4 bà cháu khai trong quá trình chạy trốn định tự sát bằng thuốc ngủ để được chết toàn thây, song còn muốn đoạt mạng tiếp 2 chủ nợ vì cho rằng đã dồn mình đến đường cùng. Khi bị bắt vào tối 26/9, Doãn Trung Dũng, nghi can gây thảm án giết 4 bà cháu ở Quảng Ninh, thốt lên...