Quảng Ninh – Hải phòng chịu ảnh hưởng bão số 7
Đi sâu vào đất liền của Trung Quốc, bão số 7 vẫn tiếp tục càn quét mạnh. Dự báo các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng cũng chịu ảnh hưởng của bão; toàn miền Bắc nước ta sẽ có mưa lớn.
Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, đến 4h sáng nay (13/8), tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông. Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày mai (14/8), tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 110km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 4 giờ ngày 15/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,2 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102km một giờ), giật cấp 11 cấp 12. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km.
Video đang HOT
Miền Bắc lại đối mặt với nguy cơ ngập úng trong những ngày tới.
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, nhận định, hiện nay hướng đi của bão vẫn hướng vào bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và đi sâu vào đất liền. Tuy nhiên, đây là một cơn bão rất mạnh nên sức gió của nó vẫn quét rộng đến khu vực vịnh Bắc bộ.
“Từ sáng 13/8, vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh dần lên cấp 8 – cấp 9, sau tăng lên cấp 10 – cấp 11, giật cấp 12 – cấp 13, biển động dữ dội. Dự báo vùng ảnh hưởng gió cấp 10 cũa bão là Quảng Ninh, khu vực Hải Phòng cũng có gió mạnh cấp 6- 7. Từ 15-17/8, bão số 7 cũng sẽ gây mưa to ở khu đông bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng). Các địa phương khác ở Bắc bộ cũng diễn ra mưa vừa, mưa to đến rất totrong 2 ngày tới ; vùng núi có thể xảy ra lũ quét và sạt lở đất” – ông Hải nói.
Chiều 12/8, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương họp khẩn bàn phương án ứng phó với bão mạnh trên biển Đông. Chỉ đạo cuộc họp, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát yêu cầu khẩn trương kêu gọi tàu thuyền trên biển vào bờ hoặc trú tránh. Ở Hoàng Sa, thời gian chỉ còn trong đêm nay trước khi khu vực này có thể hứng chịu sóng gió tới cấp 10. Trên bờ, dù lũ đã xuống nhưng theo Bộ trưởng Phát, sẽ có thêm các sự cố bộc lộ ở các tuyến đê. Ông Phát bày tỏ sự lo lắng khi mưa lớn lại trút về miền Băc sẽ gây nguy cơ lũ trở lại trên hệ thống sông Hồng, Thái Bình. Do đó cần gấp rút khắc phục sự cố ở các tuyến đê xung yếu, chuẩn bị ứng phó đợt lũ mới.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Áp thấp vẫn mạnh thêm và hướng vào đất liền
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, sau khi bão Cimaron đi vào Trung Quốc thì áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông có sự đổi hướng, di chuyển lệch về phía Tây Tây Bắc, hướng vào đất liền nước ta. Vào 13h chiều qua 19-7, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7.
Sơ đồ đường đi và vị trí áp thấp nhiệt đới cập nhật lúc 21h30 ngày 19-7
Trong hôm nay, 20-7, ATNĐ tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc và có khả năng mạnh thêm. Đến 13h cùng ngày, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía Tây Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh Quảng Bình - Thừa Thiên Huế khoảng 230 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7. Do ảnh hưởng của ATNĐ, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.
Trong một diễn biến khác, mưa lớn diễn ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc những ngày qua đã gây thiệt hại về người và tài sản. Tại Điện Biên, BCH PCLB tỉnh cho hay, sáng sớm 19-7, nước lũ đã cuốn trôi hai mẹ con ở huyện Tuần Giáo đang trên đường đi làm nương. Nạn nhân là chị Lò Thị Tun, SN 1972 và cháu Lò Thị Thiêm, SN 1998 ở xã Nà Sáy, huyện Tuần Giáo. Ngay khi nhận tin báo, BCH PCLB huyện Tuần Giáo đã chỉ đạo địa phương huy động lực lượng tìm kiếm thi thể hai nạn nhân. Đến 9h30, thi thể cháu Lò Thị Thiêm được tìm thấy cách vị trí trôi khoảng 3km, thi thể chị Lò Thị Tun vẫn mất tích. Hiện, các lực lượng hỗ trợ cứu nạn vẫn đang tìm kiếm. BCH PCLB tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ gia đình nạn nhân mỗi người 4,5 triệu đồng. Còn tại tỉnh Sơn La, mưa lớn gây ra lũ cuốn trôi 1 người (ông Mùi Văn Ú, 59 tuổi, bản Hinh, xã Mường Tè, huyện Mộc Châu, đi làm về qua suối), đã tìm thấy thi thể vào ngày 19-7.
Theo ANTD
"Siêu bão" tăng cấp tiến sâu vào biển Đông, diễn biến khó lường "Siêu bão" Utor đã tăng cấp khi tiến sâu vào biển Đông. Dự báo vùng áp thấp nhiệt đới đang ảnh hưởng đến vùng biển nước ta sẽ bị hút vào cơn bão, càng gây diễn biến khó lường. Sáng sớm nay (11/8), "siêu bão" Utor đã tăng cấp, giật cấp 16 - 17 khi tiến sâu vào phía Đông Bắc khu vực...