Quảng Ngãi: “Tình nguyện mùa đông” đến với người dân vùng cao
Ngày 23-12, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa đông năm 2018″ tại xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.
Với mong muốn mang mùa đông ấm áp, yêu thương và chia sẻ đến với người dân vùng cao, ngày 23-12, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa đông năm 2018″ tại xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.
Xã Sơn Bua (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) là vùng núi còn nhiều khó khăn, người Ca Dong chiếm 90%, kinh tế chủ yếu là lúa rẫy, trâu, bò. Do khí hậu khắt nghiệt nên việc chăn nuôi, trồng trồng trọt nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng.
Ông Đinh Hồng Hà – Phó Bí thư xã Sơn Bua, cho biết, cho biết: “Xã Sơn Bua có 416 hộ, 1.784 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đến 217 hộ, chiếm hơn 50%, hộ cận nghèo 38 hộ, trong năm 2018 số hộ thoát nghèo chỉ có 23 hộ. Trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ các chương trình Nhà nước, tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ nơi đây xây dựng đường giao thông, cây trồng, vật nuôi…”. Tại Sơn Bua đã hình thành Làng thanh niên lập nghiệp, qua đó, giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.
Hàng trăm hộ dân đã có mặt để nhận chăn mền từ chương trình tình nguyện mùa đông. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Anh Lê Văn Vin- Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, cho biết: “Nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, kịp thời chung tay hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là trẻ em khi thời tiết đang dần trở lạnh. Tỉnh đoàn phát động chương trình với mong muốn mang đến mùa đông ấm áp hơn”.
Chương trình “Tình nguyện mùa đông” tặng chăn mền cho 260 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phát mì tôm và những phần quà hỗ trợ từ các đơn vị, tấm lòng hảo tâm. Bên cạnh đó, trong suốt nhiều ngày qua, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã phát động quyên góp áo ấm tặng người dân vùng cao, dịp này, Tỉnh đoàn đã phát tặng áo ấm cho từng người dân và trẻ em.
Tặng quà cho người dân Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Bên cạnh đó, hàng chục bác sĩ đã tham gia khám sàn lọc miễn phí cho hơn 500 người dân Sơn Bua, chủ yếu các bệnh tai, mũi, họng, các bệnh lý về tai giữa, qua khám sàn lọc sẽ tìm ra các bệnh nhân cần được hỗ trợ về Bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị chuyên sâu.
Hình ảnh chương trình “Tình nguyện mùa đông 2018″ (Ảnh: NGUYỄN TRANG)
Video đang HOT
Các bác sĩ và người dân có mặt từ sáng sớm để tham gia chương trình.
Trẻ em xã Sơn Bua được cha mẹ đưa đến để khám bệnh miễn phí. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Vì một mùa đông ấm áp và chia sẻ yêu thương nhiều hơn.
Tặng áo ấm quyên góp cho người dân.
Khám bệnh miễn phí cho người dân Sơn Bua.
Theo SGGP
NGUYỄN TRANG
Rùng mình chuyện cắm dao lam, cắm chông, dán bùa chống trộm cau
Không những dựng chòi, dán bùa để giữ người dân huyện miền núi Sơn Tây còn cột chông, bẻ dao lam thành những mảnh nhỏ cắm chi chít trên thân cau để chống trộm lẻn vào hái cau của mình.
Vụ thu hoạch năm nay có thời điểm giá cau trái vọt đỉnh lên đến 28.000 đồng/kg, mang lại niềm vui cho hàng ngàn hộ dân ở Quảng Ngãi. Đặc biệt ở huyện Sơn Tây, nơi được ví là "thủ phủ", "xứ ngàn cau" ở Quảng Ngãi, với diện tích cau trồng tính bằng con số hàng ngàn ha.
Cau trái được bán với giá 28.000 đồng/kg - mức giá được coi là lên tới tỉnh trong thời gian gần đây.
Cau được giá dẫn đến tình trạng một số nơi ở xứ cau này bị hái trộm. Vì vậy ngoài làm chòi canh giữ, dán bùa yểm...không ít hộ dân ở nơi đây còn cột chông, bẻ dao lam thành những mảnh nhỏ, rồi cắm chi chít trên thân cau để bảo vệ những cây cau của gia đình mình.
Nhìn những cây cau được phủ đầy các mẩu dao lam, chông tua tủa bất cứ ai cũng lạnh người, sởn gai ốc.
Ông "Đ.V.B", ở xã Sơn Liên, cho biết: "Vụ năm ngoái, khi giá cau trái tăng 22.000 đồng/kg, một số kẻ gian đã vào vườn cau trồng hơn 500 cây của gia đình tôi để hái trộm, gây thiệt hại gần 20 triệu đồng. Vì vậy năm nay tôi mới sử dụng cách này (cột chông, cắm mảnh dao lam) để bảo vệ của cải của gia đình mình".
Dao lam được bẻ nhỏ và cắm chi chít trên thân cau để chống hái trộm.
"Vì sao không làm chòi canh giữ, rào chắn xung quanh như nhiều gia đình khác mà sử dụng biện pháp này. Có biết cách chống trộm như vậy sẽ gây nhiều nguy hiểm cho người khác hay không ?".
Khi được hỏi câu hỏi trên, ông "Đ.V.B" và một số người khác bày tỏ: "Nhà ít người và cũng không thể đủ sức ngồi trông coi. Trồng ít còn rào chứ nhiều thì làm làm sao mà rào hết được. Hơn nữa với rào chắn bằng cây cũng không đủ để cản chân kẻ trộm được. Biết làm vậy là không nên nhưng chẳng lẽ để công sức trồng, chăm sóc cau bị kẻ xấu "lấy" đi. Vì vậy cực chẳng đã mới dùng cách này".
Để cảnh báo cho những đối tượng trộm cau, tránh thương tích cho số người vô tình va chạm phải, những người sử dụng cách chống trộm cau kiểu trên dùng bản ghi "có dao lam cấm trèo, chết tự chịu" treo trong vườn cau.
"Cắm chông, dao lam trên thân cau để chống hái trộm là vi phạm pháp luật. Nếu để xảy ra thương tích, tử vong thì chủ vườn có thể bị xử lý về hành vi giết người", ông Đinh Quang Ven - Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cảnh báo.
Trao đổi với PV Dân Việt về vấn đề trên, ông Đinh Quang Ven - Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Tây khẳng định: "Việc sử dụng hình thức cắm chông, dao lam trên thân cau để chống hái trộm là vi phạm pháp luật. Nếu để xảy ra thương tích, tử vong thì chủ vườn có thể bị xử lý về hành vi giết người. Vì vậy cùng với tăng cường tuyên truyền giáo dục, yêu cầu người dân sử dụng các hình thức bảo vệ khác, huyện cấm các chủ vừa cau dùng chông, dao lam cắm trên thân để bảo vệ cau của mình".
Theo Danviet
"Phượt" ở xứ ngàn cau, ngắm mây ngàn lang thang trên ruộng Có người bạn đang làm việc tại TP.Hồ Chí Minh nhờ tôi giới thiệu địa điểm "phượt", để cùng bạn bè về thăm quê hương trong thời gian đến. Tôi liền nghĩ ngay đến xứ ngàn cau thấp thoáng trong làn sương mờ ảo, với những ngôi nhà sàn nằm cheo leo trên triền núi. Vẻ đẹp ấy sẽ khiến những người bạn...