Quảng Ngãi tan hoang sau lũ lịch sử
Mưa lũ vượt đỉnh lịch sử tràn về đã cuốn phăng nhiều chiếc cầu, giật sập hàng loạt nhà cửa, làm sạt lở tan hoang các tuyến đường trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24 gây thiệt hại nặng nề cho Quảng Ngãi.
Mưa lũ lớn gây sạt lở mố cầu hoặc cuốn trôi hoàn toàn những cây cầu ở xã Ba Xa, Ba Động… gây cô lập hàng nghìn hộ dân ở 6 xã vùng cao huyện miền núi Ba Tơ. Chính quyền địa phương yêu cầu người dân không qua lại cho đến khi nước lũ rút có thể đi lại qua sông bằng đò.
Gần 2/3 lòng đường Quốc lộ 24 đoạn qua huyện miền núi Ba Tơ toác hoác vì nước xoáy.
Một quãng đường bê tông nhựa bị lũ ngoạm sâu, uy hiếp tính mạng người đi đường. Dù hệ thống cáp quang được ngầm hóa vẫn bị lũ lịch sử hất văng, ngổn ngang trên tuyết đường từ Quảng Ngãi đi Kon Tum.
Hiện trường ngổn ngang, tơi bời trên một cây cầu ở vùng cao Quảng Ngãi sau cơn lũ lúc rạng sáng 16/11.
Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Mộ Đức xuất hiện nhiều vệt nứt dài hàng trăm mét.
Nhiều vùng rừng keo ngã rạp vì nước cuốn.
Video đang HOT
Lũ chưa rút hoàn toàn nhưng người dân vùng trũng ven sông ở Quảng Ngãi tranh thủ dọn dẹp bùn đất để bắt đầu cuộc sống mới. “Nhà tôi bị nước ngâm hơn một ngày đêm, sáng nay mới rút. Chắc phải mất trọn một ngày để tổng vệ sinh bùn đất bám đầy các vật dụng”, anh Nguyễn Văn Ý ở phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi nói.
Người dân phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi (ven sông Bàu Giang) dù đã kê giường, tủ lạnh, tivi, bếp ga… lên cao nhưng vẫn bị lũ nhấn chìm suốt nửa ngày nên đã hư hỏng hết.
Sáng 17/11, nhiều khu dân cư ở các huyện Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh… vẫn còn ngập sâu, giao thông chủ yếu bằng ghe thuyền.
Lũ lớn cũng làm sạt lở núi ở hàng trăm điểm thuộc 6 huyện vùng cao gây tắc nghẽn giao thông. Riêng tuyến Quốc lộ 24 từ Quảng Ngãi đi Kon Tum vẫn chưa thể khai thông vì nhiều điểm sạt lở núi nghiêm trọng trên đèo Violăc. Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão & tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, mưa lũ vượt đỉnh lịch sử đã làm 8 người chết, 4 người mất tích và 15 người bị thương.
Theo VNE
Gượng dậy trong hoang tàn và nước mắt!
Chỉ trong phút chốc, cả ngôi làng đã trở nên tan hoang, xơ xác. Nhà cửa sập, đổ, người mất mạng, người bị thương...dân tình gọi nhau trong nước mắt. Trận lốc xoáy quét qua như một trận bom kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh khốn đốn.
Trở lại xã Quảng Sơn (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), sau vài ngày xảy ra trận lốc xoáy kinh hoàng, không một ai dấu được xót xa trước cảnh tượng tan hoang, đổ nát của vùng đất này. Trong đó, các thôn Hà Sơn, Linh Cận Sơn (xã Quảng Sơn) hầu như bị san phẳng hoàn toàn.
Tang thương, mất mát vẫn còn đó. Nhưng không còn cách nào khác, người dân nơi đây phải gượng dậy để khắc phục khó khăn, xây dựng lại cuộc sống. Chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung ruột thịt, người dân khắp mọi miền đất nước cũng bằng tấm lòng hảo tâm hướng về nơi vừa chịu hậu quả nặng nề của bão, lũ và lốc xoáy. Hàng trăm chuyến hàng cứu trợ từ các nơi đã được chuyển đến người dân vùng lũ để giúp họ vượt qua giai đoạn khốn khó ban đầu.
Nhiều bình nước được các nhà hảo tâm hỗ trợ cho người dân vùng lũ
Trên con thuyền chở hàng cứu trợ của các tấm lòng hảo tâm vượt sông Rào Nan hung dữ, đang đỏ ngầu phù sa sau trận lũ lịch sử, chúng tôi đã tìm đến vùng "tâm lũ" Quảng Sơn. Chỉ cách đó ít ngày, trận lốc xoáy ập đến đã khiến hàng trăm ngôi nhà bị đổ, sập. Người chết, nhà cửa cũng tan hoang, người dân phải lật từng viên gạch, ngói mới đưa được thi thể của những nạn nhân xấu số ra ngoài.
Tại nhà ông Nguyễn Văn Lới và bà Trần Thị Liến, đều ở tuổi ngoài 70, ông Lới đang kê lại những vật dụng còn sót lên mái nhà cho khỏi bị ướt mà lòng nghẹn ngào chua xót. Bà Liến thì lúi húi lau chùi lại bàn ghế, giường tủ. Cơn lốc xoáy đi qua khiến nhà ông bị tốc phần lớn mái, trống hoác chưa biết lấy gì lợp lại, bức tường phía sau cũng bị sập đổ hoàn toàn. Những ngày này, bộ đội cùng một số người dân trong xóm đã giúp gia đình ông thu dọn những phần bị đổ nát.
Vùng đất Quảng Sơn tan hoang sau trận lũ, lốc dồn dập
Bà Liến đang lo lắng vì số lương thực dự trữ bị ướt
Chúng tôi tìm đến nhà mệ Mai Thị Quy (82 tuổi), nạn nhân bị chết do tường nhà bị đổ đè lên người. Nhà bà Quy đã bị sập hoàn toàn. Trân lốc xoáy xảy ra quá bất ngờ khiến tường đè lên 2 bà cháu đang ngủ. Mệ Quy bị chấn thương sọ não nên đã chết ngay sau đó vài giờ, còn cháu Trần Thị Mỹ Linh thị bị thương nặng, gãy chân tay và đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Trạch.
Nhà bà Quy bị sập hoàn toàn
Bên đống đổ nát, chị Nguyễn Thị Lan (con dâu mệ Quy) đau xót kể: Hôm đó, mọi người đang ngủ thì trận lốc xáy ập tới. Trong nhà chỉ có 2 bà cháu ngủ ở 2 ngăn cạnh nhau, vợ chồng tui nghe tiếng kêu cứu liền chạy sang thì thấy nhà sập hết cả. Ngay trong đêm, vợ chồng tui gọi thêm một số hàng xóm để đưa mẹ và cháu ra ngoài. Không may, đến được bệnh viện ít lâu thì mẹ mất, cháu Linh hiện vẫn đang điều trị ở bệnh viện.
Rời nhà mệ Quy, chúng tôi tiếp tục đến nhà ông Nguyễn Ngọc Tý. Chồng đang điều trị ở bệnh viện, nhưng bà Hoàng Thị Hương phải thu dọn lại nhà cửa để có chốn nương thân. Ngoài trời mưa vẫn đổ như xối, bà Hương vừa thu dọn, lau chùi những đồ đạc còn sót mà nước mắt cứ trào ra không ngớt. Mấy chục năm nay bà mới thấy cảnh tượng kinh hoàng như chiến tranh xảy ra với vùng đất này.
Bà Hương chua xót nhìn cảnh tượng tan hoang do lốc xoáy quét qua nhà mình
Để giúp người dân vùng lũ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, các lực lượng vũ trang đã điều động hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ xuống từng địa phương để giúp dân khắc phục hậu quả. Từ trong khốn khó mới thấy hết tình người, tình quân dân chan chứa và sâu nặng đến nhường nào.
Các chiến sĩ bộ đội đơn vị 968, Quân khu 4 đang giúp dân sửa nhà, dọn vệ sinh
Sau cơn lũ và lốc xoáy, nhà anh Trần Ngọc Tiến bị hư hại nặng nề. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ của Đơn vị 968 đã ngày đêm giúp anh sửa lại nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống. Nhà anh Nguyễn Tiến Hừng cũng bị sập, đổ phần lớn và cũng được các chiến sĩ bộ đội giúp đỡ, thu dọn gạch, ngói trong những đống đổ nát.
Theo đó, lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình cũng điều về các địa phương hàng trăm cán bộ, chiến sĩ xuống để giúp dân vùng lũ. Các chiến sĩ này không quản gian khó, ban đêm họ sinh hoạt cùng dân trong những ngôi nhà rách nát, mưa ướt sũng. Ban ngày, họ lại tỏa ra các hướng để làm việc cùng người dân, thu dọn vệ sinh nhà cửa, đường làng, giúp dân căng bạt trên mái nhà tránh mưa...
Nhiều đoàn thanh niên tình nguyện thuộc tỉnh Đoàn Quảng Bình những ngày qua đã lăn lộn khắp những vùng bị bão, lũ tàn phá để tham gia cùng người dân khắc phục hậu quả. Trong hiểm nguy, khốn khó, sự có mặt kịp thời của các chiến sĩ quân đội, bộ đội biên phòng, thanh niên, đoàn viên... đã làm ấm lòng người dân.
Đăng Đức
Theo Dantri
Những cảnh đời trong lũ dữ "Không ngờ lũ đổ về quá nhanh, nước ngập băng toàn bộ nhà cửa, hoa màu...". Đó là lời than xót xa cất lên ở khắp các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Sau cơn lũ kinh hoàng ngày 16,17/10, nhiều xóm làng tan hoang, xơ xác... nhưng nỗi đau của người dân miền Trung luôn được sẻ chia. Ngay sau lũ,...