Quảng Ninh: 4 mỏ đá “bủa vây”, hàng loạt gia đình sống trong lo sợ
Nhiều năm qua, người dân ở thôn Đồng Cao, xã Thống Nhất, TP Hạ Long phải sống trong sợ hãi bởi 4 mỏ đá bủa vây chung quanh.
Mìn nổ, tiếng ồn, bụi là những hệ lụy mà mỏ đá Hạ Long, mỏ Hữu Nghị, Mỏ Dương Huy, mỏ Thống Nhất – Hoành Bồ gây ra đối với khu dân cư sinh sống chung quanh.
Người dân bất bình trước việc mỏ đá bủa vây gây ảnh hưởng tới cuộc sống
Gia đình ông Điệp Văn Quang, có nhà sát với mỏ Thống Nhất – Hoành Bồ (hay còn gọi là mỏ Hồng Cẩm – PV) và mỏ Dương Huy bức xúc nói: “Mỗi lần nổ mìn là hãi lắm, nhà cửa rạn nứt hết không có chỗ nào là không nứt. Rung chấn của mìn nổ làm tai hại tới nhà dân, trong khi đó nhà chỉ cách mỏ khoảng 100m đường chim bay, bao nhiêu lần kêu và phản ánh nhưng không có đơn vị nào đứng ra giải quyết. Mà họ nổ mìn quanh năm ngày tháng, dân sinh sống chung quanh mỏ ảnh hưởng nặng nề”.
Bụi đá từ hoạt động nổ mìn phá núi của mỏ Thống Nhất – Hoành Bồ (mỏ Hồng Cẩm) tạt thẳng xuống khu dân cư lân cận
Video đang HOT
Không chỉ có nhà ông Quang bị rạn nứt ảnh hưởng của mìn mà còn có nhiều nhà khác cũng chịu chung số phận.
“Cả cuộc đời tích cóp xây dựng được ngôi nhà từ năm 2013, xây dựng kiên cố đến mấy thì cũng bị rạn, nứt hết bởi rung chấn của mìn nổ phá núi… mỗi lần các đơn vị nổ mìn cảm tưởng như nhà sắp đổ xuống, cánh cửa rung lắc nhìn phát hãi. Cùng với đó là bụi đá bủa vây, dân chỉ biết ngậm ngùi sống chung chứ cũng không biết kêu với ai”, ông Quang xót xa cho biết thêm.
Khi nhắc tới hệ lụy của 4 mỏ đá, ông Điệp Văn Bẩu, sinh sống ngay sát khu vực các mỏ đá cũng bất bình: “Không những nhà cửa hư hỏng mà cây cối hoa màu cũng bị ảnh hưởng bởi bụi đá. Hoạt động xay, nghiền đá ngày nào cũng diễn ra ở các mỏ, bụi đá trắng xóa như sương mù. Nhà cửa đóng kín mít 24/24 vì ảnh hưởng bởi bụi đá. Người dân cũng đã nhiều lần chặn đường, ngăn xe phản đối các mỏ đá rồi”.
Nhà cửa người dân bị rạn nứt do ảnh hưởng của hoạt động nổ mìn phá núi
Cũng theo ông Bẩu, hoạt động vận chuyển đá của các mỏ chạy qua khu dân cư cũng gây ảnh hưởng tới môi trường nhất là các xe có trọng tải lớn, cơi nới thành thùng cày nát tuyến đường sát khu dân cư.
Ông Hồng, ở thôn Đồng Cao, xã Thống Nhất bất xúc nói: “Người dân chúng tôi không phản đối hay ngăn cản gì các công ty mỏ đá nhưng làm gì thì làm cũng phải cố gắng giảm thiểu hạn chế ảnh hưởng tới dân cư. Biết là các mỏ hoạt động là đều có cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép nhưng việc nổ mìn ai kiểm soát được họ? Dân chỉ biết mìn nổ lớn quá gây nứt nhà thì kêu ca. Thực sự chỉ vì lợi ích kinh tế mà gạt qua cuộc sống người dân là không thể chấp nhận được, trong khi đó một khoảng nhỏ mà có tới 4 mỏ đá liền, thử hỏi dân sống ra làm sao?”.
Xe vận chuyển đá liên tục ra vào các mỏ với trọng tải lớn… cày nát tuyến đường sát khu dân cư
Để làm rõ phản ánh của người dân, phóng viên cũng đã liên hệ làm việc với ông Phạm Văn Luyến, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất.
Ông Luyến cho biết: “Hiện tại khu vực dân phản ánh có 4 mỏ đá hoạt đông nhưng tất cả các mỏ không có công trình nhà dân nào nằm trong bán kính mất an toàn. Người dân cũng đã nhiều lần kiến nghị với cấp chính quyền địa phương về thực trạng khai thác đá của các đơn vị”.
Liên quan tới hoạt động nổ mìn phá núi ảnh hưởng nhà dân ông Luyến quả quyết khẳng định: “Việc nhà dân nứt do nổ mìn khai thác đá là chưa có đủ cơ sở mà phải có đơn vị đo đạc đánh giá tác động ảnh hưởng còn việc nứt nhà có nhiều yếu tố gây ra. Nhà nứt có thể do kết cấu, do thời gian, làm không đúng thiết kế đó là chuyện bình thường còn nếu nhà gần mỏ đá cũng có thể nứt do ảnh hưởng của chấn động… ở đây dân bảo nứt nhà do mìn nổ là chưa đủ cơ sở. Bụi thì không tránh khỏi được vì khai thác đá không thể ko có bụi.”
Trước việc người dân phản ánh ảnh hưởng nặng nề từ 4 mỏ đá nhưng chính quyền địa phương khẳng định không có cơ sở giải quyết, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh vào cuộc giải quyết dứt điểm tránh những bất bình trong dân.
Một người chết, nhiều công trình dân sinh hư hỏng do bão số 2
Do ảnh hưởng của bão số 2, tại nhiều tỉnh, TP trên cả nước đã có mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm dông, lốc. Đến sáng nay (3/8), cả nước ghi nhận nhiều thiệt hại do cơn bão gây ra.
Sự việc nghiêm trọng nhất xảy ra tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long (Quảng Ninh), khi có 1 người bị chết do bão số 2. Đó là trường hợp ông Đỗ Văn Mạnh, sinh năm 1979, bị thiệt mạng do kè đổ vào lán trại ở công trường.
Mưa lớn cũng gây thiệt hại nặng nề về tài sản và sản xuất nông nghiệp của người dân các địa phương. Cụ thể tại Đắk Lắk, ít nhất 931 nhà dân đã bị ngập; 183ha lúa, 4.208ha cây trồng bị thiệt hại; 17.070 con gia cầm, 61 con gia súc bị trôi; 28ha ao cá bị thiệt hại; sạt lở 200m đường giao thông.
Ngập úng khiến nhiều khu vực tại Đắk Lắk bị ngập úng. Ảnh: Thúy Diễm.
Tại Lâm Đồng, mưa lớn ngày 2/8 đã làm 1 người bị thương, ngã đổ 10 cây xanh và sạt lở 1 bờ taluy đất. Tại Cà Mau, 3 nhà dân bị sập đổ và 13 ngôi nhà bị tốc mái. Trong khi đó tại Hà Tĩnh, trên 2.500ha lúa và hoa màu cũng bị ảnh hưởng năng suất do ngập úng...
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 2 kết hợp với rãnh thấp đi qua khu vực Bắc Bộ nối với cơn bão Hagupit ở phía Đông đảo Đài Loan, từ nay đến ngày 5/8, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, phổ biến 100 - 250mm/đợt; khu vực Việt Bắc và Đông Bắc có mưa to đến rất to 200 - 350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt. Từ ngày 5 - 8/8, hội tụ gió trên cao có khả năng thiết lập ở vùng núi Bắc Bộ nên mưa lớn ở trung du và vùng núi Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến hết ngày 8/8.
Để chủ động ứng phó với mưa lũ sau bão số 2, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, TP tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Công điện số 1021/CĐ-TTg ngày 1/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tập trung kiểm tra rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực trũng thấp có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để lên phương án sơ tán dân khỏi các khu vực nguy hiểm.
Cùng với đó, kiểm tra các trọng điểm đê điều xung yếu, các hồ đập bị hư hỏng, xuống cấp, đang thi công; bố trí lực lượng sẵn sàng xử lý sự cố ngay từ giờ đầu. Rà soát, kiểm tra phương án vận hành đảm bảo an toàn công trình, hạ du, tránh xả lũ bất ngờ gây thiệt hại cho hạ du...
Kè đá sập vùi lán trại, đè chết người trong mưa lớn ở Quảng Ninh Mưa lớn khiến tuyến kè đá đổ sập, vùi lấp người đàn ông đang nấu ăn khiến người này tử vong tại chỗ. Vụ việc xảy ra vào 18h30 hôm nay (2/8) tại tổ 8A, khu 7, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh trong cơn mưa lớn. Theo đó, anh Đ.V.M (SN 1979, quê Thái Bình) đang nấu ăn tại lán...