Quảng Ninh có thêm 6 ca lây nhiễm COVID-19 cùng 1 xã
Chủ tịch UBND xã Bình Dương, tỉnh Quảng Ninh xác nhận xã này đã có 6 ca lây nhiễm COVID-19.
Lực lượng y tế đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm cho người dân (Ảnh: Trường Sơn)
Theo Chủ tịch UBND xã Bình Dương (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), trong số 6 ca lây nhiễm COVID-19, 3 ca có nguồn gốc từ công ty ở Chí Linh ( Hải Dương), 3 ca lây nhiễm tại xã khi các công nhân này về quê. Tại thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương đã có 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính sau đó lây cho con.
Hiện tại, tất cả 10 thôn trong xã Bình Dương đều thiết lập rào chắn trên tất cả các ngả đường, thực hiện triệt để lệnh phong tỏa của UBND tỉnh Quảng Ninh để kiểm soát dịch COVID-19. Lực lượng chức năng cũng tiến hành phun khử trùng toàn xã Bình Dương.
Lực lượng chức năng tiến hành phun khử khuẩn toàn xã Bình Dương
Bình Dương là xã giáp với TP Chí Linh nên phần lớn người dân trong xã đều đi làm công nhân cho các công ty tại TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Xã Bình Dương đã bị phong tỏa từ 12h hôm nay (29/1) theo Chỉ thị 15/ CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Rào chắn được lập để kiểm soát người ra vào ở từng xã
Tính đến 6h ngày 29/1, Quảng Ninh có 13 bệnh nhân mắc COVID-19. Bệnh nhân 1553 (BN1553) đang cách ly điều trị Bệnh viên Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, 12 bệnh nhân còn lại được cách ly, điều trị tại Bệnh viện số 2.
BN1553, nam, 31 tuoi, quoc tich Viet Nam, là nhan vien Cang hang khong Van Đon, co đia chi thuong tru tai phuong Hong Ha, TP Ha Long, tinh Quang Ninh. Do co bieu hien sot, ho khan, đau hong, benh nhan đa tu đen benh vien kham. Benh vien đa lay mau benh pham, ket qua xet nghiem toi 27/1 cua Trung tam Kiem soat Benh tat Quang Ninh khang đinh benh nhan duong tinh voi SARS-CoV-2.
Hien benh nhan đuoc cach ly đieu tri tai Benh vien Benh Nhiet đoi Trung uong co so Đong Anh. Hiện tại, BN1553 đang có dấu hiệu chuyển nặng. Phổi bệnh nhân đông đặc cả hai bên, suy hô hấp và tổn thương phổi khoảng 20%. Trước đó bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội tổng hợp. Nhưng do tình trạng biện tiến triển nhanh nên tối 28/1, bệnh nhân được chuyển xuống khoa Cấp cứu.
Các đơn vị chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã rà soát được 520 trường hợp F1, 1637 trường hợp F2, 1941 trường hợp F3, 1632 trường hợp F4. Liên quan đến bệnh nhân BN 1553 có 431 trường hợp F1, 518 trường hợp F2, 03 trường hợp F3.
Người dân tranh thủ tiếp tế cho người thân trong khu vực phong tỏa
Tại những nơi đang bị phong tỏa tại Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, người dân tranh thủ tiếp tế cho người thân ở bên trong và công tác chăm lo cho những người bị cách ly cũng được chính quyền địa phương chủ động thực hiện.
Người dân tranh thủ mang đồ tiếp tế để đưa vào cho người thân trong khu vực bị phong tỏa tại Bệnh viện Trẻ em, TP Hải Phòng - Ảnh: NGỌC ÁNH
Tại khu vực Bệnh viện Trẻ em (quận Kiến An, Hải Phòng) đang bị phong tỏa từ tối 28-1, lực lượng liên ngành thiết lập hàng rào và dựng chốt kiểm soát ngay từ đầu tuyến phố Việt Đức dẫn vào cổng chính bệnh viện.
Tất cả hàng quán, nhà dân trong khu vực tuyến phố này cũng được thông báo tạm dừng hoạt động, hạn chế ra ngoài trong thời gian bệnh viện bị phong tỏa để đảm bảo công tác kiểm soát, ngăn chặn dịch COVID-19.
Trong ngày 29-1, rất nhiều người tranh thủ mang khẩu trang, quần áo, sữa bỉm, mỳ tôm,... đóng gói cẩn thận và ghi rõ họ tên, số điện thoại, nơi nhận để tiếp tế cho người thân là bệnh nhân, nhân viên y tế công tác tại bệnh viện.
Lực lượng chức năng chốt chặn ngay từ khu vực đầu tuyến phố Việt Đức dẫn vào Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong ngày 29-1 - Ảnh: NGỌC ÁNH
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tá Nguyễn Huy Bình, phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận Kiến An, cho biết một số cán bộ chiến sĩ của đơn vị được huy động có mặt tại khu vực bệnh viện từ 19h ngày 28-1, để triển khai công tác phong tỏa khu vực bệnh viện.
Theo trung tá Bình, để ngăn chặn dịch hiệu quả thì các cửa hàng kinh doanh buôn bán tại khu vực gần bệnh viện được yêu cầu tạm thời đóng cửa, người dân tại đây bắt buộc phải đeo khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên.
Với người nhà bệnh nhân và người thân của cán bộ y tế, người làm nhiệm vụ tại khu vực bệnh viện, khi đưa đồ tiếp tế sẽ phải ký gửi ở bên ngoài, ghi rõ thông tin trên giấy gắn vào những đồ muốn chuyển để sau đó có nhân viên y tế chuyển vào trong.
Một người dân tranh thủ ghi thông tin để gửi đồ vào cho người thân trong khu vực bị phong tỏa - Ảnh: NGỌC ÁNH
Tranh thủ ghi vội thông tin cho người cần nhận đồ bên trong, chị Nguyễn Thị Thủy (trú tại quận Lê Chân, TP Hải Phòng) cho biết gia đình có hai người trong Bệnh viện Trẻ em gồm một người chăm và một cháu điều trị tại đây khoảng 2 năm nay.
"Bình thường chúng tôi luân phiên nhau vào chăm sóc cháu nhưng dịch bệnh đến bất ngờ quá khiến bệnh viện bị phong tỏa, giờ tôi không vào thay được mà chỉ có thể gửi thêm ít đồ dùng cho người thân trong đó.
Cũng may công tác chống dịch của thành phố đang làm hiện nay khá nhịp nhàng và chủ động, việc ăn uống của người thân cũng như người bệnh trong đó giờ được bệnh viện chăm lo, gia đình chỉ phải tiếp tế quần áo, bánh kẹo, hoa quả thêm." - chị Thủy chia sẻ.
Thông tin người nhận được gắn vào các gói đồ người dân gửi tiếp tế - Ảnh: NGỌC ÁNH
Ánh mắt không giấu được sự lo lắng, chị Lưu Ngọc Quỳnh (trú tại khu 4 thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) cho biết hiện con trai đang điều trị ở bên trong và có hai người thân ở chăm sóc nhưng vì không được gặp con trực tiếp nên cảm thấy hơi sốt ruột.
"Cháu nhà tôi vừa vào viện được ít hôm. Sáng qua tôi tranh thủ về nhà để sắp xếp công việc gia đình, thì đến chiều hay tin bệnh viện bị phong tỏa. Ở bên ngoài như thế này bản thân cũng nóng ruột. Cũng may công tác hậu cần chăm sóc tại bệnh viện đang được thực hiện khá chu đáo, chủ động, không để ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt của người bên trong." - chị Quỳnh cho hay.
Bệnh viện Trẻ em huy động cán bộ vận chuyển đồ tiếp tế vào trong - Ảnh: NGỌC ÁNH
Ông Phạm Văn Thống (66 tuổi, trú tại số 25 phố Việt Đức, phường Lãm Hà - sống trong khu vực đang bị cách ly tạm thời do gần Bệnh viện Trẻ em) bày tỏ dịch bệnh xuất hiện gây thiệt hại không nhỏ tới kinh tế khi việc buôn bán buộc phải tạm dừng, nhưng đây cũng là điều đã nằm trong các kịch bản về phương án phòng chống dịch được thành phố xây dựng trước đó, nên giờ mọi người yên tâm chấp hành để làm sao kiểm soát dịch sớm nhất có thể, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ Online , bà Phạm Thu Xanh, tổ trưởng tổ phản ứng nhanh về phòng, chống dịch COVID-19 TP Hải Phòng, cho biết trước mắt các đơn vị chức năng chủ động công tác chăm lo công tác hậu cần cho những người trong khu vực bị phong tỏa giống như khu vực cách ly y tế tập trung.
Theo đó, việc ăn uống của những người bên trong khu vực bị phong tỏa tại Bệnh viện Trẻ em sẽ do bộ phận hậu cần bệnh viện đảm nhận. Lực lượng chức năng chốt chặn bên ngoài khu vực sẽ không tiếp nhận cơm từ bên ngoài mang vào mà chỉ nhận nhu yếu phẩm khô.
Theo bà Xanh, đến nay ở Bệnh viện Trẻ em đã lấy 1.320 mẫu, xét nghiệm được 289 mẫu. Tất cả các mẫu của F1 đều âm tính lần 1, những ca nằm cùng tại khoa Hô hấp với bệnh nhân cũng đều âm tính.
Từ nay đến đêm, tập trung lấy mẫu và xét nghiệm xong cho hơn 2.000 người tại bệnh viện này, trong trường hợp tất cả các mẫu xét nghiệm âm tính thì sẽ cho sắp xếp lại bệnh viện.
Không khí vắng lặng tại khu vực tuyến phố dẫn vào Bệnh viện Trẻ em, người dân tại đây đều chấp hành việc tạm dừng hoạt động để chống dịch - Ảnh: NGỌC ÁNH
Tương tự như tại Hải Phòng, tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương, nhiều người cũng chủ động mang đồ tiếp tế cho người thân các khu vực bị phong tỏa, cách ly. Công tác chăm sóc hậu cần được cấp ủy chính quyền địa phương chủ động thực hiện theo kịch bản ứng phó dịch COVID-19.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 29-1, ông Nguyễn Văn Kiên - chủ tịch UBND TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương - cho biết mọi công tác chăm lo người dân trong vùng bị phong tỏa đang được các đơn vị liên quan chủ động triển khai và tiếp tế kịp thời để người dân yên tâm tập trung phối hợp cùng với cơ quan chức năng trong việc kiểm soát tình hình dịch trong thời gian sớm nhất.
Đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí lên đường "chi viện" cho thị xã Đông Triều, Quảng Ninh chống dịch - Ảnh: VIỆT HOA
Tại Quảng Ninh tính đến sáng 29-1, địa phương này có 13 bệnh nhân nhiễm COVID-19; hiện bệnh nhân 1553 đang được cách ly điều trị Bệnh viên Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, 12 bệnh nhân còn lại được cách ly, điều trị tại Bệnh viện số 2.
Các đơn vị chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã rà soát được 520 trường hợp F1, 1.637 trường hợp F2, 1.941 trường hợp F3, 1.632 trường hợp F4. Liên quan đến bệnh nhân 1553 có tổng cộng 431 trường hợp F1, 518 trường hợp F2 và 3 trường hợp F3.
Tổng số ca lấy mẫu là 746 ca, kết quả lấy mẫu có 13 mẫu dương tính, âm tính 521 mẫu, số lượng ca chờ kết quả là 212 mẫu.
Bộ Y tế yêu cầu toàn bộ nhân viên y tế cả nước xét nghiệm Covid-19 Bộ Y tế yêu cầu tất cả cơ sở y tế khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 với toàn bộ nhân viên y tế. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký công điện về việc tăng cường quyết liệt các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế cho biết,...