Quảng Ninh: Bí thư đối thoại xong, người dân bảo ‘không giải quyết được việc gì’
Cam kết “đưa lợi ích của người dân lên hàng đầu” của Bí thư Quảng Ninh có vẻ thực hiện chưa tới nên người dân ở khu tập thể 3 tầng lại tiếp tục kêu cứu.
Chất lượng Việt Nam vừa nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Xuân Khang, bà Nguyễn Thị Dịu, ông Ngô Ngọc Qũy, ông Nguyễn Trọng Khâm, ông Vũ Quốc Thịnh – đại diện cho hơn 200 hộ dân ở khu tập thể 3 tầng (phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bày tỏ sự không đồng thuận với chính sách hỗ trợ, bồi thường, bố trí tái định cư để triển khai Dự án hỗn hợp chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở kết hợp phố mua sắm tại khu 6, phường Bạch Đằng (TP Hạ Long).
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đối thoại với đại diện các hộ dân khu tập thể 3 tầng.
Khi chuyển sang nhà tái định cư mới, người dân sẽ được hoàn trả diện tích nhà ở mới rộng hơn so với hiện tại với hệ số 1,2 lần. Trường hợp diện tích này nhỏ hơn so với diện tích tiêu chuẩn nhà ở đô thị thì người dân sẽ được nhận nhà có diện tích rộng hơn nhưng sẽ phải trả thêm phần chênh lệch giá, giá này sẽ do tỉnh quy định với mức ưu đãi, có lợi cho dân nhất. Cùng với đó, trong thời gian chờ dự án hoàn thành, 6 tháng một lần, các hộ dân sẽ nhận tiền hỗ trợ tạm cư (mức 2 triệu đồng/tháng)…
Với chính sách như vậy, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Đọc đề nghị các hộ dân đồng thuận với chính quyền. Đến ngày 10/9, người dân và các cơ quan chức năng sẽ bàn bạc phương án thực hiện di dời khỏi chung cư cũ. Đồng thời ông Đọc cũng yêu cầu cấp ngay lại điện, nước cho người dân.
Qua cuộc đối thoại giữa Bí thư và đại diện cư dân, phóng viên đã gặp gỡ, trao đổi với một số người dân tham dự và nhận thấy sự đồng thuận, tin tưởng cao của họ khi nghe kết luận của ông Bí thư Tỉnh uỷ. Tuy nhiên, gần đến ngày bàn giao nhà (dự kiến ngày 12/9) người dân lại gửi đơn kêu cứu đến nhiều cơ quan báo chí với lí do “đối thoại xong không giải quyết được việc gì”.
Theo đại diện hộ dân, sau buổi đối thoại với Bí thư Đọc, ngày 24/8/2016 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện ra quyết định 2732 – 24/8/2016 phê duyệt chính sách bồi thường.
“Nhưng trong quyết định này lại không rõ ràng như những gì mà Bí thư Đọc đã từng nói. Cụ thể trong phương án bổ sung chỉ nói rõ diện tích được sang nhà tái định cư mới nhân hệ số 1,2 còn không xác định là diện tích quy đổi này có phải là được thanh lý cho dân hay vẫn phải thuê nhà theo sở hữu nhà nước khi sang nhà tái định cư”, đại diện cư dân nói.
Bên cạnh đó, đại diện cư dân cũng phản ánh trong quyết định phê duyệt chính sách bồi thường không có giá thanh lý nhà, chưa xác định dân phải trả tiền thanh lý nhà là bao nhiêu cũng không có trong phương án; Phần chênh lệch diện tích nhà phải trả thêm là bao nhiêu tiền cũng chưa có giá cụ thể; Chi phí quản lý vận hành cho tòa nhà tái định cư cũng chưa có;…
Video đang HOT
Ngoài ra, các hộ dân cũng đang lo lắng bởi việc giải phóng mặt bằng đồng loạt, cùng một lúc hàng trăm hộ phải thuê nhà tạm nên việc tìm nhà để thuê trong phạm vi số tiền 2 triệu đồng một tháng trên địa bàn phường Bạch Đằng và các phường lân cận rất khó thực hiện.
Cư dân cũng kiến nghị, hiện các hộ ở tầng 1 tập thể 3 tầng và một số hộ ở nhà cấp 4 ngoài ở còn kết hợp sử dụng kinh doanh dịch vụ cũng chỉ được hỗ trợ 2 triệu đồng tháng tiền thuê nhà tạm thì không thể đủ tiền để thuê điểm kinh doanh tạm trong lúc xây nhà tái định cư (dự kiến là 21 tháng). Trong thời gian này, họ sẽ bị thất nghiệp, không có thu nhập trong khi số tiền hỗ trợ ổn định kinh doanh chỉ bằng 75% của 3 tháng lương tối thiểu (tổng số khoảng 6 triệu đồng).
“Số tiền này có đủ cho các hộ sinh sống trong 21 tháng hay không? Trong trường hợp này, quyền lợi của người dân đã được đặt lên hàng đầu hay chưa?”, đại diện cư dân đặt câu hỏi.
VIẾT CƯỜNG
Theo NTD
Kỳ dị khu tập thể "cây mọc xuyên nhà"
Gốc cây mọc ngay giữa nhà, thân cây chĩa từ phòng này sang phòng khác, chủ những ngôi nhà cực "dị" vẫn quyết tâm sống dưới sự đùm bọc che nắng, che mưa của cây cho ngôi nhà. Tuy nhiên, mỗi mùa mưa bão đến, họ lại thon thót âu lo.
Đứng trong "chuồng cọp". Ảnh: H.P
Lo sợ mùa mưa bão
Khu tập thể Kim Liên, phố Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội được bao phủ bởi hệ thống cây xà cừ lâu đời. Hàng chục năm qua, khu tập thể cũ này có vẻ yên bình bởi sự bao bọc của hàng trăm cây xanh cao lớn. Nhưng chỉ người trong cuộc mới biết, đến mùa mưa bão, nhiều gia đình sống trong lo sợ cây đổ, gẫy cành.
Đây là khu tập thể có kiến trúc "dị" vì có cây mọc giữa nhà với mật độ dày nhất Thủ đô. Theo nhẩm đếm của PV, có khoảng 35 - 40 cây cổ thụ mọc xuyên nhà dân. Những thân cây to sần, 2-3 người ôm mới xuể, tán cây xòe rộng như những chiếc ô khổng lồ che chở cho những ngôi nhà. Tuy nhiên, điều oái oăm là những thân cây to lớn này lại nằm ngay ở tường, giữa nhà, hay chạy qua ban công khiến diện tích những ngôi nhà vốn đã nhỏ lại bị thu hẹp. Điều đáng nói nữa là cứ vào mùa mưa bão những cành cây lại gãy tả tơi, có khi còn bật cả gốc khiến tường nhà bị nứt.
Anh Dũng ở khu tập thể Kim Liên, rùng mình nhớ lại: "Vào tháng 9/2015, khi mẹ tôi đang nằm nghỉ trước nhà thì một cành cây gãy làm mái tôn sập xuống, đè lên người. Tiếng cành cây đập vào miếng tôn làm mẹ tưởng bom rơi. Nhưng đây cũng là chuyện thường ở khu dân cư nơi tôi sống: Bão số 3 vừa qua, nhiều hộ gia đình cũng bị cành cây gãy trên mái nhà gây hư hỏng, có nhà hỏng nặng, nhà hỏng nhẹ".
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Việt, tổ 5, khu tập thể Kim Liên bày tỏ sự lo lắng: "Cây cổ thụ mọc trong khuôn viên nhà dân rất nguy hiểm cộng với đủ các loại dây diện đi trên nóc các ngôi nhà. Nhiều hôm, gió lớn, cành cây chao đảo quẹt trúng dây diện, chập cháy rèn rẹt, ai cũng sợ không dám ra khỏi nhà. Khu tập thể này toàn dân nghèo, người có điều kiện lại không sống ở nơi nhiều nguy hiểm này".
Để tự bảo vệ tính mạng của các thành viên trong gia đình, người dân ở đây phải tự đốn cây chặt cành trước mùa mưa bão. Được biết, các tổ dân phố nhiều lần viết đơn lên UBND phường nhưng chỉ nhận được câu trả lời là nếu cây mọc ngoài đường thì UBND phường có nhiệm vụ giải quyết còn cây mọc trong nhà thì người dân phải trả tiền thuê công ty cây xanh xử lý.
Ông Việt cho biết thêm: "Nhà ông Đạt bên kia có hai cây mọc trong nhà. Bão số 1 vừa rồi, một cây xà cừ bị đổ làm sập mái tôn, đứt dây điện, chập cháy ngùn ngụt khiến người dân khu tập thể hoảng loạn, bỏ chạy ra ngoài. May mà không có chuyện xấu xảy ra".
Sợ nhưng vẫn yêu cây như con
"Tạt" qua mái nhà.
Qua thời gian, nhân khẩu tăng lên trong khi diện tích khu nhà quá chật chội nên nhiều gia đình đã cơi nới căn hộ. Những cây được trồng trong khuôn viên dần nằm trong diện tích nhà ở của người dân và cứ thế lớn dần theo năm tháng, đe dọa đến sự an toàn của các hộ dân nơi đây.
"Điều người dân trăn trở, cây do nhà nước trồng, quản lý, giờ người dân có muốn cũng không thể tự ý chặt bỏ. Chỉ mong chính quyền quan tâm hơn đến sự an toàn của hàng trăm người dân khu tập thể, sớm có biện pháp xử lý. Bây giờ nhà và cây đã là một, cưa cây thì phải phá bỏ nhà. "Việc xử lý triệt để vấn đề này, e khó làm lắm", ông Việt bày tỏ.
Mặc cho nguy hiểm luôn rình rập, nhưng ông Hồ Tiến Trình, một hộ có cây trong nhà ở khu tập thể Kim Liên lại chia sẻ rằng: "Ban đầu, tôi thấy chướng mắt, chưa nói đến vấn đề phong thủy đối với cả căn nhà. Nhưng ở lâu thành quen và không muốn thiếu. Không ít những cây mọc trong nhà được chủ nhà yêu như con, sống chết không chịu chặt".
Mưu sinh dưới gốc cây ở khu tập thể Kim Liên.
"Nổi bật" của kiến trúc "cây mọc giữa nhà" ở khu tập thể Kim Liên là căn nhà mặt ngõ 21, Phạm Ngọc Thạch. Đó là một cây xà cừ cao bằng chiều cao của căn nhà 5 tầng. Chủ nhà cho biết, mùa hè không phải chạy điều hòa bởi cây xà cừ tỏa bóng mát rượi. Dưới gốc cây là chỗ trông giữ xe, bán trà đá của chủ nhà.
Không chỉ ở khu tập thể Kim Liên mà tại một số nhà dân ở phố Trần Bình Trọng (quận Hoàn Kiếm), chợ Nam Đồng 9 (quận Đống Đa), Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy)... có những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm, cũng án ngữ trước cửa hay mọc giữa nhà. Tuy nhiên chủ nhà không bao giờ tính đến nước phải chặt cây.
Ai đi qua phố Trần Bình Trọng (quận Hoàn Kiếm) cũng dễ nhìn thấy căn nhà có cây cổ thụ mọc ngay giữa nhà. Đó là cây si có tuổi đời gần trăm năm. Chủ căn nhà là bà Nga tiết lộ: "Cây này do bố tôi trồng. Khi xây nhà tôi vẫn nhất quyết không chặt mà để vậy, xây nhà bao lấy cây". Bà Nga cho biết có người đã trả giá cây si này cả trăm triệu nhưng bà nhất quyết không bán. "Dù thân cây to, án ngữ ngay trong nhà nhưng đó là do bố mẹ để lại nên tôi phải giữ bằng được, nó như vật kỷ niệm của bố mẹ để lại cho tôi", bà Nga chia sẻ.
Cây mọc trong nhà như một kiểu kiến trúc lạ ở Hà Nội đất chật người đông. Chủ nhà, vì sự yên bình của ngôi nhà luôn coi cây như một thành viên, nhưng đối với người ngoài nhìn vào bất cứ ai cũng e ngại, nhất là vào mùa mưa bão.
Câu hỏi mà nhiều người đến khu tập thể Kim Liên này đặt ra là tại sao lại có cây cổ thụ mọc giữa nhà? Cây có trước hay nhà có trước? Theo tìm hiểu của chúng tôi khu tập thể Kim Liên được hoàn thành năm 1959, là nơi ở của những cán bộ nhà ga Hà Nội và một số khu công nghiệp khác. Khi người dân đến ở đã có những cây cổ thụ trong khuôn viên khu nhà, nhưng qua thời gian cùng với việc tự ý cơi nới diện tích của người dân, nhiều cây đã hiển hiện giữa nhà.
Theo Hà Phương (Báo Gia đình & Xã hội)
Thông tin mới nhất vụ sát hại 2 lãnh đạo tỉnh Yên Bái Về vụ việc xảy ra tại Yên Bái, Người Phát ngôn của Chính phủ cho biết, Bộ Công an đã khởi tố vụ án và đang trong quá trình điều tra. Sau này, kết quả điều tra vụ án thế nào thì Văn phòng Chính phủ sẽ thông báo tới cơ quan báo chí. Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016,...