Quảng Ngãi nâng mức ‘báo động đỏ’ để chống dịch Covid-19
Quảng Ngãi áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng với mức nguy cơ rất cao, “báo động đỏ” nhiều địa phương trên địa bàn có ca mắc Covid-19.
Chiều 7/7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ký văn bản hỏa tốc về việc áp dụng biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Covid-19 trên địa bàn.
6 địa phương giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
Từ 0h ngày 8/7, Quảng Ngãi áp dụng các biện pháp mức nguy cơ rất cao và thực hiện giãn cách xã hội đối với: Thị xã Đức Phổ, TP Quảng Ngãi, huyện Ba Tơ, Bình Sơn, Tư Nghĩa và huyện đảo Lý Sơn theo Chỉ thị 16.
Người đứng đầu UBND tỉnh yêu cầu người dân ở 6 địa phương này chỉ ra ngoài trong các trường hợp cần thiết; không tập trung trên 3 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 2 m.
Cơ quan chức năng Quảng Ngãi phong tỏa nhiều khu dân cư có liên quan ca mắc mới Covid-19 ở các huyện Tư Nghĩa, Bình Sơn. Ảnh: A.D.
Hội họp chưa cấp thiết phải tạm dừng. Trường hợp cần thiết tổ chức họp không tập trung quá 10 người/phòng ( trừ các cuộc họp quan trọng, cấp bách ).
Video đang HOT
Quảng Ngãi áp dụng biện pháp chống dịch với mức nguy cơ cao, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 đối với các huyện: Sơn Tịnh, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Trà Bồng, Nghĩa Hành, Mộ Đức.
Tại 7 địa phương này, người dân không được tập trung trên 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 m tại nơi công cộng; thực hiện nghiêm 5K.
Dừng hoạt động kinh doanh không thiết yếu
Các cơ sở kinh doanh không thiết yếu dễ bị lây nhiễm như karaoke (cố định và di động); vũ trường, quán bar, beer club; các địa điểm kinh doanh trò chơi điện tử, Internet công cộng; cơ sở kinh doanh, hoạt động thể dục, thể thao trong nhà (gym, billiards, yoga…). Các tụ điểm, khu vui chơi, giải trí, trung tâm nhà hàng – tiệc cưới, các địa điểm tắm biển, du lịch, tham quan, di tích, bảo tàng, thư viện; các trung tâm, nhà văn hóa thể dục, thể thao… đều tạm dừng hoạt động.
Trước giờ giãn cách xã hội, người dân Quảng Ngãi ồ ạt đến Bến xa Chín Nghĩa gửi hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người thân ở TP.HCM. Ảnh: Minh Hoàng.
Toàn tỉnh tạm dừng hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao, giải trí, tôn giáo, tín ngưỡng, đám cưới, mừng nhà mới, thôi nôi, sinh nhật… Riêng đối với đám tang tổ chức không quá 20 người tham dự, phải được cơ quan y tế địa phương tổ chức giám sát nghiêm ngặt.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động nhưng không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi, đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2 m trong khi chờ nhận hàng.
Hoạt động vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định, hợp đồng, xe du lịch, xe buýt (kể cả tuyến xe buýt Quảng Ngãi-Chu Lai và ngược lại), xe taxi trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng.
Xe vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu vào Quảng Ngãi, lái xe phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ kể từ khi lấy mẫu. Phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa, nguyên vật liệu tuyến đường dài được phép đi qua nhưng không được dừng, đón trả khách và giao, nhận hàng hóa.
Người trở về từ TP.HCM, Bình Dương và các địa phương có dịch (theo bản đồ dịch tễ của Bộ Y tế công bố) vào Quảng Ngãi phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ kể từ khi lấy mẫu; phải cách ly tập trung 21 ngày và tự trả phí.
Đến chiều 7/7, Quảng Ngãi đã có 142 ca mắc, trong đó chủ yếu liên quan ổ dịch ở phường Phổ Thạnh, xã Phổ Châu, thị xã Đức Phổ; các huyện: Bình Sơn, Tư Nghĩa, Ba Tơ và ba tài xế đến từ các tỉnh phía Bắc đến địa phương này giao nhận hàng..
Trong số này, 80 bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, đau rát họng; 5 ca nặng có bệnh lý nền đái tháo đường, suy vành.
Bình Dương thêm 3 ca COVID-19 trong cộng đồng, đều liên quan ca bệnh tại TP.HCM
Cả ba ca nhiễm mới tại Bình Dương đều là người nhà của hai nữ sinh đã nhiễm bệnh tại TP.HCM.
Tới sáng 31-5, đoạn đường số 8 KDC Hiệp Thành 3 bị cách ly được kéo dài hơn so với kế hoạch ban đầu (kéo dài từ đoạn giao với đường Phạm Ngọc Thạch tới đoạn giao đường số 20) để tránh khu vực có chi nhánh công ty mà nữ bệnh nhân COVID-19 làm việc
Ngày 31-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương đã thông báo về các trường hợp ca mắc COVID-19 có liên quan tại địa bàn, đều có nguồn gốc xuất phát từ các ca bệnh của TP.HCM.
Trong đó, ba người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trú tại khu phố Bình Quới, phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Ba người này lần lượt là mẹ, chị gái và em trai của hai nữ sinh mắc COVID-19 đã được cách ly tại TP.HCM (BN7067, BN7068). Trước đó, hai nữ sinh này đã từ TP.HCM về Bình Dương thăm gia đình.
Trường hợp phong tỏa tại khu dân cư Hiệp Thành 3, TP Thủ Dầu Một từ 0h ngày 31-5 là do liên quan tới bệnh nhân BN7059 (đã cách ly tại TP.HCM). Bệnh nhân này được xác định là làm việc tại chi nhánh Bình Dương của Công ty TNHH CJ Vina (địa chỉ số 12 đường số 17, khu dân cư Hiệp Thành 3).
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã mở rộng cách ly y tế tại khu phố Bình Quới B (P.Bình Chuẩn, TP Thuận An) và một phần khu dân cư Hiệp Thành 3 (TP Thủ Dầu Một).
Tới nay, Bình Dương đã có tới 3 khu vực bị phong tỏa liên quan bệnh nhân COVID-19 gồm: thành phố Dĩ An (phường Đông Hòa), thành phố Thuận An (phường Bình Chuẩn) và thành phố Thủ Dầu Một (phường Hiệp Thành)
5 địa điểm liên quan ca mắc COVID-19 tại Bình Dương
Ngành y tế Bình Dương thông báo ai đến các địa điểm liên quan tới 4 ca bệnh COVID-19 dưới đây thì liên hệ ngay với cơ quan y tế để khai báo y tế và phối hợp phòng, chống dịch bệnh
Sáng 31/5: Thêm 61 ca mắc COVID-19 trong nước, Việt Nam hiện có 7.168 bệnh nhân Bản tin sáng 31/5 của Bộ Y tế cho biết có thêm 61 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng Bắc Giang 43 ca, Hà Nội 15 ca và Lạng Sơn có 3 ca. Việt Nam hiện có 7.168 ca mắc. Đến sáng nay, thế giới đã vưọt mốc 170 triệu ca mắc COVID-19. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam: Tính...