Quảng Ngãi ước thiệt hại 3.200 tỷ đồng do bão số 9 gây ra
Cơn bão số 9 với sức gió khủng khiếp càng quét qua tỉnh Quảng Ngãi đã làm cho địa phương này thiệt hại nặng, ước tính 3.200 tỷ đồng.
Theo thống kê sơ bộ tính đến 10 giờ 30 phút ngày 30/10, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 194 nhà bị sập, đổ; 100.816 nhà ở, 164 trường học, 68 cơ sở y tế, 23 nhà văn hóa thôn bị hư hại; gần 1.300ha cây ăn quả, keo bị gãy đỗ, 650ha đất ruộng bị sa bồi thủy phá; 65 công trình thủy lợi bị bồi lấp do cơn bão số 9 gây ra vào ngày 28/10.
Bên cạnh đó, đã có 7.770m kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng; 22 tuyến giao thông bị hư hỏng, sạt lở; 1 cầu bị cuốn trôi, vùi lấp; 49 cột điện, đèn bị gãy đổ, hư hỏng; 4 vị trí sạt lở bờ biển với tổng giá trị thiệt hại ước tính 3.200 tỷ đồng.
Hiện ngân sách tỉnh Quảng Ngãi rất hạn hẹp, hụt nguồn thu, mất cân đối gần 5.000 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, do đó UBND tỉnh đã đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ khẩn cấp khoảng 590 tỷ để kịp thời hỗ trợ nhân dân ổn định đời sống, vượt qua khó khăn trước mắt.
Hàng nghìn ngôi nhà của người dân và các trường học bị thiệt hại nặng sau bão.
Cụ thể, tỉnh Quảng Ngãi đề nghị hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng để mua giống cây trồng các loại phục vụ cho sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021; 200 tỷ đồng để khôi phục nhà ở, ổn định đời sống, sửa chữa các công trình công cộng thiết yếu phục vụ dân sinh, hỗ trợ giống gia súc, gia cầm để tái đàn, hỗ trợ khôi phục các công trình thủy lợi bị bồi lấp, sạt lở đảm bảo phục vụ nước tưới tiêu.
100 tỷ đồng được dành để để khôi phục đường giao thông, cầu, cống và các công trình công cộng; 270 tỷ đồng để đầu tư kè biển chống sạt lở ở huyện Bình Sơn và thị xã Đức Phổ do bờ biển liên tục bị sạt lở nghiêm trọng, ăn sâu vào đất liền, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng của nhiều hộ dân và các công trình công cộng khác.
Video đang HOT
Ngoài ra, Quảng Ngãi còn đề nghị hỗ trợ 100 cơ số thuốc y tế, 5.000kg Chloramin B bột, 50.000 viên Aqutabs để khám, chữa bệnh cho nhân dân, tiêu độc khử trùng, xử lý ô nhiễm môi trường các vùng bị ngập lũ, phòng chống dịch, bệnh.
Hàng loạt cây xanh bị ngã đổ, tỉnh Quảng Ngãi ước thiệt hại 3.200 tỷ đồng
Trước đó, trong sáng hôm qua (30/10), tỉnh Quảng Ngãi cũng đã phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 9. Ngay sau khi phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 9, Ban tổ chức đã nhận được hơn 5,5 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm.
Bão Goni có hướng đi rất phức tạp, cường độ mạnh hơn bão số 9 nhiều lần
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc Gia, mặc dù bão Goni chưa tiến vào Biển Đông nhưng bão này có hướng đi rất phức tạp, lúc theo hướng Bắc, lúc lại xuống Đông với cường độ mạnh.
Ngày 30/10, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc Gia (DBKTTVQG) cho biết: "
Bão Goni hình thành ở vùng biển phía Đông của Philppines từ sáng sớm ngày 29/10.
Đây là cơn bão thứ 19 trên khu vực tây Bắc Thái Bình Dương. Chúng tôi dự kiến sẽ phát tin về cơn bão này vào chiều tối nay. Tuy nhiên, hiện bão này chưa đi vào Biển Đông, hơn nữa là hướng đi của bão này rấy phức tạp, lúc lên, lúc xuống không theo một hướng nào cả.
Vì vậy, chúng tôi sẽ theo dõi thêm để đưa tin cụ thể khi cơn bão này di chuyển vào Biển Đông".
Hướng đi dự kiến của bão Goni đang xuất hiện trên vùng biển phía Đông của Philppines.
Theo ông Lâm, khoảng cuối tuần sau, cơn bão này có khả năng gây mưa lớn ở Trung Bộ, tập trung tại các tỉnh Trung Trung Bộ. Nửa đầu tháng 11/2020, tình hình mưa bão trên Biển Đông và miền Trung còn diễn biến rất phức tạp.
Ông Lâm cho biết, trong những năm gần đây, Trung tâm DBKTTVQG được Chính phủ đầu tư khá nhiều các phương tiện đo truyền tin với công nghệ hiện đại nên cũng bằng ấy thời gian, trung tâm đã có những bước tiến nhất định khi đưa, phát tin đến người dân.
"Các bản tin của chúng tôi đa số là thông tin dài và chi tiết hơn. Chúng tôi đã chuyển dần từ cảnh báo sang nhấn mạnh về tác động của thiên tai, như: Thời điểm bắt đầu mưa to, khu vực nào bị mưa to, mưa nhỏ... chứ không còn thông tin chung chung.
Chúng tôi đã bằng nhiều hình thức để đưa và truyền tin tới nhiều người dân nhất có thể. Chính việc nhờ chuyển dần sang việc đưa tin nhiều hơn, chất lượng hơn đến tác động của thiên tai, đã giúp cho chính quyền địa phương và người dân chủ động hơn trong công tác phòng tránh", ông Lâm cho hay.
Theo TS Hoàng Phúc Lâm, mặc dù bão Goni chưa tiến vào Biển Đông nhưng bão này có hướng đi rất phức tạp, lúc theo hướng Bắc, lúc lại xuống Đông với cường độ mạnh.
Ông Lâm nhấn mạnh, đối với cơn bão số 9, Trung tâm DBKTTVQG nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của thấp nhiệt đới đang di chuyển vào biển Đông (tức là vào 24/10), cơn bão này rất mạnh và có điểm khác với cơn bão số 8 có khả năng gây ra những cơn gió mạnh cấp 12 khi vào đất liền.
Ngay lập tức, đơn vị đã có những thông tin đầu tiên gửi đến Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương PCTT&CHCN và đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trên xuống dưới ở các bộ, ban ngành và các địa phương.
"Chính bởi sự vào cuộc kịp thời, người dân đã có sự chuẩn bị ứng phó kịp thời, từ gia cố tài sản đến di dời đến nơi an toàn. Từ đó, thiệt hại cũng giảm hơn rất nhiều", ông Lâm cho hay.
Phú Yên khẩn trương khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống người dân Theo đúng chỉ đạo của tỉnh và phương án của từng địa phương, đơn vị, từ sáng sớm 29-10, trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên, đồng loạt triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 9. Công nhân xí nghiệp dịch vụ Điện lực Phú Yên đang thi công dựng lại cột điện bị ngã đổ tại xã An...