Quảng Ninh dẹp loạn “Phố ta hóa Tàu”
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Công văn số 3879 về việc chấn chỉnh tình trạng sử dụng chữ nước ngoài trên biển hiệu không đúng quy định.
Trước đó, Khampha.vn đưa tin, tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy của TP. Hạ Long (Quảng Ninh) giống một khu phố Tàu bởi đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc.
Chưa đầy một cây số trên tuyến đường mang tên Hạ Long của TP. Hạ Long, có thể thấy hàng chục biển hiệu khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm… in đầy chữ Trung Quốc. Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.
Theo công văn của UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh yêu cầu Sở VH-TT và DL hướng dẫn các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện việc viết, đặt biển hiệu đảm bảo theo quy định. Đồng thời phối hợp với các địa phương rà soát, kiểm tra, xử lý những vi phạm trong việc viết, đặt biển hiệu không đúng nơi quy định. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp kết quả báo cáo tình hình về UBND tỉnh trước ngày 30/8/2013.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê những biển hiệu viết, đặt không đúng nơi quy định trên địa bàn. Trong đó lưu ý những trường hợp viết chữ nước ngoài trên biển hiệu không đúng quy định tại các khu du lịch, trung tâm thương mại… Đồng thời kiểm tra và xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm.
Video đang HOT
Biển hiệu quảng cáo ghi chữ Trung Quốc san sát nhau ở Hạ Long (Ảnh: Hồng Nhung)
Trao đổi với PV hôm 24/7, đại diện Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh, ông oàn Mạnh Linh cho biết, ngay sau khi Khampha.vn đưa tin ngày 13/7, Sở đã trao phối hợp với các địa phương chấn chỉnh sai phạm trên. Cụ thể, một đoàn công tác đã được thành lập ngay ngày 13/7, sau đó ra quân dẹp các biển quảng cáo sai phạm, bắt đâu từ ngay tối ngày 13/7.
Theo ông Linh, hiện nay, cơ bản những biển quảng cáo sai phạm tại tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy của TP. Hạ Long đã được dẹp bỏ. Đặc biệt, các địa điểm thu hút khách du lịch như Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên… không còn những biển quảng cáo chữ Trung Quốc.
Không chỉ khi có thông tin từ công luận hay công văn của lãnh đạo tỉnh, Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh mới ra quân dẹp bỏ sai phạm về sử dụng chữ nước ngoài trên biển hiệu, công việc này được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, sau khi đoàn kiểm tra đi, các hộ kinh doanh lại sai phạm.
Ông Linh lý giải, do khách du lịch từ Trung Quốc đến Hạ Long nhiều, người dân lại muốn gây sự chú ý trực tiếp vào lượng du khách này. Bên cạnh đó, tâm lý ganh đua, “con gà tức nhau tiếng ngáy”, người sau cố làm biển quảng cáo to hơn người trước…
Đại diện Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh cho biết, Sở sẽ có những biện pháp tuyên truyền để người dân kinh doanh đúng pháp luật. Ngoài ra tiếp tục lưu ý công tác thanh kiểm tra, phát hiện và xử lý dứt điểm sai phạm.
Theo 24h
Hà Nội nghiêm khắc với "Phố ta hóa Tàu"
"Nếu biển hiệu chữ Trung Quốc sử dụng phổ biến ở nơi nào đó của Hà Nội, để trở thành hiện tượng, chắc chắn Hà Nội sẽ xử hết sức nghiêm khắc".
Ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết tại cuộc giao ban báo chí chiều 23/7, do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức.
Tại cuộc giao ban, các PV đặt vấn đề trao đổi với vị Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về việc một số làng nghề dùng tiếng Trung Quốc để giao dịch và treo biển hiệu quảng cáo.
Trả lời PV, ông Phan Đăng Long cho rằng, theo quy định, khổ chữ nước ngoài nhỏ hơn khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện tượng sai phạm về dùng biển hiệu chữ Trung Quốc có ở một vài nơi trên địa bàn Thủ đô.
Theo vị Phó Ban Tuyên giáo, địa bàn Hà Nội có nhiều lao động nhập cư, không chỉ người Trung Quốc mà còn có người lao động có các yếu tố nước ngoài khác. Thành phố Hà Nội đã giao các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra.
Biển quảng cáo có chữ Trung Quốc tại một công trình xây dựng ở Hà Nội
Theo ông Long, Hà Nội phải quản lý chặt chẽ bởi lao động nước ngoài cũng liên quan trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, không chỉ người nước ngoài, kể cả người lao động ngoại tỉnh, khi đến Hà Nội phải đăng ký tạm trú và có sự giám sát theo dõi.
"Trong giao tiếp buôn bán, có thể sử dụng ngôn ngữ này, khác nhưng nhất quyết không được phép vi phạm luật quảng cáo", ông Long nói.
Ông Long cho biết, Hà Nội có một số nơi có sai phạm trong sử dụng biển quảng cáo dùng chữ nước ngoài.
"Nếu biển hiệu chữ Trung Quốc sử dụng phổ biến ở nơi nào đó của Hà Nội, để trở thành hiện tượng, chắc chắn Hà Nôi sẽ xử hết sức nghiêm khắc".
Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội cũng thường xuyên thanh tra, kiểm tra và đã có nhiều trường hợp bị xử lý. Ông Phan Đăng Long cho biết, bản thân ông cũng có thời gian công tác tại Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch nên ông biết, những sai phạm về sử dụng tiếng ngước ngoài bị xử lý rất nghiêm.
Theo 24h
Phố Tàu ở Hạ Long: Lãnh đạo Sở lên tiếng "Do Hạ Long có rất nhiều khách du lịch đến từ Trung Quốc, Đài Loan và cộng với sự thiếu hiểu biết của người dân kinh doanh nên đua nhau biển hiệu in chữ Trung Quốc". Ông oàn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh giải thích nguyên nhân "phố ta hóa... phố Tàu" ở...