Quảng Ngãi: Tiếp nhận phiên bản Mộc bản Triều Nguyễn về đảo Hoàng Sa
Sáng 29.12, Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ tiếp nhận Mộc bản Triều Nguyễn về đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa, do Trung tâm lưu trữ quốc gia IV trao tặng.
Ông Nguyễn Xuân Hùng-Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV bộc bạch: Trong quá trình nghiên cứu những tài liệu liên quan đến việc xác lập và thực thi chủ quyền của Triều Nguyễn đối với các hải đảo Việt Nam, trung tâm đã tìm thấy 17 tấm Mộc bản gồm 19 mặt khắc liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phiên bản Mộc bản Triều Nguyễn về đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa
Trong đó, bản khắc về đảo Lý Sơn và Hoàng Sa thuộc quyển 06, mặt khắc 18 nằm trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí thuộc khối tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn, đã được Unesco công nhận là di sản tư liệu thế giới vào ngày 31.07.2009.
Tư liệu này là thông tin chân xác về việc quần đảo Hoàng Sa đã được Triều Nguyễn tổ chức thành một đơn vị hành chính cụ thể của tỉnh Quảng Ngãi, chứng tỏ nhà nước Việt Nam đã quản lý thật sự và có hiệu quả từ rất sớm đối với quần đảo ngoài khơi, góp phần khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc trao tặng phiên bản của bản khắc này để trưng bày và giới thiệu đến công chúng được mong đợi sẽ góp phần nâng cao ý thức tự hào dân tộc và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ nước nhà.
Cùng với việc tiếp nhận phiên bản Mộc bản Triều Nguyễn về đảo Lý Sơn và Hoàng Sa, từ 29.12 đến 2.1.2016 tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi tổ chức trưng bày 450 cổ vật Việt Nam qua các thời kỳ.
Video đang HOT
Một số cổ vật Việt Nam qua các thời kỳ được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ngãi
Theo Danviet
Chiêm ngưỡng linh vật Việt bằng vàng ròng, đất nung
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang trưng bày giới thiệu 27 linh vật Việt Nam với các loại hình tượng tiêu biểu như: Hình tượng Rùa, Long mã, hình tượng Rồng, hình tượng Kỳ lân, ngựa có cánh....
Hé lộ những linh vật của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang trưng bày và giới thiệu 27 loại hình các con vật linh thiêng, qua gần 100 hiện vật tiêu biểu với chủ đề "Linh vật Việt Nam".
Linh vật là những con vật linh thiêng, được sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hoá để truyền đạt ý tưởng trong tín ngưỡng, tôn giáo và thế giới quan, nhân sinh quan. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại và truyền thuyết được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình.
Người xưa tin rằng linh vật, là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.
Linh vật trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam có nhiều loại khác nhau, do người Việt Nam sáng tạo nên hoặc do giao lưu, tiếp biến các nền văn hoá bên ngoài, phản ảnh sâu sắc đời sống tâm linh, văn hoá dân tộc.
Mỗi linh vật trong tiến trình phát triển vừa thể hiện bản sắc riêng của văn hoá dân tộc, vừa mang đặc điểm, phong cách nghệ thuật đặc trưng riêng của mỗi thời kỳ lịch sử.
Tuy chưa thật đầy đủ nhưng trưng bày là cơ hội để công chúng khám phá, tìm hiểu về sự phong phú và độc đáo của linh vật Việt Nam nói chung; hiểu sâu sắc hơn về câu chuyện của mỗi linh vật. Qua đó khơi dậy ý thức dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hoá hiện nay.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang trưng bày và giới thiệu 27 loại hình các con vật linh thiêng, qua gần 100 hiện vật tiêu biểu với chủ để "Linh vật Việt Nam".
Đỉnh trầm có nắp hình Nghê, chất liệu bằng đồng gốm, được tạo tác phổ biến ở thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18.
Hình sư tử, lân gắn trên nắp đỉnh trầm gốm mem rạn, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736).
Cặp sư tử Lân chầu, chất liệu bằng gỗ, sơn thếp thời Nguyễn thế kỷ 19-20.
Đầu sư tử bằng đất nung, thời Lý thế kỷ 11-13. Trang trí kiến trúc hoặc đầu máng xối nước, hình thức này xuất hiện phổ biến dưới thời Lý- Trần thế kỷ 11-14.
Tích tà là linh vật có nguồn gốc Á đông, hình thức giống như Sư tử có cánh, đây là linh vật trấn giữ mang ý nghĩa trừ tà, xua đuổi điều xấu mang lại điều tốt lành.
Tượng long mã, chất liệu bằng đồng thời Nguyễn thế kỷ 19-20.
Hình sư tử chầu ngọc thời Lý thể kỷ 11-13. Một phần trong kết cấu bệ tượng phật ở vị trí đỡ toà sen cho Đức Phật ngồi mô phỏng theo Phật thoại con kim nghê (sư tử lông vàng) bảo vệ Phật pháp, được Đức Phật chọn làm vật cưỡi.
Tượng rồng vàng thời Nguyễn thế kỷ 19-20, thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn.
Tượng sư tử chầu bằng đất nung từ thời Lý, niên đại từ thế kỷ 11 - 13
Nghê chầu gỗ sơn thếp thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18.
Bình rót có quai hình nghê, chất liệu gốm mem lam xám thời Mạc thế kỷ 16. Là loại đồ thờ dùng để đựng nước, rượu cúng, hình thức này chỉ xuất hiện dưới thời nhà Mạc.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Hiện vật chốn hoàng cung triều Nguyễn Lần đầu tiên, du khách khi tham quan hoàng cung Huế (Thừa Thiên - Huế) có thể trải nghiệm, hình dung cuộc sống của những phụ nữ sống trong cung đình triều Nguyễn xưa. Ngày 20/10, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức khai trương không gian văn hóa cung Trường Sanh (Đại nội Huế), trưng bày những vật...