Quảng Ninh: Diễn tập phòng dịch cúm gia cầm khẩn cấp từ Trung Quốc
Đó là mục đích của cuộc diễn tập ứng phó sự xâm nhiễm của virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người. Cuộc diễn tập do Bộ Y tế và Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức sáng nay (5.4) tại TP. Móng Cái (Quảng Ninh).
Theo đánh giá của Cục Thú y (Bộ NNPTNT): Virus cúm A/H7N9 được xác định có nguồn gốc từ gia cầm nhưng không biểu hiện bệnh lâm sàng trên gia cầm. Virus lây truyền từ gia cầm sang người và gây bệnh cho người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của gia cầm trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, ăn thịt và các sản phẩm gia cầm không được nấu chín kỹ hoặc tiếp xúc với môi trường bị nhiễm virus cúm A/H7N9. Người bị nhiễm có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 36-37%. Hiện chưa có bằng chứng lây từ người sang người và chưa sản xuất được vắc-xin phòng virus cúm A/H7N9.
Buổi diễn tập ứng phó sự xâm nhiễm của virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người bắt đầu bằng thông báo, nhận diện vùng dịch là chợ Thọ Xuân (phường Hòa Lạc, TP. Móng Cái).
Cán bộ thú y nhanh chóng sử dụng các thiết bị bảo hộ, chuẩn bị vào vùng dịch.
Tại Trung Quốc, từ tháng 3.2013 đến nay, đã ghi nhận 1.364 trường hợp mắc cúm A/H7N9, trong đó 498 ca tử vong. Trong 2 tuần đầu tháng 3.2017, tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã phát hiện 7 người bị nhiễm cúm A/H7N9 tại thành phố Liễu Châu và Hà Chí do tiếp xúc với gia cầm sống bán tại chợ gia cầm (cách biên giới nước ta khoảng 100km), nâng tổng số lên 17 người bị nhiễm virus cúm tại tỉnh này trong năm 2017. Đầu năm 2017, tỉnh Vân Nam cũng phát hiện 2 người bị nhiễm cúm A/H7N9.
Đến nay Quảng Ninh chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người, nhưng nguy cơ dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh là rất lớn.
Cán bộ thú y thực hiện lấy mẫu kiểm dịch gia cầm.
Video đang HOT
Phun khử trùng, tiêu độc toàn bộ phạm vi chợ, đặc biệt là khu vực bán gia cầm.
Bên ngoài chợ, chốt kiểm dịch được lập, kiểm soát tất cả các phương tiện giao thông qua lại và phun khử trùng.
Cả một khu phố xôn xao, thu hút rất đông người dân hiếu kỳ vì các lực lượng đến nhà một người dân bị nghi nhiễm virus cúm A/H7N9 (giả định).
Bệnh nhân bị nghi nhiễm virus cúm A/H7N9 ngay lập tức được đưa đến bệnh viện Móng Cái và thực hiện các bước xét nghiệm và thăm, khám ban đầu.
Buổi diễn tập được diễn ra nghiêm túc, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ cơ quan thú y, y tế trong việc triển khai các biện pháp tổ chức bao vây, khống chế và dập tắt dịch và các biện pháp kỹ thuật co liên quan trong chống dịch tại thưc địa. Qua đó, các cơ quan, ban ngành liên quan cũng được huấn luyện để chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm khác lây nhiễm cho người và gia cầm xâm nhập vào địa bàn.
Theo Danviet
Virus cúm khiến gần 50% số người mắc tử vong có thành đại dịch?
Diễn biến trên bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 sẽ gây tổn thương phổi, viêm phổi diễn biến nhanh chóng, nguy cấp và tử vong.
Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.
Bộ Y tế cho biết Việt Nam cho biết, hiện nay, Trung Quốc đã ghi nhận 425 trường hợp cúm A(H7N9) ở người trong đó có hai tỉnh giáp biên giới với Việt Nam là Quảng Tây và Vân Nam. Điều đáng nói là dịch bệnh lần này ghi nhận tỉ lệ tử vong cao hơn (gần 50%) và bệnh lây lan trên quy mô rất rộng.
Trước diễn biến khó lường của dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc và nguy cơ xâm nhập Việt Nam, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.
Thưa ông, xin ông đánh giá về tình hình dịch cúm A/H7N9. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế đã phát hiện ra trường hợp nghi ngờ nào mắc cúm A/H7N9?
Thời gian gân đây, tại Trung Quôc đã xuât hiện dịch cúm A/H7N9 khiên gân 200 người tử vong.
Hiện nay, nhiều nơi đã phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt tại các tỉnh có cửa khẩu và lối mở với Trung Quốc nhằm ngăn chặn không đê dịch bệnh lây lan vào nước ta, trong đó có việc kiểm tra thân nhiệt hành khách nhập cảnh.
Bệnh nhân mắc cúm thông thường nhập viện điều trị.
Nếu hành khách có sức khỏe bình thường, thân nhiệt thể hiện màu xanh. Nếu hành khách nào có nhiệt cao hơn nhiệt độ cài đặt sẵn ở ngưỡng 37,3 độ, máy sẽ phát ra tín hiệu và thể hiện thân nhiệt màu đỏ.
Qua báo cáo của các địa phương, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa phát hiện bất kỳ trường hợp nào nghi ngờ mắc cúm A/H7N9, song không vì thế mà việc kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại các cửa khẩu bị xem nhẹ.
Nguồn lây cúm A/H7N9 như thế nào và mức độ nguy hiểm như thế nào, thưa ông?
Nguồn lây bệnh cúm A/H7N9 chủ yếu là tiếp xúc với gia cầm. Hiện chưa có bằng chứng chứng minh sự lây truyền từ người sang người đối với chủng cúm này. Đây là yếu tố cơ bản để nhiễm H7N9 có thể biến chuyển thành một "đại dịch cúm".
Về mức độ nguy hiểm, chủng cúm H7N9 có độc lực khá mạnh, gây tử vong cao, hơn so với virus cúm A/H5N1. Diễn biến trên bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 tương tự như bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 với các tổn thương phổi, viêm phổi diễn tiến nhanh chóng, nguy cấp và tử vong.
Ngoài việc kiểm soát thân nhiệt hành khách như ông vừa nói, hiện ngành Y tế còn có giải pháp gì để chặn đứng việc dịch xâm nhập nước ta, thưa ông?
Bộ Y tế đề nghị ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối; Xây dựng các kịch bản phòng, chống dịch, tăng cường giám sát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cầm, kịp thời thông báo cho ngành y tế địa phương khi phát hiện ổ dịch để phối hợp triển khai các biện pháp xử lý.
Bên cạnh Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam, nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp tử vong do dịch cúm A/H7N9.
Để chủ phòng tránh bệnh, người dân phải làm gì, thưa ông?
Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm A (H7N9) sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống chín.
Người dân cần rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm; Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Những người có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp khi đi du lịch hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực đang có dịch bệnh cúm cần nghĩ tới do Cúm A/H7N9 để được khám, chẩn đoán kịp thời.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Dịch cúm A/H7N9 được phát hiện trên người đầu tiên vào tháng 4/2013, sau đó một số quốc gia khác hát hiện là Malaysia (1 người) và Canada (2 người). Tại Trung Quốc, từ năm 2013 đến nay đã có 5 đợt bùng phát với 1.222 người mắc trong đó có 395 người tử vong tại 18 tỉnh/thành phố. Đợt dịch thứ 5 này từ tháng 10/2016 đến nay với 425 trường hợp, bằng 1/3 tổng số ca mắc kể từ năm 2013. Riêng 1 tháng gần đây, Trung Quốc phát hiện thêm 304 trường hợp nhiễm cúm. Điều tra 155 ca/304 ca cho thấy, có 144 ca có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với gia cầm hoặc chợ gia cầm sống.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Thành lập 8 đội ứng phó nhanh với cúm A/H7N9 Bên cạnh các đoàn kiểm tra, Cục thú y còn thành lập 8 đội ứng phó nhanh để xử lý khi phát hiện virus cúm A/H7N9 tại Việt Nam. Trước diễn biến của dịch cúm gia cầm, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thành lập 5 đoàn kiểm tra các tỉnh biên giới phía Bắc gồm Cao...