Quảng Ngãi tích cực phòng chống bệnh bạch hầu
Tính đến sáng ngày 13.10.2020 tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận có 4 trường hợp Dương tính với bệnh bạch hầu (trong đó 01 trường hợp người lành mang trùng) tại xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ.
Nhằm đảm bảo không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa trường hợp mắc mới, tử vong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương phối hợp Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ và Trạm Y tế xã Ba Khâm tiến hành điều tra lập danh sách tất cả các đối tượng gần với bệnh nhân trong vòng 1 tuần trước và sau kể từ ngày khởi phát của 4 bệnh nhân. Cho những người tiếp xúc gần uống kháng sinh dự phòng 7 ngày và khuyến cáo cách ly tại nhà 14 ngày.
Lấy mẫu dịch ngoáy họng của 57 trường hợp tiếp xúc gần với 3 bệnh nhân, gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm. Kết quả 1 trường hợp dương tính, 5 trường hợp âm tính. Xử lý môi trường, vật dụng tại nhà bệnh nhân, hộ gia đình có tiếp xúc gần với bệnh nhân bằng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính. Tiêm vắc xin Bạch hầu – Uốn ván cho người có độ tuổi từ 5 – 45 tuổi tại xã Ba Khâm, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ. Đến nay đã tiêm 831 người/tổng 2.945 người.
Tiêm vắc xin bạch hầu cho trẻ
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Người bệnh khi khỏi bệnh, còn mang vi khuẩn từ 2-6 tuần có thể 5-6 tháng.
Video đang HOT
Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt đối với bạch hầu thể ác tính có thể dẫn đến tử vong hoặc những biến chứng nguy hiểm như là suy hô hấp cấp, viêm tim, viêm não, tổn thương ở thận, nhất là tổn thương ở hệ thần kinh sẽ gây nên chứng viêm đa rễ dây thần kinh.
Để phòng chống bệnh bạch hầu người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, không tập trung đông người; vệ sinh môi trường bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, thông thoát nơi sinh hoạt; người dân khi có triệu chứng của viêm long hô hấp: sốt, đau họng, ho… cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Chú ý tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng.
Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, lây lan nhanh và đang có diễn biến phức tạp. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, cũng có thể ở người lớn.
Trước diễn biến mới của bệnh này trong thời gian gần đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3593/QĐ-BYT ngày 18-8-2020 "Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu".
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống bệnh bạch hầu.
Tiêm vắc xin - biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng, cần tiêm 3 mũi cơ bản và 3 mũi nhắc lại đến năm 15 tuổi.
Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng thì tiêm 3 mũi vắc xin cơ bản và 2 mũi vắc xin nhắc lại.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng lưu ý các biện pháp phòng bệnh bạch hầu. Cụ thể, người dân cần chủ động tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc, nghi ngờ mắc bệnh; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; bảo đảm vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, người dân phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch sớm
Bộ Y tế yêu cầu tiến hành các biện pháp chống dịch càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca nghi ngờ đầu tiên. Tất cả trường hợp nghi ngờ hoặc có thể mắc bệnh phải được đeo khẩu trang và cách ly ngay tại cơ sở y tế; được điều trị đặc hiệu ngay kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Ca bệnh nghi ngờ cần phải cách ly riêng biệt với ca bệnh xác định.
Nếu dịch xảy ra trong trường học thì tất cả học sinh có biểu hiện sốt, đau họng hoặc có các triệu chứng khác nghi ngờ mắc bệnh đều phải nghỉ học và đưa tới cơ sở y tế để quản lý, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm.
Các địa phương cần lập danh sách người tiếp xúc gần với ca bệnh, tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh, hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế; tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm.
Bên cạnh đó, tại khu vực có ổ dịch như nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh; nhà trẻ, lớp học, cơ quan, đơn vị cần được khử trùng và xử lý môi trường. Đồ dùng của bệnh nhân hoặc gia đình có ổ dịch cần được sấy, luộc hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời. Các hộ gia đình thực hiện thông khí. Hạn chế các sự kiện tập trung đông người trong khu vực ổ dịch.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn dùng kháng sinh dự phòng cho tất cả người tiếp xúc gần và những người có liên quan dịch tễ trong ổ dịch càng sớm càng tốt. Các địa phương tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch và các khu vực lân cận càng sớm càng tốt; tùy theo kết quả điều tra dịch tễ và đặc điểm từng ổ dịch để quyết định phạm vi, đối tượng, lứa tuổi, loại vắc xin phù hợp.
Video: Địa phương duy nhất ở Quảng Ngãi tiêm phòng bạch hầu trong toàn dân Từ ngày 23-30.7, hơn 46 nghìn người dân huyện miền núi Sơn Hà sẽ được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Đây là địa phương duy nhất của tỉnh triển khai tiêm vắcxin phòng căn bệnh nguy hiểm này trong toàn dân cho tất cả đối tượng từ 7-40 tuổi. Ảnh minh họa Từng là xuất hiện ổ bệnh bạch hầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhà

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư
Có thể bạn quan tâm

Thời trang trắng đen dễ mặc, dễ đẹp lại không bao giờ lỗi mốt
Thời trang
13:05:58 01/04/2025
Lộ MV chưa từng được ra mắt của BLACKPINK khiến netizen thốt lên: "Sến thế mà cũng làm được!"
Nhạc quốc tế
13:05:25 01/04/2025
Bắt giữ đôi nam nữ chạy xe máy không biển số liên tục trộm cắp tài sản
Pháp luật
13:00:30 01/04/2025
Gia đình Kim Sae Ron đáp trả: "Khẩn thiết kêu gọi sửa đổi thành Luật phòng chống Kim Soo Hyun!"
Sao châu á
12:58:24 01/04/2025
HOT: "Tóm dính" Pháo xuất hiện sau ồn ào tình ái với ViruSs, thái độ hiện tại ra sao?
Sao việt
12:54:24 01/04/2025
Bình Phước: Nam thanh niên 18 tuổi tử vong trong tư thế treo cổ ở biệt thự
Tin nổi bật
12:37:02 01/04/2025
Walker lấy Messi dằn mặt Felix
Sao thể thao
12:15:46 01/04/2025
Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom
Thế giới
12:11:47 01/04/2025
5 cung hoàng đạo này được dự đoán sẽ kiếm nhiều tiền vào tháng 4 năm 2025
Trắc nghiệm
11:58:41 01/04/2025
Ăn quá nhiều đường gây lão hóa da thế nào?
Làm đẹp
11:37:45 01/04/2025