Quảng Ngãi: Vì sao đề án vùng trồng chuyên canh cây quế mới khai sinh đã xin khai tử?
Sau nhiều năm tốn công sức xây dựng, đề án đầu tư vùng trồng chuyên canh cây quế tập trung (diện tích trên 500ha, vốn đầu tư 54 tỷ đồng) mới hoàn thành, trình phê duyệt.
Thế nhưng sau khi được tỉnh Quảng Ngãi đồng ý cho thực hiện chưa bao lâu, chính quyền huyện Trà Bồng bất ngờ xin dừng, gây ngỡ ngàng trong dư luận.
Vào năm 2015, nhằm tạo sự ổn định và bền vững hơn cho hàng ngàn hộ dân trồng quế địa phương, chính quyền huyện miền núi Trà Bồng đã xây dựng đề án đầu tư vùng trồng chuyên canh quế tập trung, thực hiện trên địa bàn 5 xã: Trà Lâm, Trà Hiệp, Trà Thủy, Trà Tân và Trà Bùi, với tổng vốn đầu tư hơn 54 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2018 – 2020.
Một góc vườn quế của người dân ở huyện Trà Bồng
Theo đề án trên, vùng chuyên canh 500ha, bao gồm trồng thuần quế là 450 ha, quế xen dứa là 50ha. Sau khi hoàn thành, vùng trồng chuyên canh quế sẽ cung cấp cho thị trường 1.350 tấn vỏ quế để phục vụ chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chưng cất tinh dầu quế.
Đối với người dân Trà Bồng sau bao đời gắn bó đến nay, quế không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn được ví là biểu tượng của vùng đất này. Vì vậy xuất trên của chính quyền nơi đây đã nhận được sự ủng hộ, phản hồi tích cực từ các sở, ngành liên quan trong tỉnh.
Video đang HOT
Thu hoạch vỏ quế.
Tuy nhiên sau nhiều năm tốn công sức xây dựng hoàn thành thủ tục đề án theo quy định, trình và được cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi đồng ý phê duyệt, bố trí vốn triển khai chưa bao lâu, vào tháng 10/2019 vừa qua, chính quyền huyện Trà Bồng bất ngờ có văn bản (số 199/TTr-UBND) xin dừng thực hiện, gây ngỡ ngàng trong dư luận.
Theo đó ngày 24/4/2020, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản (số 1835/UBND-NNTN, do Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng ký), cho dừng thực hiện dự án trên. Đồng thời tỉnh yêu cầu UBND huyện Trà Bồng chịu trách nhiệm bố trí ngân sách để trả, thanh toán chi phí chuẩn bị đầu tư và các khoản liên quan khác đến dự án theo đúng quy định.
Văn bản mà chính tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho dừng thực hiện xây dựng vùng chuyên canh cây quế theo kiến nghị của huyện Trà Bồng.
Như vậy chỉ khoảng 1 năm kể từ khi đề án vùng trồng chuyên canh quế 500ha được UBND huyện Trà Bồng trình và cấp thẩm quyền Quảng Ngãi phê duyệt, bố trí vốn (vào năm 2018), dù đang thực hiện dang dở nhưng huyện này đã xin dừng lại.
Sáng 22/5, trao đổi với PV Báo Dân Việt về lý do xin dừng đề án, ông Trần Văn Sương, Phó chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xin dừng triển khai thực hiện xây dựng vùng trồng chuyên canh quế. Tại buổi làm việc vào tuần đến, huyện sẽ cấp thông tin liên quan về vấn đề này.
Quảng Ngãi: Hơn 1.000 ha đất sản xuất nông nghiệp bỏ hoang
Mới vào đầu mùa nắng nóng nhưng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị bỏ hoang, còn vườn, ao nuôi cá của bà con cũng khô cạn.
Một số hồ nước ở xã Đức Phổ gần khô cạn.
Ông Dương Hiển Bình (83 tuổi), trú xã Phổ Cường than vãn: Nắng nóng kéo dài thời gian qua, khiến 5 sào ruộng của gia đình tôi không có nước để sản xuất vụ lúa Hè-Thu. Nguồn thu nhập còn lại của gia đình là 2 ao nuôi cá với diện tích 4 sào mặt nước cũng đã cạn gần trơ đáy. Gia đình tôi đã cải tạo 2 cái ao này để nuôi trồng thủy sản gần 10 năm qua nhưng chưa thấy năm nào cạn trơ đáy như năm 2020. Nếu có nước để nuôi cá thì mỗi năm tôi gia đình tôi cũng kiếm được khoảng 50 triệu đồng. Ruộng bỏ hoang, hồ cá trơ đáy biết mưu sinh gì đây.
Còn ở thị xã Đức Phổ, chị Phạm Thị Thấm, chủ 7 sào ruộng đã chuyển đổi hoàn toàn sang trồng đậu phộng trong vụ Hè-Thu. Những ngày này, chị Thấm dùng ống dẫn nước từ cống xuống ruộng để tưới đậu. Gặp chúng tôi ngay tại cánh đồng, chị giải bày: "Nếu tình trạng nắng nóng vẫn kéo dài thì 7 sào đậu phộng của gia đình tôi sẽ chết khô, coi như mất trắng vụ này."
Ông Võ Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Cường cho biết: Tại địa phương có 3 hồ nước để đảm bảo tưới nước cho khoảng 95 ha Vụ lúa Hè-Thu, trong đó có khoảng 50 ha trồng lúa, một số chuyển đổi qua cây hoa màu, còn lại 700ha hoàn toàn phải bỏ hoang. Ông Cường cũng cho rằng, đến thời điểm hiện nay, các sông, suối trên địa bàn xã Phổ Cường gần như đã cạn kiệt, về nguồn nước cho gia súc, gia cầm thì hiện nay từng gia đình phải tự lo, nếu nắng nóng kéo dài hết tháng 5/2020, trời không có mưa thì phải xin nguồn nước từ hồ Liên Sơn xả xuống sông, suối địa phương để gia súc, gia cầm uống. Về nguồn nước sinh hoạt của người dân, xã đã kiến nghị các ngành thẩm quyền hỗ trợ kinh phí để đóng các giếng khoan phục vụ cộng đồng. Năm 2019 xã Phổ Cường đã đóng cho bà con trên địa bàn 2 cái giếng khoan, độ sâu khoảng 80 mét trở lên và người dân tự đóng hơn 10 cái nhưng nguồn nước sinh hoạt nhưng vẫn thiếu.
Ông Bình ngồi cắt rau muống ở cái ao trơ đáy của gia đình mình.
Ông Nguyễn Tấn Lái, Trưởng phòng NN&PTNT thị xã Đức Phổ cho biết, địa phương đã xây dựng kế hoạch vụ sản xuất lúa Hè-Thu năm 2020. Theo đó, trên địa bàn thị xã Đức Phổ khoảng 4.800 ha. Thế nhưng qua khảo sát nguồn nước thì các hồ đập trên địa bàn thị xã không đảm bảo do nắng hạn kéo dài. Phòng NN&PTNT huyện đã tham mưu cho UBND thị xã Đức Phổ chỉ đạo cho các xã Phổ Cường, Phổ Vinh, Phổ Minh khảo sát lại nguồn nước để xây dựng kế hoạch lại thì diện tích bị khô hạn có khoảng 1.500 ha (trong đó chuyển đổi cây trồng hoa màu khoảng 300 ha), còn lại hơn 1.000 ha bị bỏ hoang và khoảng 3.500 ha sản xuất vụ lúa vụ này nhưng khả năng sẽ giảm diện tích nữa vì do nắng nóng kéo dài".
Trước sự việc này, ông Nguyễn Mậu Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Từ đầu năm 2020 đến nay trên địa bàn tỉnh ít có mưa, dung lượng nước hồ chứa trên địa bàn còn khoảng 60%. Do đó, các huyện phía nam của tỉnh Quảng Ngãi như huyện Đức Phổ khả năng lượng nước tưới vụ Hè-Thu sẽ thiếu nhiều. Công ty khai thác công trình thủy lợi của tỉnh đã làm việc cụ thể với các Hợp tác xã ở các huyện để chốt lại diện tích cần sản xuất, gieo trồng".
Về biện pháp trước mắt, ông Văn cho hay: "Nhanh chóng duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, chống thất thoát nước phục vụ vụ Hè-Thu sắp tới. Còn những vùng không có nước tuyệt đối không sản xuất, vùng có nước mà thiếu sẽ chuyển đổi qua trồng hoa màu. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản trình xin Trung ương vào giữa tháng 4/2020 về phân bổ nguồn kinh phí 100 tỷ đồng để lo phòng, chống hạn".
Chất bẩn "lạ" dạt bờ biển Quảng Ngãi Chất thải màu đen, dẻo, vón cục xuất hiện hơn 1 km trên bờ biển xã Đức Thắng (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển chung quanh. Chất thải dạt bờ biển Định Tân, kéo dài hơn 1 km. Sáng 15-5, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã kiểm tra thực tế khu...