Quảng Ninh: Cây củ đậu mở lối thoát nghèo
Thời điểm này, các tuyến đường nội đồng ở xã Tân Việt, TX Đông Triều (Quảng Ninh) thương lái các tỉnh phía Bắc đổ về để thu mua củ đậu.
Chị Nguyễn Thị Nhường đang tỉa hoa cây củ đậu trên diện tích trồng hơn 360m2 cho hay: “Kỹ thuật trồng củ đậu rất đơn giản, chúng tôi canh tác luống hình mui rùa, để tạo thành đường thoát nước, mỗi luống có chiều rộng dưới chân từ 1,5 – 1,8m, trên mặt luống 1,2 – 1,4 m. Sau nhiều năm trồng cây củ đậu tôi thấy đây là cây trồng ngắn ngày có tiềm lực kinh tế cao, lợi nhuận thu được gấp 4 đến 6 lần trồng lúa, gấp 3 đến 4 lần so với trồng ngô, lạc, đỗ.
Không chỉ riêng chị Nhường, các hộ trồng củ đậu xung quanh cũng đều tất bật, khẩn trương thu hoạch cho kịp thời vụ. Mỗi người một việc, người nhổ củ đậu, người tách củ, người phân loại và bán cho thương lái tạo thành không khí hăng say lao động. Để tránh lúc nắng nóng hay mưa giông, ngay từ sáng sớm, người dân thôn Tân Thành đã ra đồng tập trung thu hoạch củ đậu.
Chị Nguyễn Thị Nhường, thôn Tân Thành, xã Tân Việt, TX Đông Triều (Quảng Ninh) thu hoạch củ đậu. Ảnh: Anh Thắng.
Anh Phạm Hoàng Minh, thương lái từ Hưng Yên chia sẻ: Chúng tôi lấy hàng và trực tiếp thu mua của người dân tại đồng từ nhiều năm nay. Nếu về đánh giá về chất lượng củ đậu ở xã Tân Việt, không chỉ tôi mà ngay cả các nhà hàng lớn, chủ buôn chợ đầu mới đều cho rằng hình thức, chất lượng và mẫu mã củ đậu ở đây đẹp hơn nhiều so với các địa phương khác. Hiện, chúng tôi thu mua củ đậu của bà con với giá từ 5.000-6.000 đồng/kg tại đồng.
“Trước đây, khi một số hộ dân ở xã Tân Việt bắt đầu trồng thử nghiệm cây củ đậu, phải rất vất vất vả để tìm đầu ra, hệ thống giao thông không thuận lợi, bắt buộc phải thu hoạch và tập kết tại đường lớn. Tuy nhiên, thấy đây là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ đã mở rộng diện tích trồng, chính quyền địa phương cũng nâng cấp đường nội đồng để thương lái đến dễ dàng thu mua, vừa tiết kiệm thời gian và công sức vận chuyển”, anh Minh nói thêm.
Video đang HOT
Thương lái các tỉnh phía Bắc đến thu mua củ đậu tại đồng. Ảnh: Anh Thắng.
Cây củ đậu được người dân xã Tân Việt bắt đầu trồng từ năm 1991. Vài năm trở lại đây mới nâng dần diện tích trồng do thương lái đến thu mua tại chỗ, cao điểm có thời kỳ trồng đến 72 ha/2 vụ, nhưng chủ yếu trồng củ đậu có múi, bán không được giá, trung bình chỉ 3 – 5 triệu/sào. Từ năm 2012 đến nay chuyển sang trồng củ đậu tròn bán được giá hơn, bình quân thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng/sào (250 triệu – 280 triệu/ha).
Hiện, tổng diện tích trồng cây củ đậu trên toàn địa bàn xã Tân Việt đạt 52 ha/2 vụ, tập trung ở thôn Tân Thành và Tân Lập. Người dân bắt đầu trồng củ đậu vụ chiêm xuân từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 2 năm sau. Vụ mùa trồng từ tháng 4 đến hết tháng 7.
Ông Lê Hải Câu, Chủ tịch UBND xã Tân Việt chia sẻ: Do điều kiện đồng đất của địa phương là những chân ruộng cao, màu mỡ nên từ nhiều năm nay, cây củ đậu được xã luôn xác định là loại cây thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hàng hóa. Việc mở rộng diện tích các loại cây trồng cho năng suất cao như củ đậu, đã giúp người nông dân dần thay đổi tư duy sản xuất.
Hải Dương: Thuê đất hoang trồng ổi, nuôi rươi cáy, Thanh Hà xuất hiện những nhà giàu mới nổi
Không để lãng phí ruộng đất, nhiều nông dân ở huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đã biến những mảnh đất khô cằn thành vùng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Quang Tý ở xã Thanh Xuân thu lãi hơn 300 triệu đồng từ trồng ổi
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về quê hương năm 1985, ông Nguyễn Quang Tý ở thôn Xuân Áng (xã Thanh Xuân) canh tác hơn một mẫu ruộng nhưng cũng chỉ đủ ăn. Sau này, nhiều người bỏ ruộng hoang, nếu chỉ có gia đình ông cấy thì chuột phá hoại nhiều nên vợ chồng ông Tý đổi ruộng cho những người có đất ngoài đê.
Năm 1998, gia đình ông đổi hết đất trong đồng lấy hơn 1 mẫu ngoài bãi soi xã Thanh Xuân và mua thêm của những hộ không có nhu cầu canh tác ngoài bãi. Lúc đầu, gia đình ông trồng chuối, sắn dây nhưng không hiệu quả.
Năm 2010, ông chuyển sang trồng ổi. Đây là cây trồng chủ lực của xã Thanh Xuân hiện nay. Gia đình ông làm không xuể gần 3 ha ổi, phải thuê 4 người trong làng làm thuê. Mỗi năm, gia đình ông thu lãi hơn 300 triệu đồng từ cây ổi.
Đầu năm nay, ông Tý đã đầu tư hơn 400 triệu đồng để cải tạo hơn 1 ha thành bãi khai thác rươi, cáy tự nhiên. Hiện nay, mỗi ngày gia đình ông thu được tiền triệu từ con cáy. Đến tháng 9 âm lịch, ông sẽ thu hoạch nước rươi đầu tiên.
Ông Tý nói: "Càng làm thì càng say. Nếu cứ trồng ổi sẽ phí đất, trong khi làm rươi, cáy chủ yếu là cải tạo đất cho màu mỡ thêm chứ không làm đất bị mất chất dinh dưỡng".
Gia đình ông Nguyễn Kim Cương ở xã Việt Hồng có 30 ha cấy lúa tập trung
Nói đến những nông dân giàu lên từ ruộng đất ở Thanh Hà phải nhắc đến ông Nguyễn Kim Cương ở thôn Cổ Chẩm, xã Việt Hồng. Từ một vùng đất bãi quanh năm chiêm trũng bên bãi soi của xã, năm 2013 ông Cương đã biến 30 ha đất bỏ hoang ở đây thành vựa lúa trù phú. Gia đình ông Cương thuê đất của nhiều hộ trong 5 năm. Lúc đầu để cải tạo ruộng, ông đã vay mượn, đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để đắp bờ, mua 2 máy cày, 3 máy bơm.
Trên cánh đồng 30 ha đó có 25 ha lúa nếp cái hoa vàng và lúa chất lượng cao, 5 ha trồng mít và chuối. Các khâu sản xuất từ làm đất, bơm nước, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch đều được thực hiện bằng máy.
Vụ mùa này, gia đình ông thuê công ty thuốc bảo vệ thực vật phun thuốc trừ sâu bệnh bằng phương tiện bay không người lái với giá 25.000 đồng/sào. Cách làm này giúp tiết kiệm khoảng 70% chi phí so với phun thuốc thủ công.
Mỗi năm, ông Cương canh tác 2 vụ lúa, thu lãi gần 800 triệu đồng. Ông Cương cho biết gia đình rất mong tỉnh, huyện quan tâm hỗ trợ những vùng canh tác tập trung với quy mô lớn để yên tâm sản xuất.
Không chỉ có ông Tý, ông Cương mà nhiều nông dân khác ở Thanh Hà cũng làm giàu từ tích tụ ruộng đất như ông Phạm Công Tới ở xã Hồng Lạc có 15 ha trồng rau màu, ông Nguyễn Công Huy ở xã Việt Hồng với vùng sản xuất lúa tập trung rộng 5 ha...
Thời gian qua, ở Thanh Hà đã xuất hiện nhiều mô hình tích tụ ruộng đất mang lại giá trị kinh tế cao. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, toan huyên co trên 20 hộ tich tu từ 1 ha/hộ trơ lên, 5 hô tích tụ tư 5 ha/hộ trơ lên, 1 hô tich tu 30 ha.
Cac hô dân tich tu ruông đât tư diên tich cây lua không hiêu qua, vung trung, canh tac kho khăn, nơi bo hoang... thanh cac vung san xuât rau cu qua tâp trung, lua chât lương cao... Huyện Thanh Hà khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục cho các hộ có nhu cầu tích tụ ruộng đất sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nông dân áp dụng vào sản xuất.
Liều thả tiền xuống biển nuôi loài ốc màu, chỉ ăn rong rêu mà có gần 100 triệu mỗi năm Dãy núi Tu La nằm phía Tây đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lâu nay đã được coi là "vựa" ốc của đảo. Từ lâu, ở đây nổi tiếng là quê hương của nhiều loài ốc, trong đó có giống ốc màu do nước biển ở đây tương đối sạch và lưu thông tốt, có bãi triều, ghềnh đá và...