Quảng Ngãi: U60 căng lưới trồng rau, đuổi sâu bằng tỏi và rượu, thu lãi hơn 200 triệu/năm
Với diện tích 3.000 m2 đất trồng rau an toàn, ông Đặng Văn Minh (62 tuổi ở thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi mỗi năm hơn 200 triệu đồng và nhờ trồng rau an toàn mà cuộc sống của gia đình trở nên giàu có.
“Vựa rau” an toàn lớn nhất vùng
Từ trung tâm thành phố Quảng Ngãi đi về phía Đông tầm 7 km, sẽ bắt gặp khu trồng rau xanh mượt của ông Đặng Văn Minh (62 tuổi ở thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Nơi đây là “vựa rau” lớn cung cấp chính cho thành phố Quảng Ngãi và các vùng lân cận trên địa bàn tỉnh.
Với diện tích 3.000 m2 đất trồng rau an toàn, gia đình ông Đặng Văn Minh (62 tuổi, ở thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi) thu lãi mỗi năm hơn 200 triệu đồng. Ảnh: Mạnh Hùng.
Chúng tôi đến nhà lão nông Đặng Văn Minh, ông đang chăm sóc giàn khổ qua trồng thử nghiệm giống mới, vợ và hai người con gái đang thu hoạch rau để bỏ sỉ cho thương lái. Mặc dù tuổi đã ngoài 60 nhưng ở ông vẫn toát lên vẻ nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống.
Có khách đến thăm vườn rau, ông hồ hởi khoe: “Toàn bộ vườn rau của tôi được đóng trụ bê tông chắc chắn, phía trên che phủ lưới, khu trồng diếp cá bao bọc kĩ bằng màng nhà kính và đều được lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động nên vừa ngăn cản côn trùng vào gây hại vườn rau, vừa đảm bảo những điều kiện cần thiết về độ ẩm, ánh sáng giúp rau sinh trưởng, phát triển tốt…”.
Ông Minh cho biết, sau khi tham gia huấn luyện ở trường huấn luyện Bộ đội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 1988 – 1991, ông xuất ngũ về bắt đầu cải tạo vườn nhà trồng lúa, sau đó chuyển sang trồng hoa cúc đất, cúc vạn thọ…. Nhưng đầu ra của hoa khá bấp bênh, đến năm 2007 vợ chồng ông quyết định làm rau quả.
“Ban đầu tôi chỉ trồng bắp sú, cải thìa, bí đao… các giống truyền thống của địa phương và trồng theo mùa vụ nên năm nào được mùa thì mất giá và phụ thuộc vào thương lái. Sau một thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, tháng 6/2018, tôi cải tạo vườn, xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới phun tự động cho toàn bộ diện tích vườn với kinh phí gần 200 triệu đồng…”, ông Minh chia sẻ.
Vườn rau diếp cá được trồng theo phương pháp an toàn, hệ thống phun sương của ông Đặng Văn Minh. Ảnh: Mạnh Hùng.
Ông Minh xử lý an toàn khi rau nhiễm bệnh là xay gừng, tỏi, ớt sau đó ngâm với rượu khoảng 15 ngày, rồi phun lên rau, trị được tất cả các loại sâu bệnh của rau quả. Ảnh: Mạnh Hùng.
Video đang HOT
Vườn của ông Minh có diện tích 3.000m2 trồng đa dạng các loại rau ăn lá, rau ăn quả và bán quanh năm, như: dưa leo, khổ qua rừng, bầu, bí đao, mướp, rau rừng, các loại cải, mồng tơi, hoa thiên lý, diếp cá,… Vườn của ông Minh được xem là “vựa rau” lớn nhất vùng, được áp dụng theo kỹ thuật trồng rau an toàn, chỉ sử dụng phân chuồng đã qua xử lý và bánh dầu đã ngâm để bón cho cây, tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ, các loại thuốc trừ sâu có hại.
Thu lãi hơn 200 triệu/năm
Chia sẻ về cách trồng rau an toàn, ông Minh hồ hởi nói: “Cách xử lý an toàn khi rau nhiễm bệnh là xay gừng, tỏi, ớt sau đó ngâm với rượu khoảng 15 ngày, rồi phun lên rau, trị được tất cả các loại sâu bệnh của rau…”. Ông còn nói thêm việc dùng hệ thống tưới phun đã góp phần rửa sạch rau hạn chế sự đu bám của các sinh vật gây hại.
Ông Minh là người có công lớn trong việc định hướng cho bà con trong vùng trồng rau an toàn, không những giúp thay đổi nhận thức trong trồng trọt, cải thiện kinh tế, mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Mạnh Hùng
Mỗi ngày vườn của gia đình ông Minh cung cấp ra thị trường từ 30 – 50 kg rau các loại, giá dao động từ 10.000 – 30.000 đồng/kg, sản phẩm rau chủ yếu cung cấp cho 2 cửa hàng rau an toàn ở thôn Kim Thạch, xã Nghĩa Hà và thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An, các trường Mầm non ở địa phương, các nhà hàng, một số thương lái bán buôn trên địa bàn…
“Trồng rau an toàn bán doanh thu cao hơn so với cách trồng rau thông thường, vì thế sau khi trừ chi phí, gia đình thu nhập từ 13 – 15 triệu đồng/tháng, tháng cao điểm có khi thu về gần 20 triệu đồng/tháng, bình quân thu lãi mỗi năm trên 200 triệu đồng…”, ông Minh phấn khởi cho biết.
Trải qua gần 30 năm trong nghề, một lão nông cần cù, chịu khó, ham học, ham làm, đã từng gặp nhiều khó khăn, thất bại nhưng giờ đây ông khẳng định làm rau theo hướng an toàn là rất hiệu quả. “Ăn rau của tôi không sợ thuốc, không sợ bệnh, tôi đảm bảo rất an toàn và tôi cũng không lo ai sẽ bị ngộ độc nên nhẹ tâm, an lòng…”, ông Minh nhấn mạnh.
Được biết, năm 2018, ông Đặng Văn Minh được Chủ tịch TP.Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) tặng Giấy khen nông dân sản xuất giỏi, ông còn là tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất rau an toàn xã Nghĩa Hà, quản lý, hướng dẫn về mặt kỹ thuật sản xuất rau và tìm kiếm thị trường cho 10 thành viên với 2,3ha rau trong tổ.
Vì sao dịch lở mồm long móng lan rộng ở Quảng Ngãi?
Đến thời điểm này, hơn 2.500 con trâu, bò ở tỉnh Quảng Ngãi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM). Dù ngành thú y và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi triển khai nhiều biện pháp nhưng dịch vẫn đang lây nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tiêu hủy bò bị lở mồm long móng
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn hỏa tốc đề nghị Bộ NN&PTNN hỗ trợ 20.000 liều vaccine lở mồm long móng type O-A và 20.000 lít hóa chất Benkocid để phòng chống dịch bệnh. Do không tiêm phòng và việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc tràn lan được đánh giá là nguyên nhân khiến dịch bệnh lan nhanh và khó kiểm soát.
Bệnh LMLM đang lây lan rộng
Những ngày qua, gia đình bà Lê Thanh Hoài (xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) như "ngồi trên đống lửa". "Đầu cơ nghiệp" của nhà bà là 3 con bò đều bỏ ăn, sùi bọt mép. Khi phát hiện bò có triệu chứng bất thường, gia đình thông báo với cán bộ thú y địa phương và được chẩn đoán bò bị bệnh LMLM.
Gia đình cũng nhanh chóng cho rải vôi xung quanh chuồng trại, dùng dung dịch sát khuẩn khế, chanh và theo hướng dẫn của xã để chăm sóc cho bò bệnh. Bà Hoài cho biết, thấy bò lở miệng, bà còn nhờ thú y xã đưa thuốc để xoa móng phòng bệnh lan xuống dưới chân. Đầu mùa dịch, bà đã chích thuốc phòng bệnh cho bò (3,5 tháng/lần), nhưng vẫn bị.
Theo đánh giá của một số nông dân, hiện xã Bình Tân xảy ra dịch LMLM nghiêm trọng với gần 1.000 con bò bị mắc bệnh, trong đó có khoảng 40 con đã chết. Do cả gia tài nằm ở hết 3 con bò nên bà rất lo lắng, mong địa phương có phương án tiết chế, không để dịch lây lan.
Ông Phạm Hồng Nguyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bình Sơn thông tin, cả huyện có tổng số 1.650 con trâu, bò của 550 hộ mắc bệnh LMLM, trong đó hơn 60 con đã chết và bị tiêu hủy. Dịch bệnh xuất hiện từ trước Tết Nguyên đán và đã lan rộng ra 24/25 xã, thị trấn trên địa bàn. Đây là địa phương có số gia súc mắc bệnh LMLM nhiều nhất Quảng Ngãi.
Ngoài việc phun thuốc, rải vôi sát trùng chuồng trại, các hộ chăn nuôi dùng chanh, khế chua và muối chà xát vào miệng, lưỡi gia súc bị bệnh; bôi thuốc đặc trị vào vùng chân bị loét... Tiếp sau dịch tả heo châu Phi hồi cuối năm ngoái, nay dịch LMLM xuất hiện càng khiến người dân hoang mang, lo lắng trước nguy cơ dịch chồng dịch và lan rộng khó kiểm soát.
Tại thôn An Bình (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa), nhiều nông dân cũng đang lo lắng khi bò của gia đình có dấu hiệu LMLM và bị chết. Anh Nguyễn Tấn Vệ (thôn Bình An) buồn rầu: "Đàn trâu, bò đã lan nhanh trên 6 xã của huyện Tư Nghĩa, hơn 160 con mắc bệnh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Lo ngại nhất, hầu hết số gia súc mắc bệnh nặng, có biểu hiện bệnh đều chưa được tiêm phòng. Nghe các lực lượng chức năng thông tin, tôi cũng theo dõi, cho bò ăn cháo, uống nước cho có sức, chăm sóc vùng miệng, chân bị tổn thương bằng cách sát khuẩn với thuốc, chanh; hi vọng "còn nước còn tát".
Theo báo cáo của địa phương, dịch LMLM có chiều hướng phức tạp hơn các năm trước. Tại tỉnh Quảng Ngãi, đến thời điểm này, dịch LMLM đã lan rộng ra địa bàn 52 xã thuộc sáu huyện, TP gồm huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Đức Phổ, Mộ Đức và TP Quảng Ngãi. Hơn 2.500 con trâu, bò bị mắc bệnh nặng, khả năng lây lan cho các đàn chăn nuôi trong vùng.
Để ngăn chặn, khoanh vùng dịch, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã cấp gần 18.000 liều vắc xin và 13.000 lít hóa chất hỗ trợ các địa phương khống chế, bao vây dập dịch LMLM; tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch tả heo châu Phi và dịch cúm gia cầm.
Các gia đình dùng dung dịch sát khuẩn chăm sóc bò
Vì sao khó kiểm soát dịch?
Về nguyên nhân xuất phát dịch bệnh, báo cáo của địa phương cho thấy bệnh xảy ra chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa đảm bảo an toàn sinh học theo qui định. Gia súc mắc bệnh đa số chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng miễn dịch yếu.
Lo ngại nhất, tại Quảng Ngãi, LMLM vẫn chưa được kiểm soát do các nguồn lây bệnh vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Ngay từ đầu năm 2020, thời điểm cận Tết, nhu cầu giết mổ gia súc tăng cao, nhiều nguồn trâu bò từ các nơi tập kết tại các điểm mổ đã làm bệnh lan nhanh không thể kiểm soát.
Ông Võ Quang Sinh, cán bộ thú y xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa cho rằng: "Chúng tôi điều tra sơ bộ đều thấy do nguồn bệnh từ các lò mổ, thu mua từ các điểm khác đem về, không kiểm soát được. Đơn cử ở Tư Nghĩa có 7 điểm giết mổ. Nhiều con trâu, bò bị bệnh từ nơi khác mang về giết, truyền bệnh sang cho đàn tại địa phương".
Ông Nguyễn Văn Đối (xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh) chia sẻ thêm, các đại lý mua bán đưa bò giống từ nhiều nơi cung ứng cho người dân sở tại để tái đàn, phát triển đàn chăn nuôi. Tại các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, TP Quảng Ngãi, nhiều điểm mua bán tự phát, nhỏ lẻ đang được coi là nguyên nhân lây bệnh gia súc.
"Lâu nay bà con mua ở điểm bán trong xã. Họ cột đó mình tới chọn, chủ bán nói giống đảm bảo an toàn trong hai tháng không bị bệnh hay biểu hiện bất thường. Sau hai tháng bò, trâu có bị thì mình ráng chịu", ông Đối nói.
Tại huyện xảy ra dịch bệnh LMLM nhiều nhất, ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn thừa nhận, nhiều hộ dân, các thôn có bò bị bệnh LMLM nhưng không khai báo nên chưa khống chế kịp thời. Hiện các dự án cấp bò, tái đàn địa phương tạm dừng thực hiện; không cho mua bán con giống trong thời điểm này nhằm ổn định đàn chăn nuôi. Đồng thời, tăng cường kiểm soát các lò mổ trâu, bò, khống chế nguồn lây từ các khu vực vùng dịch.
"Chúng tôi hướng dẫn các xã vận động bà con không giấu dịch, phải báo ngành thú y để có những hỗ trợ chăm sóc đàn lành bệnh. Đồng thời, khuyến cáo bà con không mua bán bò, trâu không rõ nguồn gốc, tạm thời chưa tăng đàn, tái đàn để an toàn, hạn chế thiệt hại", ông Trung nói.
Ông Ngô Hữu Hạ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh nhận định, với tình hình thời tiết giao mùa, địa phương nào cũng có khả năng xảy ra dịch. Để đảm bảo quá trình phòng chống dịch LMLM, tỉnh cần được hỗ trợ số vaccine và hoá chất vì hiện tại Quảng Ngãi đang lưu hành hai type vi rút LMLM O và A, gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch.
Thời điểm này, nếu những hộ dân muốn tái đàn, mua thêm gia súc thì nên dừng để đảm bảo sau một tháng ổn định, thời tiết nắng ấm hãy nhập gia súc nuôi. Việc kiểm soát các nguồn lây bệnh như lò mổ, mua bán, trách nhiệm phân cấp thuộc địa phương, cơ sở; đơn vị cũng sẽ kiểm tra, kiểm soát và có hướng xử lý để ngăn chặn bệnh LMLM.
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh, khó kiểm soát, UBND tỉnh này vừa có Công văn hỏa tốc số 537/UBND- NNTN gửi Bộ NN&PTNT ngày 16/2 xin hỗ trợ 20.000 liều vaccine LMLM type O-A và 20.000 lít hóa chất Benkocid để phòng chống dịch bệnh LMLM trên địa bàn.
Vũ Vân Anh
Theo baophapluat
Không chịu cách ly phòng dịch vì... không được hỗ trợ tiền như mong muốn Ngày 16/2, Công an TP. Quảng Ngãi có văn bản gửi Công an tỉnh Quảng Ngãi, UBND TP.Quảng Ngãi và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.Quảng Ngãi báo cáo trường hợp một người từ tỉnh Vĩnh Phúc trở về địa phương nhưng không chấp hành cách ly tại nhà để theo dõi. Quảng Ngãi: Không được hỗ trợ tiền như mong...