Quảng Ngãi, nâng công tác chống dịch Covid-19 lên cấp độ cao
Sáng 7.7, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã chủ trì cuộc họp khẩn để nghe Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid- 19 tỉnh báo cáo tình hình dịch và đề xuất các biện pháp giãn cách xã hội trong thời gian đến.
Theo báo cáo của Sở Y tế, từ ngày 26.6 đến nay, Quảng Ngãi có 142 ca dương tính với vi rút SARS- CoV-2. Đã truy vết xác định 1.822 trường hợp F1 và 4.836 trường hợp F2. Hiện đang cách ly tập trung 1.822 người, cách ly tại nhà 4.904 người. Đã cơ bản hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho xã Phổ Châu và phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). Bệnh viện Điều trị Covid-19 tỉnh (cơ sở 1) đang điều trị Covid-19 cho 142 bệnh nhân; trong đó có 80 bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt, đau rát họng. Số bệnh nhân nặng là 5 người có bệnh lý nền đái tháo đường, tim…
Các đại biểu phát biểu tại cuộc họp
Ngành Y tế nhận định, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Qua sàn lọc nhanh ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây. Hầu hết các ca bệnh là các trường hợp đã được cách ly hoặc trong khu phong tỏa và đã có ca nhiễm trong cộng đồng nên cần phải tăng tốc xét nghiệm phát hiện ca bệnh, truy vết triệt để, cách ly tập trung, cách ly tại nơi lưu trú đảm bảo đúng quy định. Vì vậy, cần sự vào cuộc hỗ trợ của nhiều ban, ngành, đoàn thể, địa phương để nhanh chóng khống chế dịch trong thời gian ngắn nhất, nếu không sẽ có nguy cơ lan rộng, khó kiểm soát.
Dịch bệnh đã trải qua nhiều chu kỳ lây nhiễm và nhiều nguồn lây trong cộng đồng, nên việc khoanh vùng và phong toả rất khó. Vì vậy, tất cả các địa phương trên trong tỉnh đều có nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là các KCN, KKT và nhiều huyện đã xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng.
Đối với năng lực thu dung, điều trị F0, hiện Bệnh viện Điều trị Covid-19 cơ sở 1 đã vượt quá khả năng tiếp nhận. UBND tỉnh đã kích hoạt Cơ sở 2 điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi khoảng 150 bệnh nhân. Dự kiến trong ngày hôm nay, Sở Y tế sẽ kích hoạt thêm Cơ sở 3 điều trị Covid-19 là Bệnh viện Đặng Thùy Trâm, với năng lực tiếp nhận từ 300 – 400 bệnh nhân.
Hiện năng lực xét nghiệm của tỉnh là 1.500 mẫu/ngày. Sở Y tế đã cho phép Bệnh viện Thiện Nhân tiếp nhận mẫu và gửi về Đà Nẵng xét nghiệm, tiếp theo sẽ xem xét các đơn vị khác thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm. Sinh hóa phẩm phục vụ xét nghiệm hiện cơ bản đáp ứng.
Tại cuộc họp, các thành viên trong Ban Chỉ đạo và sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã báo cáo tình hình triển khai công tác phòng, chống dịch của tỉnh và các địa phương; đồng thời, nêu ra các đề xuất, giải pháp cụ thể trong công tác chống dịch và trong điều kiện tỉnh áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh yêu cầu cả hệ thống chính trị phải đặt công tác chống dịch lên cấp độ cao. Các biện pháp chống dịch phải phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến của dịch. Diễn biến dịch đến thời điểm này rất phức tạp, đã lây lan ra cộng đồng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh đang theo dõi và kiểm soát chặt chẽ tình hình diễn biến của dịch và đã đề ra các giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế.
“Lãnh đạo tỉnh có đủ khả năng để kiểm soát, cũng như xử lý dịch Covid- 19 xảy ra trong những ngày đến trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, người dân không quá hoang mang, lo lắng trước những diễn biến của dịch xảy ra trong những ngày vừa qua. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch”, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh khẳng định.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh phát biểu kết luận cuộc họp
Để kiểm soát tốt và đẩy lùi dịch Covid- 19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh về việc cung ứng vật tư, nhu yếu phẩm và các cơ sở điều trị, khám bệnh, cách ly; chịu trách nhiệm toàn diện về công tác xét nghiệm cho người dân và các đối tượng cần xét nghiệm và người dân tự nguyện xét nghiệm trong cộng đồng.
Đồng thời, đề nghị đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid- 19 tỉnh phải mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, theo dõi sát tình hình, diễn biến của dịch hàng ngày để báo cáo kịp thời cho Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền để có chỉ đạo xử lý kịp thời.
Giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi thẩm quyền phải thực hiện quyết liệt hơn nữa, kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp xử lý cứng rắn hơn nữa đối với những tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch.
Các địa phương phải chủ động cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
” Tôi mong rằng, người dân, doanh nghiệp hết sức chia sẻ, đồng hành cùng các cơ quan trong hệ thống chính trị để việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đạt được hiệu quả cao nhất, sớm đem lại cuộc sống bình thường cho người dân và phục vụ tốt cho phát triển KT- XH của tỉnh”, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh nói
Trong thời điểm này, người dân đang trong chờ vào chính quyền. Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chính quyền các cấp phải hết sức quan tâm đến đời sống của người dân; kịp thời giải quyết các vấn đề chính đáng, hợp pháp, bức thiết của người dân trong thời gian áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16.
Đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo Kế hoạch của UBND tỉnh. Tuy nhiên, Giám đốc Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch xảy ra trong quá trình thi tốt nghiệp THPT.
Giao Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm túc quyết định giãn cách xã hội của Chủ tịch UBND tỉnh. Riêng đối với TP.Quảng Ngãi giao Chủ tịch UBND thành phố căn cứ vào quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh để quy định và tổ chức phục vụ hoạt động các chợ trên địa bàn thành phố phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố.
Năng lực cách ly, điều trị có đủ đáp ứng cho chống dịch Covid-19?
Các khu cách ly hiện nay đã hoạt động gần hết công suất, thành phố đang lên phương án đưa thêm nhiều khu cách ly, điều trị phục vụ công tác chống dịch sẵn sàng đáp ứng với tình huống dịch bùng phát.
Khu vực cách ly tại Bệnh viện Dã chiến chống dịch Covid-19 đóng trên địa bàn huyện Củ Chi, TPHCM
Sáng 9/2 BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TPHCM cho biết: "Hiện nay, các khu cách ly của thành phố gồm 3 loại gồm khu cách ly tập trung của quân đội hiện có 2 khu. Một là khu C Củ Chi sức chứa khoảng 200 người và khu Trung đoàn 10 Nhà Bè sức chứa khoảng 70 người. Phía thành phố có khu cách ly của Bệnh viện Quận 7 khoảng 67 giường. Ngoài ra, mỗi quận huyện có một khu cách ly tập trung, tổng số gần 1.100 giường".
Việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đang được đẩy mạnh (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo BS Trí Dũng: "Hiện các khu cách ly của thành phố gần như đã đầy vì trước khi có đợt dịch, thành phố đã cách ly tập trung những trường hợp đi về từ các quốc gia và tỉnh thành khác, trong đó có sân bay Vân Đồn hoặc Chí Linh. Nhóm người cách ly đến từ các khu vực trên đã đủ 14 ngày hoặc hơn 14 ngày nhưng hiện nay thành phố còn lấn cấn trong việc quyết định thời gian cách ly là 14 ngày hay 21 ngày".
Các khu cách ly của thành phố hiện hữu đã hoạt động gần hết công suất (ảnh: Phạm Nguyễn)
Mặc dù Bộ Y tế đã có văn bản dự thảo về việc những trường hợp đến từ Chí Linh, Hải Dương mới cách ly 21 ngày còn những trường hợp khác là 14 ngày. Tuy nhiên đến nay chưa có chỉ đạo chính thức của Bộ nên ngành y tế thành phố đang chờ quyết định để có hướng xử lý phù hợp nhằm giải phóng lượng người đã hết thời gian cách ly 14 ngày tăng thêm sức chứa cho các khu cách ly phục vụ chống dịch. Bên cạnh đó, thành phố đang mở thêm các điểm cách ly tập trung khác tại Cần Giờ, học viện hành chính quốc gia tại Thành phố Thủ Đức và một số quận huyện khác.
Mọi người, mọi lứa tuổi cần chủ động phương án 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng (ảnh: Phạm Nguyễn)
Theo GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế: "Khu cách ly trong quân đội số thống kê chính xác là 940 giường, ở quận huyện 1.339 giường đang cố gắng tăng công suất lên 2.400 giường và cách ly tại khách sạn cho chuyên gia. Tuy nhiên, những trường hợp cần thiết ngành Y tế sẽ sử dụng khu cách ly tại các khách sạn, hệ thống khách sạn đã đăng ký và được thẩm định đủ điều kiện cách ly hiện có sức chứa 2.591 người".
Thành phố đang lên kế hoạch sẵn sàng cho phương án đưa thêm nhiều khu cách ly, điều trị vào hoạt động
Sáng nay, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động mở rộng khu cách ly tại huyện Cần Giờ trước đây là Bệnh viện huyện Cần Giờ, tại đây có sức chứa khoảng 300 giường. Bên cạnh đó một số khu ký túc xá của các trường đại học, ký túc xá Đại học Quốc gia cũng sẽ được đưa vào hoạt động làm khu cách ly với quy mô hàng chục nghìn giường. Sở Y tế thành phố đã dự trù cho những tình huống dịch Covid-19 diễn biến theo chiều hướng xấu nhất vẫn có thể đáp ứng được việc cách ly.
Về điều trị, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết: "Sở Y tế đã kích hoạt hệ thống điều trị trên toàn thành phố. Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã sẵn sàng 40 giường phục vụ cho điều trị các ca bệnh nặng và hồi sức Tích cực. Đây cũng là nơi tiếp nhận, điều trị các ca bệnh nặng, hội chẩn với các bệnh viện đầu ngành của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, bệnh viện Dã chiến Củ Chi 300 giường thành lập từ đầu mùa dịch đang điều trị cho bệnh nhân từ khi đưa vào hoạt động đến nay.
Nhấn để phóng to ảnh
GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định thành phố đang chủ động các phương án sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bùng phát
Đối với nhóm bệnh nhi, ngành Y tế sẽ chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, tại đây có một khu riêng được xây dựng mới với 50 giường hoàn toàn tách biệt với những khu vực khám và điều trị chuyên môn khác. Bên cạnh đó, Bệnh viện Cần Giờ được xây mới 300 giường sẽ được sử dụng để tiếp nhận, điều trị những bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng đã tái khởi động tối 8/2. Các phương án đáp ứng trong trường hợp bệnh nhân tăng đột biến cũng đã được ngành y tế thành phố sẵn sàng đáp ứng.
Những ngày qua, cơ quan chức năng đã làm việc xuyên đêm để truy vết, khoanh vùng dập dịch (ảnh: Phạm Nguyễn)
Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm, thành phố hiện còn một bệnh viện đã xây dựng mới nhưng chưa sử dụng tới là Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 tại Thành phố Thủ Đức. Bệnh viện có sức chứa 1.000 giường điều trị nội trú đã được kích hoạt từ tuần trước khi có sự gia tăng các ca bệnh ở sân bay, mọi phương án tiếp nhận bệnh nhân đã được lên phương án.
TP.HCM lên phương án dừng hoạt động các chợ đầu mối Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết trong ngày hôm nay (6-7), Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP đã có phương án ngưng hoạt động các chợ đầu mối trên địa bàn. Chiều 6-7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM về tình hình dịch...