Quảng Ngãi phong tỏa ‘kho cổ vật 500 tuổi’
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi vừa kiến nghị Bộ chủ quản cho phép tỉnh này cấp phép khai quật cổ vật dưới vùng biển xã Bình Châu, đồng thời cử chuyên gia Viện khảo cổ vào chủ trì, hỗ trợ.
Ngày 11/9, trước tình hình hàng trăm ngư dân đổ xô trục vớt cổ vật ở thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, Bình Sơn) UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo công an huyện, Đồn Biên phòng cửa khẩu Sa Kỳ khoanh vùng, bảo vệ nghiêm ngặt vùng biển nơi ngư dân vừa phát hiện “kho cổ vật quý” niên đại 500 năm.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã họp khẩn chiều tối 10/9 để chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường khoanh vùng, bảo vệ khu vực vị trí ngư dân từng phát hiện, trục vớt cổ vật. Ông Lê Quang Thích, Phó chủ tịch tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị Bộ chủ quản cho tỉnh cấp phép khai quật khảo cổ khẩn cấp, đồng thời cử chuyên gia Viện khảo cổ vào giúp khai quật, thẩm định giá trị cổ vật ở vùng biển này.
Cổ vật trục vớt từ vùng biển thôn Châu Thuận Biển được cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh: Trí Tín.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi Lê Thị Chung cho biết, sau khi Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đồng ý cho phép tỉnh cấp giấy phép khai quật khẩn cấp, trong vòng 3 ngày bảo tàng sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ cùng một công ty chuyên trục vớt trên biển tiến hành vớt cổ vật.
Video đang HOT
Hiện các cơ quan chức năng thu giữ được khoảng 35 cổ vật gồm: bát, chén gốm men nâu, men ngọc, đĩa men ngọc có chạm khắc hoa văn tinh xảo… Bà Chung nhận định, toàn bộ số cổ vật này là gốm đời Minh (Trung Quốc) ở thế kỷ 15.
Năm 1999, Bảo tàng Quảng Ngãi từng có dự án khai quật khảo cổ học vùng biển thôn Châu Thuận Biển cách bờ một km. Hàng trăm kg cổ vật, chủ yếu là hiện vật gốm sứ và đồ đá (triện, nghiên mực…) trên con tàu đắm vào thời Minh (thế kỷ 15 -17). Một số hiện vật đang trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với chủ đề “Văn hóa biển, hải đảo”.
Theo nhiều ngư dân ở xóm Gành Cả (thôn Châu Thuận Biển), nơi cổ vật được tìm thấy chỉ nằm cách bờ khoảng 100 mét, vùi sâu dưới đáy biển khoảng 3 mét. Từ hôm 7/9, chủ tàu được cho là trục vớt nhiều nhất khoảng 200 cổ vật. Trong đó, có nhiều đĩa gốm chạm khắc hoa văn còn nguyên vẹn, đường kính hơn 40 cm và giá ít nhất 60 triệu đồng mỗi chiếc.
“Khoảng 30 tàu còn lại cũng trục vớt được hàng chục cổ vật khác. Có chủ tàu bán cho giới buôn đồ cổ đã kiếm được bạc tỷ”, một ngư dân tiết lộ.
Theo VNE
Khẩn cấp khai quật cổ vật dưới biển
Trước sức hút về giá trị của cổ vật, nhiều ngư dân xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) lợi dụng đêm khuya lén lút đến nơi con tàu cổ chìm tại vùng biển Vũng Tàu, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, để "nhăm nhe" lặn tìm.
Do vậy, trong những ngày qua, các ngành chức năng ở Quảng Ngãi đã huy động hơn 100 chiến sĩ cảnh sát cơ động, giao thông đường thủy, bộ đội biên phòng cùng 7 tàu, ca nô chuyên dụng tiến hành tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường nơi tàu cổ chìm suốt 24/24 giờ.
Tỉnh Quảng Ngãi huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện bảo vệ
nghiêm ngặt hiện trường nơi tàu cổ chìm
Để ngăn chặn tình trạng mua bán cổ vật trái phép, gây mất an ninh trật tự, lực lượng chức năng cũng đã cử cán bộ, chiến sĩ "cắm chốt" tại địa bàn xã Bình Châu để kiểm soát, ngăn chặn việc mua bán cổ vật trái phép.
Vì thế, theo quan sát của PV Thanh Niên Online, từ tối 10.9, giới buôn bán đồ cổ đã rút lui, còn các ngư dân có cổ vật đã khai thác được đều "ém hàng".
Những cổ vật gốm sứ do ngư dân Bình Châu tìm lặn được
Nhà sưu tập cổ vật Lâm Zũ Xênh (thị trấn Châu Ổ, H.Bình Sơn), hội viên Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu sưu tầm cổ vật Quảng Ngãi sau khi tiếp cận hiện trường đã cho rằng, đây là con tàu chở cổ vật có giá trị nhất từ trước đến nay mà ngư dân Bình Châu phát hiện được.
"Theo tôi một chiếc đĩa men xanh lơ, đường kính 30 - 45 cm mà nghe nói giới buôn bán đồ cổ đã mua có giá 40 triệu đồng, rồi tăng lên 60 triệu đồng chỉ là giá ảo để làm "nóng" cổ vật thôi. Nếu mua, tôi chỉ trả 15 - 20 triệu", ông Xênh khẳng định.
Những ngày trước, ngư dân lặn tìm cổ vật theo kiểu mạnh ai nấy làm khiến
cổ vật quý hiếm bị hủy hoại
Ông Cao Chư, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi cho biết, chiều 11.9, sở đã gửi kế hoạch, phương án khai quật trục vớt di sản văn hóa dưới nước, đơn đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp cho UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Theo đó, ngay sau khi được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép, Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi sẽ chịu trách nhiệm chủ trì khai quật, đồng thời mời các chuyên gia khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam tham gia.
Theo TNO
Phong tỏa hiện trường nơi con tàu cổ chìm Trước tình trạng hàng trăm người đổ xô ra vùng biển thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) để lặn tìm cổ vật, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cuờng lực luợng khoanh vùng, bảo vệ hiện truờng. Ngay trong chiều tối 9.9, hàng chục cảnh sát cơ động, cảnh sát giao...