Quảng Ngãi: Tri ân và vinh danh người có công với cách mạng
Sáng 21.7, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu và tập thể, cá nhân làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Đây là một trong những hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2017).
Theo thống kê, tại Quảng Ngãi hiện có hơn 180.000 trường hợp được xác nhận là người có công, chiếm 13% dân số toàn tỉnh. Trong đó có hơn 37.000 liệt sĩ, 24.000 thương binh, 6.239 Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) , gần 11.100 người hoạt động cách mạng….
Ông Lê Viết Chữ – Bí thư tỉnh Quảng Ngãi thăm hỏi Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Ánh (83 tuổi), ở TP. Quảng Ngãi (Ảnh: X.Hiếu)
Trong 5 năm qua, từ nhiều nguồn khác nhau, Quảng Ngãi đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa gần 4.000 căn nhà ở cho gia đình người có công, với tổng số tiền khoảng 98 tỷ đồng. Đặc biệt, các Mẹ VNAH còn sống đều được các cơ quan, đơn vị của tỉnh nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời.
Thế hệ trẻ Quảng Ngãi thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa
Video đang HOT
Cùng với bày tỏ tri ân, lòng biết ơn đối với các thế hệ đã ngã xuống cho sự độc lập, tự do của dân tộc, tại hội nghị này, tỉnh Quảng Ngãi cũng biểu dương, tặng thưởng cho 101 tập thể, người có công với cách mạng tiêu biểu và tập thể, cá nhân làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”…
Theo Danviet
Nông dân chờ..."cuộc cách mạng"
Trong một cuộc gặp gỡ hồi đầu tháng 3.2017 giữa lãnh đạo tỉnh với các hộ làm nghề truyền thống, nhiều lão nông từ những làng rau trên địa bàn tỉnh có vẻ không hào hứng mấy với câu chuyện trông chờ đầu tư công nghệ hay hỗ trợ ít vốn phát triển từ Nhà nước. Liệu có phải họ đợi một cú hích khác, có chiều sâu hơn và an toàn hơn?
Mô hình chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Tam Thăng (Tam Kỳ) mang lại hiệu quả cao.
1. Tháng 6.2016, những câu chuyện về một nền nông nghiệp xứ Quảng "chất lượng cao" với sự kỳ vọng vào những mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông - lâm - thủy sản an toàn "từ sản xuất đến bàn ăn" được quan tâm với nhiều hội thảo, diễn đàn. Và chuỗi nông sản sạch (bao gồm các sản phẩm từ rau củ quả, thịt heo, trứng gà - thịt gà, nước mắm truyền thống và tôm nuôi theo tiêu chuẩn an toàn), với sự tham gia tự nguyện của các trang trại, cơ sở sản xuất, hay thậm chí từ hộ nuôi trồng nhỏ lẻ gần như được xem là phương thức kiểu mẫu để kích thích một cuộc phát triển mới cho ngành nông nghiệp.
Có 4 mục tiêu được đưa ra, từ tăng cường sản xuất nông nghiệp sạch, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà" (nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học), tiếp cận các cơ chế và chính sách, sự phát triển bền vững của sản phẩm nông nghiệp sạch được xem là định hướng cho việc thiết lập một nền nông nghiệp mới, phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Thế nhưng, những cuộc khủng hoảng thị trường, mà rõ nhất là gần đây giá bán sản phẩm heo thịt, bò thịt và hàng loạt loại rau quả chủ lực rớt thê thảm đã gây nên nhiều "hoài nghi" với câu chuyện này.
Sản phẩm sạch không tiêu thụ được, nhiều hộ dân ở thôn Lang Châu Bắc (Duy Phước, Duy Xuyên) quay lại phương thức sản xuất truyền thống.
Tháng 4.2017. Chúng tôi nhìn thấy những giọt nước mắt của người chăn nuôi heo. Nhà nông điêu đứng vì giá heo sữa và heo hơi tụt dốc không phanh. Ngoài việc mở quán bún nhỏ nơi đầu làng và canh tác vài sào ruộng lúa, cách đây hơn 5 năm vợ chồng bà Lê Thị Tuyết (thôn Trung Vĩnh, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố thả nuôi 6 con heo nái để có nguồn heo con giống bán ra thị trường nhằm tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, từ tháng 7 năm ngoái đến nay thì giá heo tụt giảm mạnh khiến bà Tuyết chẳng còn mặn mà với mô hình chăn nuôi bao năm qua mình theo đuổi. "Bây giờ, giá một con heo giống còn thua một con gà thịt nặng chừng 1,2kg.
Cần mẫn chăm sóc đàn heo nái đó suốt 3 tháng rưỡi trời, nếu suôn sẻ thì nó đẻ được sáu chục con heo con, nuôi mấy bầy heo con thêm hơn 1 tháng nữa nhưng khi bán thì chỉ thu về chừng 7 triệu đồng. Ngần đó tiền, làm sao đủ bù chi phí" - bà Tuyết chia sẻ. Và câu chuyện này, trở đi trở lại trong suốt nhiều năm nay, nhà nông phải gánh lấy những cuộc "sụt sùi" của một thị trường hết sức bấp bênh.
Những tưởng ở một con đường đi khác, bài bản ngay lúc bắt đầu, người nông dân sẽ ít chịu rủi ro hơn, bằng việc tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông sản sạch. Nhưng kịch bản của 17 hộ tham gia mô hình nuôi heo sạch tại huyện Thăng Bình vẫn không khác mấy các hộ chăn nuôi bên ngoài. Đã có nhiều hồ hởi và kỳ vọng về một hướng đi mới của ngành nông nghiệp Quảng Nam, bắt đầu từ chuỗi thực phẩm sạch ở cửa hàng mang tiêu chí kinh doanh nông sản an toàn của Công ty TNHH Sản xuất & chế biến thực phẩm Quảng Nam khai trương. Với việc thực hiện chăn nuôi và giết mổ theo tiêu chuẩn an toàn, doanh nghiệp này kỳ vọng mỗi ngày sẽ có hàng trăm con heo cung ứng thị trường TP. Hồ Chí Minh và cho thị trường tại chỗ 30 - 40kg. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, cửa hàng thực phẩm sạch của công ty này đóng ngay tại thị trấn Hà Lam vẫn chưa có lượng khách hàng đủ nhiều để tiêu thụ số lượng thịt heo như mong muốn. Những hộ chăn nuôi nằm trong chương trình liên kết này không tránh khỏi tình trạng thua lỗ dù đã được công ty bao tiêu đầu ra.
2. Dịp Tết Đinh Dậu, giá rau rẻ một cách bất thường. Thời tiết thuận lợi cộng với những mặt hàng nông sản không rõ nguồn gốc tuồn vào thị trường, khiến nhà nông khóc ròng. Kể cả những nông sản được kiểm định theo tiêu chuẩn VietGap, vẫn không thể thoát ra được vòng xoáy thị trường. Làng rau Lang Châu Bắc (Duy Phước, Duy Xuyên) "tháo chạy" khỏi tiêu chuẩn VietGap.
Làng rau Bàu Tròn (Đại An, Đại Lộc) ngắc ngoải trong cơn nhập nhằng giữa sản phẩm sạch và sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chưa kể, một làng rau Hưng Mỹ (Bình Triều, Thăng Bình) từng được xem như mô hình kiểu mẫu để kích thích nông dân làm nông nghiệp sạch. Xem chừng những kế hoạch để xây dựng một nền "nông nghiệp công nghệ cao", "nông nghiệp sạch" không thể trụ vững nếu hiện trạng giá cả thị trường không cải thiện. Quả là câu chuyện khó, khi mà nông nghiệp Việt Nam vẫn đang liên tục tìm cách tăng năng suất để phục vụ cho xuất khẩu... giá rẻ.
Tại các cuộc hội thảo chuyên đề, không ít chuyên gia nông nghiệp vẫn lắc đầu với hiện trạng rằng đầu ra nhiều nông sản sạch vẫn còn quá bấp bênh nên nhiều nông dân ngại tham gia phát triển, nhân rộng nhanh các mô hình sản xuất nông sản sạch. Theo đánh giá của ngành liên quan và nhiều nông hộ, giá rau sạch trên thị trường vẫn tương đương giá các loại rau thông thường khác. Ngoài ra, nông dân chủ yếu bán hàng thông qua thương lái, thiếu các kênh phân phối riêng.
Phần lớn các sản phẩm rau củ quả sạch cũng chưa được đóng gói và có bao bì, nhãn hiệu hàng hóa để giúp người tiêu dùng phân biệt với các sản phẩm được sản xuất theo quy trình thông thường... Đáng ngại hơn, đôi lúc sản phẩm sạch làm ra không được hấp dẫn người tiêu dùng.
Nguyên nhân là sản phẩm không tươi tốt và có màu sắc sáng đẹp như các loại rau quả thông thường vì phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng. Tương tự, nhiều mô hình sản xuất sạch đối với lúa gạo, trái cây, thủy sản, đa số nông dân chỉ gặp thuận lợi về đầu ra sản phẩm khi có sự hợp tác, liên kết sản xuất và bao tiêu của các doanh nghiệp...
Vậy thì người dân xứ Quảng thiếu gì để làm nên một "cuộc cách mạng" nông nghiệp sạch, đầu tiên từ các chuỗi nông sản an toàn đã được xác nhận đầu tư? Ông Nguyễn Văn Tuấn, một nông dân đang có hơn 1ha đất sản xuất rau hữu cơ - không hóa chất tại làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An) kể một câu chuyện rằng, mỗi sáng sẽ có một đội thanh niên từ Đà Nẵng đến làng rau và giúp nông dân mang rau này cung ứng tại TP.Đà Nẵng. Nhóm thanh niên này là trung gian giữa nông dân Trà Quế với các hộ kinh doanh rau sạch ở Đà Nẵng.
Cũng với hình thức tương tự, lão nông Phạm Mèo (Cẩm Thanh, Hội An) nói nhiều khi phải ngưng nhận đơn đặt hàng vì nguồn rau không đủ cung, dù giá rau hữu cơ cao hơn nhiều lần so với rau sản xuất theo kiểu truyền thống. Nhắc lại câu chuyện về kích hoạt cho một sự phát triển nông nghiệp mới của Quảng Nam, từ việc xây dựng các chuỗi nông sản sạch, nhiều người cho rằng, thứ cần nhất của nông dân không phải là công nghệ hay vốn đầu tư, mà phải tạo cho họ cơ hội phát triển. Để nắm bắt thị trường không phải chuyện dễ, và nhà nông thiếu nhất là điều này.
Ở một góc độ khác, khi vừa xuất bán hơn mấy trăm ký ớt với giá rẻ mạt, ông Nguyễn Phi Dư (Điện Bàn) cho biết, mấy chục năm làm hoa màu, chưa bao giờ ông thấy thị trường khốc liệt như hiện tại, kể cả hàng xuất khẩu hay chỉ bán trong nước. Liệu rằng trong câu chuyện phát triển chuỗi nông sản sạch, cú hích để bật lên xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, là cần một sự đầu tư kỹ lưỡng và bài bản để có những nghiên cứu thị trường xác đáng, trợ sức cho nhà nông.
Theo Trí Quân - Văn Sự (Báo Quảng Nam)
"Người làm báo có phẩm chất dấn thân không dễ lùi bước trước sự đe dọa" "Những người làm báo có phẩm chất dấn thân sẽ không dễ lùi bước trước những lời đe doạ hay hành vi đe doạ. Bởi họ có lý tưởng, họ tin vào điều tốt, tin vào sự nghiêm minh của pháp luật và tin vào sự ủng hộ của dư luận đối với họ", ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường...