Quảng Ninh: Đổi mới 2 điều này, nghề nuôi tôm và nuôi biển của xứ Than sẽ tăng trưởng cấp số nhân
Hàng loạt kiến nghị của doanh nghiệp, địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ninh gửi tới các bộ, ngành được ghi nhận tại Hội nghị triển khai sản xuất tôm và nuôi biển năm 2022.
Đổi mới 2 điều này, nghề nuôi tôm và nuôi biển của xứ Than sẽ tăng trưởng cấp số nhân
Hội nghị triển khai sản xuất tôm và nuôi biển năm 2022 do UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 25/3.
Hội nghị có sự tham gia của Tổng cục Thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cùng nhiều doanh nghiệp, địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ninh.
Xuống giống hàu trên vùng nuôi tại biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Quý.
Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành trên cả nước có biển, với 2.077 đảo lớn nhỏ, dải bờ biển dài 250km, có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000ha eo, vịnh và tài nguyên sinh vật biển đa dạng, phong phú.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có 3/28 khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh); có 4 cảng khẩu trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia). Quảng Ninh cũng là một trong các tỉnh có các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ gần đường phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc.
Ở vùng đất này của Bạc Liêu nông dân giấu bí quyết gì mà nuôi tôm cho năng suất cao gấp 10 lần nơi khác?
Quảng Ninh cũng là cửa ngõ của các nước ASEAN, là trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của miền Bắc sang thị trường quốc tế, đặc biệt với Trung Quốc. Đây là những tiềm năng và lợi thế đặc biệt, riêng có trong phát triển kinh tế biển nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng của Quảng Ninh.
Đến hết năm 2021, Quảng Ninh có 5/6 huyện, thị xã, thành phố đã quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm tập trung với 7.287,4ha tại 22 xã, phường, thị trấn.
Hầu hết các địa phương thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch. Tuy nhiên, diện tích tiềm năng hoặc đang nuôi tôm hiệu quả chưa được xem xét để quy hoạch còn khá lớn (trên 2.000ha).
Video đang HOT
Ngược lại, nhiều diện tích nuôi tôm nằm trong quy hoạch đã chuyển thành khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ, chưa được kiểm đếm, thống kê đầy đủ.
Công tác đầu tư theo quy hoạch, bao gồm hạ tầng cơ sở dùng chung ( giao thông, thủy lợi, điện), chính sách hỗ trợ, khoa học công nghệ,… còn khiêm tốn do thiếu nguồn lực, sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành, địa phương.
Nhiều vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã được quy hoạch chi tiết song việc triển khai đầu tư theo quy hoạch còn rất hạn chế.
Cơ sở ươm tôm giống của Tập đoàn Việt Úc (huyện Đầm Hà, Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Quý.
Về hiện trạng nuôi biển, hiện tại đã có 8/11 địa phương ven biển lập quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản mặn, lợ (Móng Cái, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Uông Bí, Hải Hà, Hạ Long) với diện tích khoảng 11.700ha.
Tuy nhiên, hiện tượng nuôi ngoài quy hoạch vẫn diễn ra phổ biến. Thậm chí, có địa phương không quy hoạch bãi triều, mặt nước biển nhưng có tới 500ha diện tích đang nuôi cá biển, nhuyễn thể.
Nhiều địa phương không quản lý tốt các giải pháp quy hoạch dẫn tới nuôi mật độ quá cao, đa tầng, nhiều đối tượng,… Tình trạng này là một trong những nguyên nhân gây suy giảm sức sản xuất của vùng nước, dịch bệnh bùng phát, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân.
Ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: “Quảng Ninh tăng cường thu hút đầu tư vào thủy sản, ưu tiên các mô hình hợp tác công – tư, các mô hình sản xuất theo chuỗi, ưu tiên cho khâu chế biến, hỗ trợ cao nhất cho các cụm công nghiệp chứa các cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt quyết tâm chuyển đổi vật liệu nuôi trồng không bền vững sang vật liệu bền vững, từ đó phát triển lâu dài”.
Nuôi trồng thủy sản biển (nuôi biển) Quảng Ninh hiện đang phát triển 2 nhóm đối tượng chính là cá biển (cá song, cá chim vây vàng, cá giò…) và nhuyễn thể (hầu, ngao, trai cấy ngọc, …) theo phương thức nuôi lồng (treo trên bè nổi, đặt dưới đáy biển), giàn bè hay nuôi thả trực tiếp trên các bãi triều.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng sản xuất tôm và nuôi biển của Quảng Ninh đã phát triển nhiều so với trước đây, tuy nhiên chưa tương xứng so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nghề nuôi tôm và nuôi biển của Quảng Ninh hoàn toàn có thể tăng cao hơn theo cấp số nhân nếu như đổi mới về tổ chức sản xuất và quản lý.
Nhiều hộ gia đình ở Vân Đồn phát triển nghề nuôi biển. Ảnh: Nguyễn Quý.
Ông Ngô Hùng Dũng, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Tân An nêu các kiến nghị: Tăng thời gian thuê đất; quy hoạch vùng nuôi công nghệ cao để đảm bảo môi trường bền vững. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản được đăng ký tài sản gắn liền với đất. Qua đó doanh nghiệp có điều kiện pháp lý để đăng ký thế chấp vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; quy hoạch vùng chế biến thủy sản tập trung, qua đó thu hút đầu tư chế biến sâu, tăng giá trị hàng thủy sản.
Bàn về giải pháp tăng trưởng sản xuất tôm và nuôi biển tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới, các đại biểu đều thống nhất nhận định cần phải tăng cường hàm lượng khoa học kỹ thuật trong mỗi mô hình nuôi, hiện đại hóa quy trình sản xuất, quy trình quản lý, sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng máy móc, thiết bị thay thế sức người trong nuôi trồng thủy sản.
Tôm giống đạt chuẩn của Tập đoàn Việt Úc. Ảnh Nguyễn Quý.
Đại diện Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Vụ nuôi trồng thủy sản cho rằng, riêng về lĩnh vực nuôi biển, Quảng Ninh hiện mới đang phát triển ở bước đầu.
Đây cũng là thuận lợi để ngay từ đầu hoạch định hướng sản xuất lớn, thay từ nghề cá nhân dân với chủ thể là ngư dân sang nghề cá công nghiệp với chủ thể là doanh nghiệp, chuyển từ nuôi gần bờ ra xa bờ, tính đến chiến lược đa dạng hóa thị trường tiêu thụ thay vì trông đợi quá mức vào thị trường lợi thế gần nhà là Trung Quốc, tính tới việc tích hợp 2 ngành kinh tế nuôi trồng thủy sản với du lịch…
Trong hoạt động sản xuất tôm, Quảng Ninh cần gỡ nút thắt về công nghệ để nâng cao năng suất trên mỗi diện tích canh tác, chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng dùng chung cho các vùng nuôi tôm tập trung.
Đại diện Công ty CP Tập đoàn Nhựa super Trường Phát đưa ra giải pháp nuôi tôm thẻ chân trắng, cá biển trên biển, nuôi tôm thẻ và tôm hùm trên bờ, nuôi trên đồi bằng lồng HDPE, nuôi biển công nghiệp kết hợp du lịch trên cơ sở hạ tầng nhựa HDPE.
Nhiều hộ gia đình nuôi biển ở Vân Đồn đã chuyển sang sử dụng phao nổi. Ảnh: Nguyễn Quý.
Trên hết, đơn vị chức năng tỉnh Quảng Ninh tăng cường tiến hành thẩm định, cấp các mã vùng nuôi trồng thủy sản, mã cho cơ sở chế biến an toàn, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất nuôi trồng thủy sản, làm nền tảng để sản phẩm thủy sản Quảng Ninh có thể tiếp cận các thị trường khó tính song mang lại giá trị cao, đặc biệt nông nghiệp Quảng Ninh, trong đó có lĩnh vực thủy sản phải đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.
Ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Quảng Ninh còn rất nhiều việc cần làm ngay, đó là xây dựng, công bố cảng cá, đưa vào vận hành khu dịch vụ nuôi trồng thủy sản tại Đầm Hà, xây dựng đề án khu dịch vụ hậu cần nghề cá, sớm đưa Trung tâm nhuyễn thể Vân Đồn vào hoạt động, hiện đại hóa cơ sở chế biến thủy sản.
Tôm, cá, nhuyễn thể xác định hiện là đối tượng nuôi chính của thủy sản Quảng Ninh. Trong những năm tới, không tăng diện tích nhưng tăng sản lượng, tiêu thụ sản phẩm tiến tới qua sàn thương mại điện tử thay vì chỉ chú trọng tiêu thụ trực tiếp. Về lâu dài, nghiên cứu các đối tượng nuôi thủy sản mới phù hợp, giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường thu hút đầu tư vào thủy sản, ưu tiên các mô hình hợp tác công – tư, các mô hình sản xuất theo chuỗi, ưu tiên cho khâu chế biến, hỗ trợ cao nhất cho các cụm công nghiệp chứa các cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt quyết tâm chuyển đổi vật liệu nuôi trồng không bền vững sang vật liệu bền vững, từ đó phát triển lâu dài.
Tạo nền tảng cần thiết để các vùng trũng nghèo phát triển kinh tế
Hội thảo tham vấn xây dựng Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình GREAT/DFAT, tổ chức tại Hà Nội ngày 18/3.
Cán bộ nông nghiệp kiểm tra mô hình trồng dứa của người dân tại xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa: Hữu Quyết/TTXVN
Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện, hoạt động triển khai Chương trình giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025. Chương trình giảm nghèo quốc gia mới có rất nhiều sự thay đổi từ thiết kế, mục tiêu đến nội dung dự án. Chương trình hỗ trợ cho người nghèo, cộng đồng nghèo theo hướng đa chiều. Đặc biệt, hai chiều chính là nâng cao thu nhập và hỗ trợ những thiếu hụt cơ bản. Mục tiêu là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt nghèo.
Nhấn mạnh đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững - một trong những dự án của Chương trình giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2021 -2025, ông Tô Đức cho biết: Qua các đánh giá, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thấy rằng, cứ một hộ dân bình thường chỉ cần có một lao động được đào tạo nghề nghiệp thì người lao động có cách tiếp cận thị trường lao động để tạo ra nguồn thu nhập. Đây là cách thoát nghèo hiệu quả và cũng là một trong những nội dung trọng tâm của hội thảo. "Vì thế, làm thế nào để lựa chọn, xác định được đối tượng hỗ trợ, đưa ra được các phương thức hỗ trợ hiệu quả để khắc phục vấn đề hỗ trợ thiếu hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp ở giai đoạn trước đối với hộ nghèo là vấn đề hội thảo rất quan tâm", ông Tô Đức nhấn mạnh.
Đại diện Chương trình GREAT/DFAT cho biết, là một dự án do Chính phủ Australia tài trợ với mục đích thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Sơn La và Lào Cai, GREAT tham gia hỗ trợ Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thông qua đối tác UNDP. GREAT nhận thấy thiết kế và xây dựng các hướng dẫn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã có nhiều đổi mới.
Chương trình đã tiếp thu các bài học kinh nghiệm hay từ quá trình thực hiện các Chương trình giai đoạn trước và thiết kế 2 Chương trình mục tiêu quốc gia, từ các đối tác phát triển và các địa phương về phát triển sinh kế, sản xuất và mô hình giảm nghèo đã từng được chia sẻ, sàng lọc để trong thời gian ngắn đưa vào các tài liệu của chương trình nhằm hiện thực hóa các nguyên tắc đổi mới này để nâng cao hiệu quả giảm nghèo.
"Với các tiếp cận mở và tinh thần tạo điều kiện địa phương và cộng đồng áp dụng sáng tạo các mô hình sinh kế giảm nghèo, huy động sức mạnh của doanh nghiệp, các hộ không thuộc diện nghèo và nhạy bén cùng liên kết kinh doanh với hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo mới sẽ tạo nền tảng cần thiết cho năng lực sản xuất, hạ tầng, công nghệ giữa vùng phát triển hơn với vùng trũng nghèo để phát triển kinh tế"- đại diện Chương trình GREAT/DFAT cho biết.
Dự án GREAT đã tập trung vào việc tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các kiên kết kinh doanh trong nông nghiệp như gai xanh, chè, rau, dược liệu, quế... và du lịch với các doanh nghiệp đầu chuỗi; đồng thời tăng cường kỹ năng sinh kế cơ bản cho các hộ và phụ nữ để họ tự tin sản xuất và cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp; tư vấn kỹ thuật sản xuất và kinh doanh cho các hợp tác xã để sản xuất theo kế hoạch của doanh nghiệp.
"Dự án đã thu hút hơn 27.000 phụ nữ tham gia vào các hoạt động trong 10 lĩnh vực của ngành nông nghiệp và du lịch ở 2 tỉnh Sơn La và Lào Cai. 70% là phụ nữ dân tộc thiểu số đến từ 20 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, chủ yếu sống ở vùng có tỷ lệ nghèo cao, tăng thu nhập cho trên 15 ngàn phụ nữ", đại diện Chương trình GREAT/DFAT chia sẻ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề xung quanh việc xây dựng hướng dẫn thực hiện nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm về thành công của một số mô hình phát triển sinh kế, tạo thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo tại địa phương.
Hơn 99% diện tích gieo cấy lúa Xuân tại Hà Nội đã lấy đủ nước Ngày 17/2, Chi cục Thủy lợi Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, các doanh nghiệp thủy lợi thành phố và tổ chức thủy lợi cơ sở đã cấp đủ nước cho 80.898 ha, đạt 99,33% kế hoạch gieo cấy vụ Xuân 2022. Lấy đủ nước, nông dân huyện Mỹ Đức làm đất vụ Xuân 2022. Ảnh: Phương Anh/TTXVN Người dân 23...