Quảng Ngãi: Mô hình “Cánh đồng lúa mẫu lớn” hiệu quả cao
Ngoài giảm các chi phí đầu tư, mô hình “Cánh đồng lúa mẫu lớn trong sản xuất lúa” đã triển khai tại xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh so với ruộng đại trà trên cùng diện tích đạt lợi nhuận cao hơn 2,5 triệu đồng/ha.
Sáng 11.4, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh đã tổ chức hội nghị tham quan, mô hình “ cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa” và đánh giá các giống lúa TBR225, TBR279 và TBR117. Được biết thời gian qua dù việc trồng lúa đã có một số chuyển biến, thay đổi nhưng tại rất nhiều nơi tình trạng sản xuất theo tập quán canh tác cũ, chưa mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, vẫn còn sử dụng lúa ăn để làm giống gieo sạ, bón phân chưa cân đối; diện tích trồng manh mún, nhỏ lẻ… dẫn đến chi phí đầu tư cao nhưng chất lượng, hiệu quả kinh tế đạt lại thấp…
Các đại biểu tham quan mô hình “Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa” tại xã Tịnh Bắc. Ảnh P.V
Để tạo nên hướng đi mới, vụ đông xuân năm 2018-2019, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Tịnh đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Bắc xây dựng mô hình trình diễn “Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa”, tại xứ đồng Mốc, thôn Minh Xuân, xã Tịnh Bắc, quy mô diện tích gần 16,6ha/139 hộ tham gia.
Giống lúa sử dụng trong mô hình là TBR225 (cấp giống Xác nhận), do Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed chọn tạo đã được khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm quốc gia và Hội đồng KHCN Bộ NNPTNT công nhận chính thức là giống quốc gia năm 2015. Lượng giống gieo sạ của mô hình 90 kg/ha ( 4,5kg/sào Trung Bộ), thời gian gieo sạ từ ngày 3-5.1.2019.
Video đang HOT
Ông Phạm Cao Tùng – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Tịnh cho biết: Qua theo dõi kết quả thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa” tại xã Tịnh Bắc, chúng tôi nhận thấy giống lúa trong mô hình có tỷ lệ nẩy mầm cao (>95%), chiều cao cây 105 – 110cm, cứng cây, trổ bông tập trung, bông to, dài, nhiều hạt, hạt thon dài, khối lượng 1.000 hạt 24-25gram. Các yếu tố cấu thành năng suất (như: số bông/m2, số hạt chắc/ bông…) có sự khác biệt rất rõ giữa 2 diện tích ruộng gieo trồng ở trong và ngoài mô hình. Về năng suất lúa trong mô hình trình diễn, ước năng suất thực thu đạt 64,7 tạ/ha, Trong khi năng suất của lúa trồng đại trà trong cùng điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng ước đạt 62,3 tạ/ha.
Nhờ giảm được các khoản đầu tư không cần thiết như: Giống, phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc so với sản xuất lúa đại trà trong cùng điều kiện… chi phí gieo trồng của mô hình trình diễn “Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa” đã giảm so với lúa sản xuất đại trà trong cùng điều kiện là trên 1,1 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận ở ruộng mô hình là 13,36 triệu đồng/ha, ruộng nông dân 10,810 triệu đồng/ha. Như vậy ruộng mô hình lãi cao hơn so với ruộng của nông dân là 2,55 triệu đồng/ha.
Tại Hội nghị đầu bờ, đa số bà con nông dân tham gia mô hình và các đại biểu đều đánh giá giống lúa TBR225 là giống thích ứng rộng, đẻ nhánh khỏe, chịu thâm canh, cứng cây, trổ bông tập trung, bông to dài, nhiều hạt, có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Vì vậy việc thực hiện mô hình, giúp bà con nông dân nơi đây có điều kiện tiếp cận các giống lúa mới có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng nơi đây và hạn chế được các loại sâu bệnh hại…
Theo Danviet
Hải Dương dồn sức dập dịch tả lợn châu Phi
Huy động tổng lực tiêu hủy lợn bệnh, tiêu độc khử trùng vùng có dịch và nơi lân cận là biện pháp trọng tâm đang được các địa phương của tỉnh Hải Dương triển khai nhằm kiềm chế phát sinh thêm vùng có dịch tả lợn châu Phi.
Tiêu hủy đàn lợn bị dịch bệnh ở thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, huyện Nam Sách. Ảnh: TTXVN
Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Hải Dương xuất hiện ngày 1/3/2019 tại huyện Kinh Môn và sau đó nhanh chóng lây lan sang các địa phương khác. Huyện Cẩm Giàng, có tổng đàn lợn khoảng trên 31.000 con. Với đặc điểm là huyện có nhiều tuyến đường đi qua như quốc lộ 5 và quốc lộ 38, lại có 2 khu di tích quốc gia đặc biệt thu hút đông lượng du khách đến tham quan, nhưng đến ngày 29/3 Cẩm Giàng mới xuất hiện dịch.
"Khi xuất hiện dịch trên địa bàn, ngay trong ngày 29/3, huyện đã tập trung lực lượng với quan điểm xuyên suốt là khẩn trương dập dịch và ngăn dịch lây lan", ông Vương Đức Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Giàng cho biết.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch của huyện, lãnh đạo phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, cán bộ thú y, trưởng thôn và ban giám sát cộng đồng của thôn cùng với các hộ chăn nuôi nhanh chóng tiến hành các bước cần thiết để tiêu hủy lợn bệnh. Cán bộ thú y hướng dẫn địa phương thực hiện đúng các hướng dẫn của ngành nông nghiệp về tiêu độc khử trùng, tăng cường các biện pháp tiêu diệt những đối tượng truyền bệnh như: chuột, ruồi muỗi...
Đối với những trang trại lớn, riêng biệt khi xuất hiện dịch, chỉ tiêu hủy lợn ở những chuồng có dịch và tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại này. Còn những chuồng trại khác, tiến hành khoanh vùng và cách ly nghiêm ngặt. Đặc biệt, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cùng với các địa phương "căng mình" triển khai cấp bách các biện pháp. Tính đến hết ngày 12/4, huyện Cẩm Giàng đã có 9 xã trong tổng số 19 xã, thị trấn trong huyện có dịch, tiêu hủy khoảng 100 tấn lợn bệnh.
Theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Cẩm Giàng, trong suốt 10 ngày qua, liên tục bất kể giờ giấc, ngày thường hay ngày nghỉ cuối tuần, tất cả cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với tất cả cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện chia thành 7 mũi, tỏa đi khắp các xã có dịch để "sát cánh" với chính quyền địa phương và người dân bị thiệt hại do dịch. Một mặt vừa giám sát, hướng dẫn quy trình và kỹ thuật tiêu hủy, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, mặt khác xác nhận khối lượng tiêu hủy làm căn cứ cho việc hỗ trợ người chăn nuôi.
Cùng với cơ chế của tỉnh hỗ trợ cấp phát thuốc sát trùng, huyện Cẩm Giàng cũng trích ngân sách mua thuốc sát trùng cấp cho các xã và hộ chăn nuôi phun ở các khu vực trung tâm, đường giao thông, chuồng trại.
Ông Nguyễn Văn Cường cho biết: "Chi cục Thú y tỉnh cấp trên 2.000 lít thuốc sát trùng cho toàn huyện và huyện cũng trích kinh phí để bổ sung thuốc sát trùng cho công tác phòng dịch bệnh; trong đó 400 lít thuốc sát trùng phòng dịch lở mồm long móng và 630 lít thuốc sát trùng phòng dịch tả lợn châu Phi. Ngoài ra, huyện còn bổ sung kinh phí mua sắm trang thiết bị vật tư liên quan đến phòng chống dịch".
Không riêng huyện Cẩm Giàng, toàn tỉnh Hải Dương đang tập trung các biện pháp nỗ lực kiềm chế dịch. Theo ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, để triển khai các biện pháp chống dịch hiệu quả, các địa phương cần huy động tối đa lực lượng chống dịch, không để xảy ra tình huống bị động, lúng túng khi xuất hiện dịch bệnh ở cơ sở. Khi xuất hiện ổ dịch, phải tuân thủ đúng quy định từ việc tiêu hủy đến tiêu độc khử trùng, kiểm tra kiểm soát việc lưu thông vận chuyển, giết mổ lợn.
Cùng với đó, ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương cũng thường xuyên kiểm tra các địa bàn xuất hiện dịch, kịp thời chấn chỉnh các khâu tiêu độc khử trùng, kiểm soát buôn bán động vật trên địa bàn, đặc biệt là kiểm tra hoạt động của các chốt kiểm dịch.
"Địa bàn nào làm lơ là, đối phó, ngành nông nghiệp sẽ có ý kiến trao đổi với lãnh đạo các huyện; đồng thời, tham mưu với tỉnh ban hành các văn bản tiếp tục tăng cường phòng chống dịch bệnh ở tỉnh, địa phương", ông Vũ Việt Anh khẳng định.
Theo Mạnh Minh (TTXVN)
Chỉ đạo chôn lợn chết ở sân bóng, chủ tịch xã ở Quảng Ninh bị cảnh cáo Chủ tịch UBND xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) và Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện này vừa bị kỷ luật cảnh cáo vì chỉ đạo chôn lấp lợn chết ở sân bóng. Chỉ đạo chôn lợn chết ở sân bóng, một chủ tịch xã bị kỷ luật cảnh cáo . ẢNH N.H Chiều 6.4, trao đổi...