Quảng Ninh: Chị em mang thân hình “quỷ ám”
Hơn 40 năm sống với những khối u “khổng lồ” trên cơ thể, họ đã phải gồng mình lên để chấp nhận đau đớn của bệnh tật và sự xa lánh của người đời.
Đó là hoàn cảnh của chị Phạm Thị Hoa (1970) và chị Phạm Thị Vui (1975) ở thôn Thành Long, xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Sinh ra trong một gia đình thuần nông bố mẹ mất sớm, nhà có 5 anh chị em, người anh cả là Phạm Văn Hà (1967), vợ anh bị tai nạn mất một chân, không còn khả năng lao động nặng. Người em út là Phạm Văn Xuân (1979) do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, học hành dở dang nên cũng phải lang thang khắp nơi làm thuê kiếm sống. Hiện tại chị Hoa, chị Vui và người em trai Phạm Văn Trọng (1973) sống trong ngôi nhà cũ mà bố mẹ để lại. Chị Hoa, chị Vuiđều không may mắc căn bệnh u xơ thần kinh ngay từ khi mới chào đời.
Chị Hoa và chị Vui sống với thân hình “ quỷ ám” suốt bao năm qua.
Chị Hoa chia sẻ: “Ngày nhỏ khối u trên tay tôi không to như bây giờ. Khi đó đi khám bệnh, bác sĩ bảo đó là bệnh u xơ thần kinh, rất khó chữa và khó điều trị, chỉ có thể cắt bỏ dần dần. Các khối u mỗi ngày một to lên, gia đình đều bán hết mọi thứ giá trị để chữa cho hai chị em tôi nhưng không thể khỏi được”.
Lúc bước vào tuổi đẹp nhất của người con gái cũng là lúc chị Hoa phải vác thêm “cục thịt biến dạng” trên tay phải, làng trên xóm dưới chẳng ai dám lại gần, chị tủi phận sống cô độc đến tận bây giờ. Năm 2004, chị dồn hết toàn bộ của cải để đi cắt khối u nhưng nó vẫn ngày một phát triển khiến chị đau đớn vô cùng.
Video đang HOT
Cùng bị căn bệnh như chị gái, chị Vui cũng bị khối u trên mắt phải chảy xệ xuống. “Tảng thịt” đó khiến chị đi lại khó khăn và không được linh hoạt như người bình thường.
Anh Trọng cũng có khối u nhỏ ở chân, đi lại khó nhọc nhưng hàng ngày anh vẫn đi làm thuê làm mướn khắp làng trên xóm dưới để phụ giúp cho hai người chị.
Vì mang trên mình thân hình ” quỷ ám” dị dạng, ai ai cũng khiếp sợ nên 2 chị Hoa, Vui không thể lập gia đình, anh Trọng cũng ở vậy để chăm lo cho người chị bệnh tật.
Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo và hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên các chị cũng không được đến trường. Gia tài lớn nhất của 3 chị em là 3 sào ruộng để trồng trọt nhưng do sức khỏe yếu nên anh chị cũng không thu hoạch được là bao.
Chị Hoa nhớ lại: “Năm 2004, mấy chị em dìu dắt nhau lên bệnh viện, nhà cũng chẳng có tiền phải vay mượn thêm bà con hàng xóm. Khi về trộm vào lấy hết mấy con gà, có cái xe đạp cũ dựng ở đầu bếp cũng bị lấy mất, 3 chị em lại ngồi ôm nhau khóc… Tôi luôn ước chị em tôi được phẫu thuật hết những khối u này để có được cuộc sống bình thường như mọi người”.
Theo Kênh 14
Bé gái 26 ngón chân tay khác thường
Hình ảnh đôi bàn chân, tay với số ngón nhiều hơn bình thường của cô bé 7 tháng tuổi khiến mọi người ai cũng thương xót.
Bé Ân Từ sinh ra vào ngày 2 tháng 5 tại thành phố Thụy Xương (tỉnh Giang Tây, Trung Quốc) khi mới được 7 tháng.
Bố mẹ Ân Từ đã không khỏi hốt hoảng khi phát hiện đôi bàn tay của con gái mình có đến 6 ngón và còn hoang mang hơn như đôi bàn chân cũng không thoát khỏi sự dị dạng. Mỗi bàn chân của Ân Từ có đến tận 7 ngón, mọc không thứ tự, từ phía ngón cái chồi thêm 2 ngón phụ nhỏ xíu khiến gang bàn chân cũng như bàn tay của bé to bè hơn so với các em bé khác.
Đôi bàn tay 6 ngón của cô bé Ân Từ tội nghiệp.
Hình ảnh cận cảnh của bàn tay 6 ngón.
Đôi bàn chân 7 ngón to bè gấp rưỡi so với các em bé bình thường.
Mẹ của Tri Ân, cô Chu Lợi Dân chia sẻ: "Trong quá trình mang thai, tôi đã lui tới 2 bệnh viện tại thành phố để theo dõi quá trình phát triển của bé nhưng cả 2 nơi tuyệt nhiên không đề cập gì đến sự dị tật của bé. Ngày Ân Từ ra đời bố cháu đã sốc đến nỗi không bế nổi cháu còn bản thân tôi thì đau đớn khôn cùng".
Vực dậy trong nỗi đau, cô Chu Lợi Dân tìm đến 2 bệnh viện trên đòi hỏi sự bồi thường nhưng đều bị từ chối. Theo thông tin mới nhất ngày 10 tháng 12, cô Chu Lợi Dân chính thức khởi kiện 2 bệnh viện trên và được Tòa án Nhân dân thành phố Thụy Xương chấp nhận, hiện đang chờ ngày xét xử.
Ông bố buồn bã trước dị tật bẩm sinh của cô con gái bé nhỏ.
Theo Melon (k14)
Chồng "không mặt", vợ không chân sinh con khỏe mạnh Anh Mohammad Latif Khatana, người đàn ông "không mặt" 32 tuổi và vợ Salima, cô gái khuyết tật chân 25 tuổi, sống ở Ấn Độ đã sinh hạ một bé gái khỏe mạnh. Cặp đôi này đã đặt tên con là Ulfat(trong tiếng Urdu có nghĩa là tình yêu). Bé chào đời tại huyện Reasi vào ngày 10/11 và nặng 2,4kg. May mắn...