Quảng Ngãi: Lũ tràn qua cầu sông Rin, huyện Sơn Tây bị cô lập
Đến khoảng 14h chiều nay (5.11), cầu sông Rin ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà đã bị nước lũ tràn qua, cắt đứt giao thông và cô lập huyện miền núi nằm phía trên là Sơn Tây với đồng bằng.
Cầu sông Rin đã được rào chắn và canh gác sau khi nước lũ phủ qua.
Trao đổi nhanh với PV Dân Việt, ông Phùng Tô Long – Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà – cho biết: Hiện chính quyền địa phương đã cho lực lượng canh gác 2 bên đầu cầu để cấm người, phương tiện qua lại.
Liên quan đến cơn bão số 12, tại khu vực núi Làng Bồ, thị trấn Di Lăng vừa xuất hiện một vệt núi nứt. Theo đó, địa phương đã tổ chức di dời khẩn cấp 5 hộ dân nằm phía dưới đến nơi an toàn.
Tỉnh tăng cường lực lượng đến huyện Bình Sơn để giúp chính quyền địa phương di dời dân.
Tại huyện Bình Sơn, trước dòng lũ tiếp tục đổ về quá lớn và mưa to vẫn tiếp tục, cùng với lực lượng được tỉnh chi viện, chính quyền nơi đây đã đưa thêm 5 ca nô di dời thêm hơn 200 hộ dân các xã Bình Chương, Bình Mỹ ngay trong chiều nay.
Video đang HOT
Vào chiều cùng ngày, ông Đặng Minh Thảo – Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi – cho biết đang khẩn trương tập trung lực lượng để hỗ trợ di dời 300 hộ dân ở vùng trũng xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa vào chiều tối nay.
Theo Danviet
Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão
Hàng nghìn ngôi nhà tốc mái, hàng nghìn ha cây trồng gãy đổ, hàng nghìn người dân bị cô lập do lũ, hàng trăm hộ dân tạm rời nhà cửa tránh lũ... là những thống kê sơ bộ về thiệt hại ở Tây Nguyên do ảnh hưởng của bão số 12.
Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Tây Nguyên, đến nay chưa có thống kê hết thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 12, trong đó có 3 tỉnh bị nặng nhất gồm: Đắk Lắk, Lâm Đồng và Gia Lai. Hiện đã có 5 người chết (3 người ở Lâm Đồng, 1 người ở Đắk Lắk và 1 cháu nhỏ ở Kon Tum) do mưa lũ.
Gió lốc càn quét buôn Tar, xã Yang Mao (huyện Krông Bông, Đắk Lắk) khiến hàng chục căn nhà sàn đổ sập.
Theo thống kê sơ bộ, tỉnh Đắk Lắk có hơn 1.000 ngôi nhà bị sập và tốc mái, hơn 2.000 dân bị cô lập hoàn toàn, hàng nghìn ha cây trồng các loại bị ngập lụt, gãy đổ.
Tại tỉnh Gia Lai, huyện Kông Chro có 37 nhà dân và 2 phòng học bị tốc mái, gần 40m tường rào các công sở bị sập. Ở huyện Krông Pa, có 38 nhà bị sập và tốc mái, chính quyền đã di dời 20 hộ và 48 con bò đến vùng an toàn tránh lũ. Toàn tỉnh có hơn 1.000ha hoa màu bị ảnh hưởng.
Lâm Đồng có 72 ngôi nhà bị sập, tốc mái do gió lốc; 150ha rau, hoa trong nhà lồng hư hỏng. Mưa lũ còn làm ngập và cuốn trôi 2 cầu sắt ở 2 huyện Đam Rông, Lâm Hà khiến cho nhiều khu dân cư bị chia cắt.
Một căn nhà sàn ở xã Yang Mao, Krông Bông bị lốc kéo bay mái tôn, nghiêng hẳn về một bên.
Riêng tại tỉnh Kon Tum, mưa lớn đã gây sạt lở, ách tắc giao thông trên 2 tuyến quốc lộ chính và một số tuyến tỉnh lộ.
Ông Lê Minh Tuân - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ 3.4 - cho biết: "Do ảnh hưởng của bão, 2 tuyến quốc lộ là đường Hồ Chí Minh (qua huyện Đắk Glei) và Đông Trường Sơn (huyện Kon Plong) đã liên tục xảy ra 10 điểm sạt lở gây ách tắc giao thông cục bộ kéo dài từ 1-2 giờ. Để đảm bảo an toàn và giao thông được thông suốt, chúng tôi đã nhanh chóng khắc phục cho các phương tiện đi lại. Về lâu dài sẽ đề nghị xây kiên cố ở những vị trí dễ xảy ra sự cố".
Một số hình ảnh về mưa lũ ở Tây Nguyên:
Hàng loạt nhà lồng trồng hoa màu ở Lâm Đồng bị nhấn chìm trong nước.
Một căn nhà ở xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) bị gió thổi bay mái tôn.
Ngôi nhà bị gió thổi tan hoang, không còn nguyên vẹn.
Đường tại xã Đắk Nên, huyện Kon Plông (Kon Tum) bị sụt lún nghiêm trọng.
Đường Đông Trường Sơn (qua huyện Kon Plong, Kon Tum) bị sạt lở gây ách tắc cục bộ.
Hàng trăm ha mía ở các huyện phía đông Gia Lai bị đổ rạp.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: "Cõng" dân rời khỏi vùng lũ Cùng với việc điều động phương tiện ca nô, xe ô tô, chính quyền nhiều địa phương trong tỉnh đã huy động lực lượng đưa số hộ dân ở các vùng trũng thấp đến nơi an toàn. Trưa 5.11, tại thôn Châu Me, xã Bình Châu, cùng với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ngãi, lãnh đạo các cấp...