Quảng Ngãi: Thiếu 100 tỷ đồng để xử lý các kho thuốc BVTV ô nhiễm
Để xử lý 6 kho thuốc bảo vệ thực vật này phải cần 100 tỷ đồng, và phải đến năm 2020 mới xử lý dứt điểm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tồn tại 6 kho thuốc bảo vệ thực vật, ngừng hoạt động đã lâu nhưng không được xử lý kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Thu gom thuốc bảo vệ thực vật đi tiêu hủy.
Video đang HOT
Qua khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm và tìm giải pháp xử lý ô nhiễm, ông Nguyễn Quốc Tân, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để xử lý 6 kho thuốc bảo vệ thực vật này phải cần 100 tỷ đồng, và phải đến năm 2020 mới xử lý dứt điểm các kho thuốc này. Trước mắt, trong năm nay, tỉnh Quảng Ngãi dành 7 tỷ đồng để xử lý kho thuốc Hoà Vinh, xã Tịnh Thiện, thành phố Quảng Ngãi.
Ông Nguyễn Quốc Tân nói: “Năm nay tỉnh phân bổ 4 tỷ và 3 tỷ của Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu quốc gia, vì thế chúng tôi có 7 tỷ. Và sau khi xem xét các kho chúng tôi chọn kho Hoà Vinh làm trước vì nó gần dân, với kinh phí đó sẽ giải quyết được kho đó”.
Theo_VOV
Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp mới xử lý được phần ngọn
Công tác thanh tra chuyên ngành nông nghiệp còn nhiều bất hợp lý từ các văn bản, chính sách đến tổ chức thực hiện mới xử lý phần ngọn.
Sáng 1/4, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra chuyên ngành nông nghiệp. Nhiều bất hợp lý từ các văn bản, chính sách đến tổ chức thực hiện được nêu ra tại hội nghị cho thấy, thanh tra chưa phải là công cụ hữu hiệu để chấn chỉnh được tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chất kích thích tăng trưởng đối với cây trồng, vật nuôi cũng như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả tràn lan như hiện nay.
Năm qua, thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra hơn 8.400 cuộc với hơn 166.000 tổ chức, cá nhân được thanh tra. Qua đó, tiến hành xử lý 32.000 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, xử phạt hành chính hơn 100 tỷ đồng. Lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật có đến gần 1/3 số cơ sở kinh doanh vi phạm, phổ biến như: buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, nhãn mác không đúng với công dụng.
Đối với phân bón thì kết quả phát hiện và xử lý vi phạm còn thấp, số vụ khởi tố hình sự chỉ chiếm 0,3% tổng số vụ vi phạm, không đủ sức răn đe. Đặc biệt là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, qua kiểm tra gần 1.200 cơ sở ở 46 tỉnh, thành phố mới chỉ phát hiện 24 cơ sở vi phạm.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, quy định hiện nay đối với công tác thanh tra chuyên ngành còn chồng chéo, chưa phân định rõ chức năng thanh tra chuyên đề với thanh tra hành chính; Bộ máy thực thi nhiệm vụ cấp sở còn thiếu và yếu... Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Trong khi đó, Thông tư số 14 cũng của Bộ thì lại quy định, cơ quan kiểm tra Trung ương về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ. Hay Thông tư số 28 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định các loại hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm; còn Thông tư số 57 lại quy định ngưỡng, tức hàm lượng cụ thể của từng loại mẫu được xem là dương tính khi xét nghiệm theo phương pháp định lượng. Trong khi đó, Bộ Y tế thì lại cho nhập khẩu các chất này để chữa bệnh cho người. Do vậy, việc quản lý và truy xuất nguồn gốc gặp nhiều khó khăn.
Ông Hà Công Tuấn, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: "Đề nghị các đồng chí rà soát lại, nơi nào chưa làm được thì làm đủ, làm đúng khâu tổ chức của Thanh tra. Trước hết phải có được đội ngũ thì mới làm được. Nhiều nơi các đồng chí lãnh đạo sở chưa thực sự quan tâm Việc thứ 2, tiếp tục là năm cao điểm thanh tra, kiểm tra về vật tư nông nghiệp, nghĩa là tất cả những vấn đề đầu vào cho sản xuất nông lâm thủy sản. Tôi đề nghị dứt khoát trong năm 2016 này chúng ta phải chấm dứt ít nhất là vàng ô, salbutamol"./.
Đà Nẵng: Người dân tự ý cho chất cấm để làm đẹp măng
Hoài Nam-Thành Long
Theo_VOV
595 xe ô-tô bị xử lý thông qua thiết bị giám sát hành trình trong tháng 3-2016 Về tình hình vi phạm tốc độ xe chạy của các địa phương, trong tháng 3-2016, cả nước có tổng số 101.633 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân trên 1.000km là 0,073 lần/1.000km. Tính lũy kế đến 31-3-2016 trên cả nước có tổng số 952.069 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm...