Quảng Ngãi mưa to, Bình Định nghiêng ngả
Sáng 6/10, ghi nhận của phóng viên, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã bắt đầu có mưa lớn xuất hiện. Vẫn chưa xuất hiện những trận gió mạnh.
Tại TP Quảng Ngãi, liên tục có những trận mưa lớn xuất hiện từ đêm 5/10. Đến sáng 6/10, tiếp tục có những trận mưa lớn hơn. Mực nước sông Trà Khúc cũng bắt đầu dâng lên cao. Trên bầu trời, mây đen vần vũ nhưng vẫn chưa có gió mạnh xuất hiện. Rất nhiều người dân liên tục chèn chống, gia cố nhà cửa lại an toàn hơn.
Tại huyện Đức Phổ (nơi dự báo gần vị trí tâm bão đi qua), trời mưa kéo dài từ đêm 5/10, đến khoảng 9 giờ sáng 6/10, bắt đầu xuất hiện những trận mưa khá lớn, tuy nhiên vẫn chưa có gió xuất hiện, cây cối đứng im.
Mưa lớn kéo dài ở Đức Phổ
Lực lượng chức năng và người dân nơi đây đang gấp rút chuẩn bị các phương án đối phó với bão. Riêng tại xã Phổ Thạnh (nơi dự báo chịu ảnh hưởng nặng nhất của cơn bão số 7), huyện đã cắt cử lực lượng ở đây túc trực 24/24 trong hai ngày qua.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Mùi, chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết, hiện tại huyện đã tổ chức di dời 10 hộ dân nằm trên một cồn cát ở gần biển thôn Thạch Đức, xã Phổ Thạnh. Các tàu thuyền nơi đây đã được neo trú cẩn thận, an toàn. Toàn bộ người dân ở những vùng nguy hiểm đã được di dời. Các tàu thuyền ở huyện Đức Phổ đã được về nơi trú ẩn an toàn. Lương thực, thực phẩm cũng được dự trữ khi bão đến.
Hiện tại, tất cả các trường học trên địa bàn toàn huyện Đức Phổ cũng cho học sinh nghỉ học.
Người dân Đức Phổ chuyển tàu thuyền lên bờ tránh bão
Tại Bình Định, rạng sáng nay bắt đầu xuất hiện mưa trên diện rộng. Đến khoảng 10 giờ, mưa bắt đầu nặng hạt hơn, kèm theo đó là những cơn gió mạnh dần lên với cấp 4, cấp 5.
Trước tình hình trên, 8 giờ sáng nay, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức cuộc họp nhanh để triển khai các kế hoạch mới ứng phó với bão. Ngay sau cuộc họp, lãnh đạo tỉnh cùng với đại diện các sở, ban, ngành chia nhau thành nhiều đoàn tiếp tục đi kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác PCBL&TKCN và ứng phó với bão số 7 tại các địa bàn được phân công theo dõi.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, cho biết bên cạnh những công điện khẩn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành về việc thực hiện các biện pháp PCBL-TKCN, lãnh đạo tỉnh còn phân công cán bộ lãnh đạo trực tiếp đứng chân trên địa bàn để tham gia cùng địa phương ứng phó với cơn bão số 7.
Theo Văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Bình Định, cho đến thời điểm trưa ngày 6/10, trong số gần 7.600 tàu thuyền của tỉnh, có khoảng 80% đã vào bờ neo đậu an toàn, số còn lại đang hoạt động ở các ngư trường khác cũng đã nhận được tin bão và sắp về đến nơi tránh trú gần nhất.
Một trong những việc đang được chính quyền các địa phương trong tỉnh gấp rút triển khai thực hiện là di dời dân từ các điểm xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn. Tính đến thời điểm 13 giờ ngày 6/10, chính quyền địa phương đã di dời khoảng 2.000 người dân ở các vùng ven biển đến nơi trú ẩn an toàn.
Sáng ngày 6/10, hàng trăm cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang của Quân khu 5 cũng được điều động về Bình Định để sẵn sàng ứng cứu. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Huy, Phó Tư lệnh Quân khu 5, cho biết: “Chúng tôi xác định Bình Định là nơi bão vào nặng nhất. Do vậy, Sở chỉ huy Bổ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai tiềm kiếm cứu nạn Quân khu 5 đã điều 30 đồng chí cán bộ, sĩ quan của cơ quan Quân khu và triển khai lực lượng cơ bản của Sư đoàn 2 (Tây Nguyên) gồm có phương tiện ca-nô và tàu, xuồng tập kết về TP Quy Nhơn và huyện Tuy Phước để sẵn sàng ứng cứu PCBL-TKCN trên địa bàn Bình Định”.
Tại những buổi kiểm tra về công tác PCBL-TKCN và ứng phó với bão số 7 tại các địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện luôn nhấn mạnh: “Mục tiêu đặt ra là bằng mọi giá phải tuyệt đối bảo vệ được tính mạng và tài sản của người dân. Nếu nơi nào để xảy ra sự cố thiệt hại về người và tài sản do thiếu trách nhiệm thì cấp ủy, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương phải chịu trách nhiệm kỷ luật”.
Theo như dự báo, khoảng chiều tối ngày 6/10, bão số 7 với cường độ cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 sẽ vào đất liền của các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi. Thế nhưng, ngay từ buổi sáng, ảnh hưởng của bão mỗi lúc càng trở nên rõ nét hơn.
Theo 24h
Toàn bộ học sinh Bình Định nghỉ học tránh bão
Nhiều ngư dân ở Quy Nhơn neo lại tàu thuyền sáng 6/10
Sáng 6/10, khu vực tỉnh Bình Định có mưa to và gió mạnh dần lên cấp 5, cấp 6. Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định tiếp tục tập trung xuống các địa phương chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai các biện pháp ứng phó với mưa bão.
Tại TP Quy Nhơn, ngư dân tiếp tục chằng chống, gia cố lại tàu thuyền đã neo đậu tại khu vực tránh trú bão ở TP Quy Nhơn.
Ông Trần Đức Minh, giám đốc Sở GD-ĐT Bình Định, cho biết trước thông tin bão số 7 nhiều khả năng đổ bộ vào Bình Định, Sở GD-ĐT Bình Định đã quyết định cho hơn 345.000 học sinh các cấp ở 632 trường học trên địa bàn tỉnh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông nghỉ học ngày 6/10 để tránh bão và đảm bảo an toàn tính mạng cho giáo viên và học sinh.
Đồng thời Sở GD-ĐT Bình Định cũng đã yêu cầu các trường học trên địa bàn tỉnh bố trí lực lượng ứng trực tại các trường để bảo vệ tài sản, chủ động ứng phó kịp thời các sự cố có thể xảy ra khi bão số 7 đổ bộ vào, tránh thiệt hại do bão lũ gây ra.
Theo 24h
Bão số 7 đe dọa miền Trung Thông tin từ các cơ quan chức năng cho biết dự báo vùng mưa do bão gây ra được xác định trọng tâm là từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định với lượng mưa 200-300mm, một số nơi trên 300mm, vùng lân cận mưa trên 100mm. Nhiều khả năng xảy ra lũ lớn trên các sông ở khu vực này. Tại cuộc...