Quảng Ninh dừng đón khách du lịch đến 27/3 vì dịch Covid-19
Tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định nhằm bảo đảm an toàn trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Trang chủ của UBND tỉnh Quảng Ninh thông báo quyết định dừng đón khách tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, trên các đảo thuộc Cô Tô, Vân Đồn. Các hoạt động ở khu di tích lịch sử, danh thắng trên địa bàn tỉnh cũng được tạm ngừng. Thời gian thực hiện từ 0h ngày 12/3 đến 0h ngày 27/3.
Tính tới 12h ngày 11/3, tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa phát hiện thêm ca dương tính mới với Covid-19. 4 ca trước đó đều là du khách nước ngoài đi cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân thứ 17.
Quảng Ninh dừng đón khách ở các điểm du lịch để tránh lây nhiễm virus corona. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.
Video đang HOT
Cũng trong 11/3, UBND thành phố Hạ Long đã ra công văn hỏa tốc nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân, tránh lây lan bệnh dịch trên địa bàn.
Theo đó, các cơ sở karaoke, vũ trường, bar, điểm cung cấp trò chơi điện tử trên địa bàn thành phố phải tạm dừng hoạt động kinh doanh từ 20h ngày 11/3. Các nhà hàng, hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống hạn chế phục vụ đoàn đông người. Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tạm dừng đón khách từ 8h ngày 12/3.
Du lịch Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng kể từ khi xuất hiện bệnh nhân thứ 17 dương tính với Covid-19. Chương trình kích cầu du lịch do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức đã phải ngừng tuyên truyền rộng rãi. Trước đó, chương trình với những ưu đãi về giá vé máy bay, điểm tham quan… hứa hẹn phục hồi ngành Du lịch Việt Nam sau cơn khủng hoảng vì dịch Covid-19.
Theo news.zing.vn
Điều kỳ lạ về ngọn núi của "Ba anh em" cấm con người leo lên
Gangkhar Puensum (thuộc dãy núi Himalaya) là ngọn núi cao nhất ở Bhutan (7.570 mét), đây là đỉnh núi cao thứ 40 trên thế giới. Gangkhar Puensum có nghĩa là Đỉnh núi trắng của ba anh em tâm linh. Theo nghĩa đen, đó là núi của ba anh em.
Nghe có vẻ ngạc nhiên vì Gangkhar Puensum vẫn chưa được phép leo lên, đặc biệt là khi hầu hết các đỉnh núi trên dãy Himalaya đã có người leo từ nhiều thập kỷ trước. Gangkhar Puensum nằm ở biên giới của Bhutan và Tây Tạng.
Bhutan bắt đầu cho phép leo núi duy nhất vào năm 1983, vì họ tin rằng những ngọn núi cao chót vót là nơi trú ngụ của các linh hồn. Cuối cùng, quốc gia này cũng thoáng hơn về việc leo núi. Từ năm 1985 đến năm 1986, Bhutan đã tổ chức bốn lần hoạt động leo núi, nhưng tất cả đều kết thúc trong thất bại. Quyết định cho phép leo núi nhằm mục đích thương mại của Bhutan đã không tồn tại lâu. Năm 1994, chính phủ cấm leo núi cao hơn 6.000 mét vì tôn trọng tín ngưỡng tâm linh địa phương, và kể từ năm 2004 hoạt động leo núi ở nước này đã bị cấm hoàn toàn.
Năm 1998, một đoàn thám hiểm Nhật Bản đã xin phép Hiệp hội leo núi Trung Quốc để leo núi Gangkhar Puensum ở phía bắc của Bhutan từ phía Tây Tạng. Nhưng vì cuộc tranh chấp biên giới kéo dài với Bhutan, cuối cùng giấy phép leo núi của họ bị thu hồi. Vì vậy, năm 1999, đoàn thám hiểm đã leo ngọn núi Liankang Kangri hoặc Gangkhar Puensum North, ngọn núi con của Gangkhar Puensum ở Tây Tạng trước đó từng bị cấm leo.
Gangkhar Puensum từ thung lũng Ura, Bhutan.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Cận cảnh tháp Chàm Rừng xanh đặc biệt nhất Việt Nam Đây là tháp Chàm duy nhất ở VN không được xây dựng trên những ngọn đồi cao trống trải mà lại nằm dưới những tán cổ thụ của rừng già Tây Nguyên. Tháp Chàm Yang Prong (Thần vĩ đại), còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngôi tháp Chàm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị...