Quảng Ngãi nỗ lực giảm tình trạng sinh con tại nhà
Vì giao thông cách trở, điều kiện kinh tế khó khăn… nên không ít phụ nữ ở khu vực miền núi Quảng Ngãi phải sinh con tại nhà.
Những tai biến khó lường
Đầu tháng 10/2024, Bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu trường hợp sản phụ H.T.G (39 tuổ.i, ở xã Trà Xinh, huyện Trà Bồng) trong tình trạng khá nguy kịch.
Sản phụ H.T.G được theo dõi, điều trị ở Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ngãi.
Sản phụ này sinh con tại nhà vào sáng 6/10, sau đó ra nhiều má.u, mạch nhanh, huyết áp tụt, được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng, cách TP Quảng Ngãi 90km. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán sản phụ vỡ đoạn dưới tử cung, rách cổ tử cung phức tạp, choáng mất má.u nặng, phải mổ cấp cứu. Bệnh nhân được hồi sức chống choáng, cắt tử cung và truyền má.u. Sau 4 ngày, sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Đây chỉ là một trong số nhiều sản phụ gặp biến cố nguy hiểm khi sinh con tại nhà ở các khu vực miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Vì điều kiện giao thông khó khăn, cách trở, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ mang thai còn rất hạn chế, nhiều chị em phụ nữ không thực hiện khám thai định kỳ.
Cũng vì lý do trên, không ít phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con tại nhà, không có cán bộ chuyên môn y tế giúp đỡ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai biến sản khoa, dẫn đến t.ử von.g mẹ, t.ử von.g sơ sinh.
Thôn Quế (xã Trà Bùi), nơi có nhiều trường hợp sinh con tại nhà.
Nằm dưới chân núi Cà Đam cao hơn mặt nước biển trên 1.400m và quanh năm mây phủ, thôn Quế cách trung tâm xã Trà Bùi 23km, cách trung tâm huyện Trà Bồng khoảng 70km. Đường lên thôn Quế quanh co khúc khuỷu, thường bị cô lập vào mùa mưa do sạt lở núi.
Đây cũng là nơi có nhiều trường hợp sinh con tại nhà.
Khoảng 7 năm gần đây, đường được bê tông nên đi lại dễ dàng hơn. Trước kia khu vực này toàn đường đất, mỗi lần có ca sinh khó, dân làng phải gánh ra đường lớn rồi mới có xe chở tới bệnh viện.
“Người đồng bào Cor ở thôn Quế thường lên rẫy, lên nương. Thai phụ cũng vậy, cận ngày sinh họ mới ở nhà. Bây giờ tuy có tiến bộ hơn nhưng vẫn phải tuyên truyền, vận động để họ thay đổi suy nghĩ, đi bệnh viện sinh đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con”- anh Hồ Văn Liên, cán bộ y tế thôn, chia sẻ.
Video đang HOT
Tạo chuyển biến tích cực
Để đẩy lùi tình trạng sinh con tại nhà, từ năm 2023, xã Trà Xinh, 1 trong 13 xã của huyện Trà Bồng thuộc vùng thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, trong đó có nội dung quan trọng là hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn đã được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã tích cực triển khai.
“Hội vừa tổ chức truyền thông, tuyên truyền phụ nữ mang thai không sinh con tại nhà. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, tình trạng này vẫn còn xảy ra”- Chủ tịch Hội LHPN xã Trà Xinh Hồ Thị Nga cho hay.
Phụ nữ miền núi được tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản.
Theo chia sẻ của nhiều cán bộ Hội LHPN ở miền núi, ngoài lý do kinh tế khó khăn, giao thông không thuận lợi, còn có nguyên nhân chủ quan của thai phụ, lần đầu sinh dễ dàng nên các lần sau cũng không đến cơ sở y tế.
“Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi và Hội LHPN huyện Trà Bồng tổ chức chiến dịch truyền thông vận động phụ nữ mang thai không sinh con tại nhà. Qua đó, phối hợp với Trạm Y tế xã hỗ trợ 14 sản phụ hưởng chế độ theo gói hỗ trợ sinh nở an toàn. Mỗi phụ nữ mang thai, khám thai đúng định kỳ, đầy đủ, sinh đẻ tại cơ sở y tế sẽ được hỗ trợ 2,6 triệu đồng đối với ca sinh thường và 2,8 triệu đồng đối với ca sinh mổ”- Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Trà Mai Thị Xinh cho biết.
Theo Chủ tịch Hội LHPN huyện Trà Bồng Hồ Thị Hồng Thủy, khi thực hiện Dự án 8 có nội dung hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn, Hội đã tích cực chỉ đạo các cơ sở, nhất là vùng dự án, tích cực truyền thông, thông tin chính sách đến chị em phụ nữ. Đồng thời, phối hợp với y tế xã rà soát đối tượng, triển khai hỗ trợ phụ nữ.
Nhờ sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, tr.ẻ e.m đã có chuyển biến tích cực. Nếu như trước năm 2015, tỷ lệ sinh con tại nhà của phụ nữ các huyện miền núi Quảng Ngãi trên 20%, thì trong 9 tháng năm 2024 chỉ còn 5%.
“Ngành y tế tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể để vận động và hỗ trợ các bà mẹ mang thai, chú trọng bà mẹ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến sinh tại các cơ sở y tế để phòng tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra”- Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi Phạm Tấn Đức chia sẻ.
Đầu tư cơ sở vật chất là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe thai phụ và giảm thiểu tình trạng sinh con tại nhà.
Cũng theo ông Đức, thời gian tới, ngành y tế tiếp tục nỗ lực làm tốt công tác xã hội hóa, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các tuyến cơ sở.
Gánh nặng bệnh thalassemia
Ba chị em bị bệnh thalassemia (một dạng bệnh thiếu má.u) thể nặng, hằng tháng phải đi bệnh viện truyền má.u để kéo dài sự sống.
Cuộc sống, học tập, công việc bị ảnh hưởng nặng nề.
Giữa tháng 6 qua, PV Thanh Niên gặp bệnh nhân Nguyễn Thị Thùy D. (35 tuổ.i, ở Q.12, TP.HCM) cùng em gái truyền má.u tại Bệnh viện (BV) Truyền má.u huyết học TP.HCM ở H.Bình Chánh (TP.HCM). Chị D. chia sẻ rằng đều đặn mỗi tháng, chị em đến BV 1 lần (mỗi lần 2 ngày), tần suất lặp đi lặp lại đã hàng chục năm qua.
D. là chị đầu trong gia đình có 3 chị em gái và cả ba đều mắc bệnh thalassemia thể nặng do có cả cha và mẹ đều bị bệnh thalassemia thể ẩn, nhưng trước đó họ không hay biết.
30 năm đi truyền má.u
Mỗi lần truyền má.u, chị D. mất thời gian 3 giờ và cũng không thể đếm nổi có bao nhiêu giọt má.u chả.y vào nuôi cơ thể vốn gầy gò ốm yếu.
Để kéo dài sự sống và có sức khỏe, chị em D. phải truyền má.u và tuân thủ điều trị. ẢNH: THANH CHIÊU
"Khi tôi mới 5 tuổ.i, cơ thể tôi xanh xao, mệt mỏi, gia đình nghi mắc bệnh gan và đưa đi khám ở một BV nhi thì phát hiện bệnh thalassemia thể nặng và từ đó buộc phải truyền má.u thường xuyên. Đến tuổ.i lên tiểu học, tôi cũng đi học như bạn bè cùng trang lứa, nhưng có những ngày mệt quá, học không nổi nữa thì ở nhà. Đến khi học lớp 3, tôi nghỉ học hẳn. Gia cảnh nghèo khó, thời gian đi truyền má.u không đều, cơ thể cũng bị ảnh hưởng vì thiếu má.u", nói một lúc thì chị D. nghỉ và thở mệt.
"Quá trình truyền má.u đã qua 30 năm, tôi gặp quá nhiều khó khăn, không chỉ là thời gian, tiề.n bạc mà còn sức khỏe không tốt nên khó mong để kiếm được một công việc ổn định để có thể phụ giúp mẹ nuôi các em", chị D. tâm sự.
Thời gian trước, chị D. đi vẽ heo đất, nhưng sau công việc này ế ẩm nên chị nghỉ. Chị cũng không thể làm công việc gì khác, đến giờ chỉ phụ quán ăn, mà thu nhập mỗi tháng cũng chỉ 4 - 5 triệu đồng. Những lúc cơ thể thiếu má.u mệt mỏi và khi đi khám bệnh thì chủ quán thương cho D. nghỉ làm.
Nói đến đây, khóe mắt chị D. nhòe lệ, tâm sự: Nhà có 3 chị em gái đều mắc cùng căn bệnh, cùng phải bỏ tiề.n bạc, thời gian để đến BV truyền má.u, lấy thuố.c về uống duy trì sự sống. Trong khi đó, em gái thứ hai (30 tuổ.i) thì ở nhà hẳn phụ mẹ bán hủ tiếu, rồi đến ngày thì lên BV truyền má.u, lấy thuố.c. Em gái thứ 3 (cùng đi BV với chị D. lần này) vừa tốt nghiệp ĐH sư phạm và chờ việc làm. Phần lớn chi tiêu trong gia đình đè nặng lên vai của người mẹ, trông chờ vào thu nhập từ quán hủ tiếu, mỗi ngày kiếm được chỉ 200.000 - 300.000 đồng.
Chị D. nói mình chỉ mong truyền má.u để có sức khỏe ổn định, để có thể đi làm nhiều hơn, kiếm được nhiều tiề.n phụ mẹ nuôi các em. Nhưng nếu theo thời gian lâu dài như hiện nay, chắc là không gồng nổi. Mẹ cũng đã lớn tuổ.i rồi, cũng bệnh tật, đâu thể đi hết cuộc đời với chị em D. được.
Phấn đấu học giỏi
Nằm giường kế bên là Nguyễn Thanh Tr. (22 tuổ.i), em gái chị D., nhưng cũng đã có 16 năm sống nhờ nguồn má.u truyền từ bên ngoài vào vì mắc căn bệnh như chị gái. Ý thức được bệnh nan y là theo mình suốt đời và nhận thấy gia đình nghèo khó, từ nhỏ Tr. quyết chí học tập. Nhưng bệnh này mỗi tháng phải nghỉ học 1 - 2 ngày để khám bệnh, truyền má.u, rồi những cơn mệt mỏi khi thiếu má.u thì Tr. buộc phải nghỉ học. Bài vở Tr. nhờ bạn bè ghi chép giùm.
PV Thanh Niên và chị D. tại Bệnh viện Truyền má.u huyết học TP.HCM. ẢNH: THANH CHIÊU
"Có những ngày hơi chóng mặt, nhức đầu, nhưng tôi phải cố gắng học. Nếu mệt quá thì nghỉ ngơi một xíu, chứ nếu cứ mệt, nhức đầu mà nghỉ học thì một tháng chỉ đi học được vài buổi. Tôi nhủ lòng, mình phải ráng cố gắng. Từ cấp 1 đến cấp 3, năm nào tôi cũng đạt học sinh giỏi và đều nằm trong top 10 học sinh giỏi của lớp", Tr. chia sẻ và kể thêm hồi đi học cấp 1, cấp 2 thì mẹ đưa đi, từ cấp 3 thì mình lớn rồi nên đi học bằng xe buýt để mẹ bớt vất vả.
Nói về quyết định học ngành sư phạm, Tr. nói một phần là do yêu thích môn vật lý, một phần học sư phạm cũng được miễn học phí, vì vậy giảm một phần gánh nặng cho mẹ.
Khi nhắc đến chuyện lập gia đình và sinh con, hai chị em D. nói cũng không mong đợi. Họ sợ lỡ có con thì sau này cũng giống như mình và trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội. "Tôi nghĩ, hiện nay trước khi kết hôn thì nên đi tầm soát tiề.n hôn nhân. Với sự phát triển của y tế như bây giờ thì cũng sẽ phát hiện bệnh sớm hơn để lựa chọn phương pháp điều trị, để con em sau này sinh ra có đủ sức khỏe để học tập và làm việc", chị D. chia sẻ.
"Đèo" con đi chữa bệnh
Chiều 17.9, trong cơn mưa tầm tã, PV tìm đến nhà của bà Th. (57 tuổ.i, ngụ Q.12, TP.HCM, là mẹ của chị em D.). Lúc này, bà Th. cũng đang dắt xe ra để đi chữa đau lưng. Bà nói mình còn đủ thứ bệnh như bệnh tim, cao huyết áp...
Bệnh nhân Tr. mong muốn có một nơi dạy học để tự nuôi mình. ẢNH: THANH CHIÊU
"Khi 3 đứa con bị bệnh thalassemia thì tôi mới đi khám và phát hiện ra mình cũng bị bệnh này nhưng thể nhẹ, cha của các con không đi khám nhưng có thể cũng bị. Hồi đó, chúng tôi có biết tầm soát bệnh gì đâu", bà Th. chia sẻ.
Bà Th. nói, với căn bệnh thalassemia, 3 chị em D. không thể tự mình đi xe đến BV. Vì vậy, nhiều năm qua, một mình bà Th. vừa bán hủ tiếu, cháo lòng, vừa đưa con đến BV rồi đón về. Mỗi lần đến BV là phải đi 2 hôm, hôm trước khám, đăng ký má.u và tìm má.u phù hợp; hôm sau thì truyền. Có những hôm thì xe ôm chở chị em D. lên BV, sau khi truyền má.u xong bà Th. lên đón về. Tiề.n xe ôm một lượt cho 30 km lên đến 200.000 đồng - bằng tiề.n lời bà bán hàng cả buổi sáng. Vì cả ba đứa con đều truyền má.u mỗi tháng 1 lần nên phải chia ra 2 đợt đi (khác ngày) để bà có thể xoay xở đưa đón.
Cơn mưa chiều càng nặng hạt. Bà Th. nhìn ra cửa, thở dài và nói bệnh của các con tới đâu hay tới đó, bà vẫn cố gắng làm kiế.m tiề.n để các con có điều kiện trị bệnh. Nhưng thu nhập thì eo hẹp, có hôm ế quá phải đổ nửa nồi cháo lòng. Tuổ.i ngày càng lớn, lại mang nhiều bệnh, bà mong cho con gái út (bệnh nhân Tr.) được một ngôi trường nào đó nhận vào làm giáo viên để có thu nhập nuôi bản thân... (còn tiếp)
Thalassemia là bệnh thiếu má.u tán huyết di truyền hay thiếu má.u tán huyết bẩm sinh di truyền. Biểu hiện chính của bệnh là thiếu má.u. Nguyên nhân là do thiếu chuỗi alpha hoặc chuỗi beta trong cấu tạo chuỗi globin của hồng cầu, làm cho hồng cầu vỡ sớm hơn bình thường (bình thường là 120 ngày).
Khi cả vợ và chồng cùng mang gien bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gien bệnh và 25% khả năng con bình thường.
Nếu hai người bị bệnh mức độ nhẹ kết hôn với nhau, khi sinh con có 25% khả năng con bị bệnh thalassemia mức độ nặng do nhận được cả gien bệnh của bố và gien bệnh của mẹ truyền cho; 50% khả năng con bị mức độ nhẹ hoặc là người mang gien do nhận được một gien bệnh từ bố hoặc từ mẹ truyền cho; 25% khả năng con bình thường.
TS-BS Phù Chí Dũng (Giám đốc BV Truyền má.u huyết học TP.HCM)
Ôm con 6 tháng tuổ.i đi cấp cứu sau khi cho ăn lòng đỏ trứng gà Sau 30 phút cho con gái 6 tháng tuổ.i ăn lòng đỏ trứng gà, gia đình phải bế bé đi cấp cứu vì trẻ xuất hiện triệu chứng lạ. Bệnh nhi là bé Đ.K.A., 6 tháng tuổ.i, được đưa vào khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, ngày 17/9. Gia đình cho biết ngay sau 30...