Quảng Ngãi: Vẻ đẹp sinh thái lạ lẫm nơi vùng Bàu Cá Cái
Bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều người, nhất là giới săn ảnh, bởi vẻ đẹp lạ lẫm của hoang sơ và rừng trồng ở nơi đây.
Ngoài rừng cây thiên nhiên lâu đời, nơi đây những năm qua được đầu tư Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” tại Quảng Ngãi do Quỹ Khí hậu xanh (GCF) phối hợp với Chính phủ Việt Nam tài trợ.
Khung cảnh bình yên nơi rừng Bàu Cá Cái.
Theo đó, khu vực Bàu Cá Cái được quy hoạch trồng cây cóc trắng để làm rừng phòng hộ chắn sóng, cải thiện môi trường sinh thái mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân vùng ven biển. Dưới đây là những hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được.
Một mảng rừng vào mùa thay lá ở Bàu Cá Cái.
Video đang HOT
Rừng cây cóc trắng được trồng để cải thiện môi trường sinh thái ở nơi đây.
Cây cóc trắng lên xanh ngay trên mặt nước trong xanh.
Đã có hàng triệu cây cóc trắng trồng tại ở Bàu Cá Cái
Những luống đất đắp để trồng cây bên những hàng cây xanh tốt đẹp như tranh vẽ.
Rừng ngập mặn Bàu Cá Cái đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Quang cảnh rừng Bàu Cá Cái vào mùa đông, ảnh được chụp từ trên cao.
Nhờ có rừng cóc trắng che chắn, nên tác hại của bão đã giảm đi đáng kể.
Đắk Nông thả 5 cá thể vượn đen má hung về rừng
Ngày 27/9, Vườn Quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Bình Dương và Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WAR) thả 5 cá thể vượn đen má hung (Nomascus annamensis) về môi trường tự nhiên.
Trong 5 cá thể vượn, có 1 cá thể do người dân giao nộp, 4 cá thể được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương thu giữ liên quan đến các vụ nuôi nhốt, vận chuyển động vật hoang dã trái phép thời gian gần đây.
5 cá thể vượn đen má hung có tổng trọng lượng 21,5 kg, được xác định đủ điều kiện thả về môi trương tự nhiên. Vườn Quốc gia Tà Đùng tiếp tục theo dõi, bảo vệ để bảo đảm an toàn cho 5 cá thể vượn này.
Một cá thể vượn má hung sau khi thả về Vườn Quốc gia Tà Đùng
Vượn đen má hung nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ và được nghiêm cấm khai thác, săn bắt và thương mại với mọi hình thức.
Đưa các cá thể Vượn đến vị trí thả
Vườn Quốc gia Tà Đùng có tổng diện tích tự nhiên được quy hoạch rừng đặc dụng là 20.937,7 ha, với tỷ lệ che phủ rừng tới 85% diện tích vùng lõi.
Đây là nơi giao thoa về địa lý và sinh học giữa khu vực Nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, có giá trị quan trọng trong bảo tồn các loài gen đặc hữu, phòng hộ môi trường sinh thái.
Thả các cá thể tại đảo thuộc hồ Tà Đùng
Vườn Quốc gia Tà Đùng hiện có hơn 1.400 loại thực vật với 89 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, 59 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam; khoảng 650 loài động vật với 70 loài nguy cấp quý hiếm, 61 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
Các cá thể vượn nhanh chóng thích nghi với môi tường tự nhiên
Nhà khoa học cảnh báo 3 mối đe dọa nhân loại phải đối mặt Mặc dù trái đất được mệnh danh là "thiên đường của sự sống" nhưng không phải lúc nào sự sống cũng sống tốt trên trái đất. Theo những gì chúng ta biết cho đến nay, kể từ kỷ Cambri, trên trái đất đã xảy ra 5 cuộc đại tuyệt chủng. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy sau khi nền văn minh nhân loại...