Quảng Ngãi lập hơn 400 nghìn hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử
Chiều 17.12, Sở Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết công tác triển khai Đề án thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Đến cuối năm 2020, Quảng Ngãi đã lập trên 400 nghìn hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử cho người dân.
Thực hiện Đề án “Thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử đến từng người dân trên địa bàn tỉnh”, số lượng hơn 400 nghìn hồ sơ được thiết lập chiếm 32% trên tổng dân số của toàn tỉnh. Các thông tin về sức khỏe của từng cá nhân, các lần khám, điều trị và các xét nghiệm cận lâm sàng đều được nhập vào dữ liệu chung tại các Trung tâm Y tế huyện, thành phố. Sau đó, dữ liệu sẽ được liên thông đến các cơ sở khám, điều trị tại tuyến tỉnh và tuyến Trung ương.
Việc thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn
Tại Hội nghị, các đơn vị đã cùng nhau thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án. Trong đó, các đơn vị vẫn còn lúng túng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nhân lực thực hiện còn mỏng nên việc thu thập dữ liệu, nhập dữ liệu vẫn chưa được nhanh chóng và kịp thời.
Người dân vẫn chưa nắm rõ các lợi ích của việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, chưa thao tác thành thạo trên hệ thống dữ liệu. Hiện nay, đa số các hồ sơ quản lí sức khỏe điện tử được thiết lập chủ yếu dựa trên dữ liệu bảo hiểm xã hội và dữ liệu tự động khám, chữa bệnh và tiêm chủng.
Video đang HOT
Thời gian tới, Sở Y tế tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và trang bị các tiết bị máy móc để các địa phương thực hiện việc nhập dữ liệu quản lí hồ sơ sức khỏe điện tử. Sở sẽ có văn bản kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành mã định danh y tế, ban hành dữ chuẩn chung cho phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử và quy định mức chi trả thuê phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử.
Mục tiêu đến năm 2021 sẽ hoàn thành Đề án và 100% người dân trên địa bàn tỉnh sẽ được thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử, tạo thuận tiện cho việc thăm khám, điều trị được nhanh, gọn và thông tin về người bệnh được rõ ràng, chi tiết. Mỗi người dân sẽ được cấp một mã định danh riêng để tự tra cứu và biết rõ về thông tin sức khỏe của bản thân.
Phát huy vai trò của hồ sơ sức khỏe toàn dân
Việc lập hồ sơ sức khỏe toàn dân (HSSKTD) được ngành Y tế Quảng Ninh triển khai từ năm 2017 đã góp phần rất lớn trong công tác phòng chống bệnh tật, hình thành các mô hình bệnh tật điển hình trên địa bàn, từ đó có sự đầu tư đúng, trúng nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người dân.
Cập nhật thông tin sức khỏe bệnh nhân vào hồ sơ sức khỏe điện tử tại Trạm Y tế xã Tiền An (Quảng Yên).
Ngành Y tế tỉnh tận dụng tất cả dữ liệu y tế của người dân có sẵn qua các đợt khám sức khoẻ ở trường học, các đoàn khám, chữa bệnh lưu động, từ thiện, qua khai báo y tế ở các xã, phường, thị trấn, để tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 30/9/2020, 100% dân số trên địa bàn đã được khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử. Tiến độ khám, tạo lập HSSKTD của toàn tỉnh là 81,96%. Toàn bộ số hồ sơ này được liên thông giữa các đơn vị y tế trong toàn ngành và BHYT.
Khám bệnh cho bệnh nhân tại Trạm Y tế xã Quảng Sơn (Hải Hà)
Ngay sau khi có hồ sơ này, các trạm y tế, bệnh viện, trung tâm y tế trong toàn ngành đều tích cực cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của bệnh nhân, các đợt khám, kê đơn thuốc... vào liên thông dữ liệu hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, tiến độ cập nhật thông tin sức khỏe vào hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân đạt 98,71%. Theo đánh giá của Sở Y tế, trường thông tin của HSSKTD đáp ứng các nội dung theo Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mọi dữ liệu của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp ích trong việc khai thác thông tin, phối hợp để chẩn đoán và điều trị.
Bác sĩ Sằn Sủi Sáng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà) cho biết: Do y tế tuyến xã chỉ có các trang thiết bị phục vụ khám sức khỏe ban đầu, nên quá trình chẩn đoán những bệnh phức tạp luôn khó khăn. Mỗi khi có bệnh nhân mắc các triệu chứng phức tạp, khó chẩn đoán, hay có bệnh nhân nặng, vượt khả năng điều trị ban đầu tại trạm y tế, sau khi chuyển tuyến cho bệnh nhân, chúng tôi vẫn thường xuyên theo dõi tình hình bệnh nhân qua hồ sơ quản lý sức khỏe. Nhờ đó, chúng tôi đã học tập thêm kinh nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán, cũng như phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Đồng thời, việc nắm bắt số bệnh nhân có các bệnh lý nền, bệnh mãn tính trên địa bàn đã qua điều trị cũng dễ dàng hơn, từ đó theo dõi, quản lý sức khỏe cho nhân dân trong xã được tốt hơn.
Không chỉ giúp ích cho cán bộ, nhân viên y tế tuyến huyện, tuyến xã nắm bắt tình hình sức khỏe người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ thông qua học tập cách thức chẩn đoán, điều trị của tuyến trên, mà thông qua hồ sơ quản lý sức khỏe còn giúp các bác sĩ tuyến trên tham khảo kịp thời thông tin sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh lý nền đã có, quá trình điều trị ở các tuyến... từ đó có sự chẩn đoán chính xác hơn; phương pháp điều trị thích hợp hơn.
Xét nghiệm tiểu đường cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bác sĩ Trần Khanh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Đối với những bệnh nhân từ tuyến dưới đến khám lần đầu tại Bệnh viện, chúng tôi cũng tham khảo thêm thông tin trong hồ sơ sức khỏe điện tử của bệnh nhân, kết hợp với các triệu chứng hiện tại để chỉ định những xét nghiệm thích hợp cho bệnh nhân.
Nhờ có hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, hầu hết các bệnh thông thường sẽ được phát hiện sớm và giải quyết ngay tại tuyến khám, chữa bệnh ban đầu, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh tật nặng, giúp giảm tải bệnh viện, giảm áp lực đối với ngành Y tế.
Hơn nữa, bản thân người dân cũng có thể tự truy cập để biết thông tin tình hình sức khỏe của mình qua các đợt khám, chữa bệnh; từ đó có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, đi khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
Từ nguồn dữ liệu thông qua HSSKTD, ngành Y tế cũng xây dựng các mô hình bệnh tật hiện nay, xu hướng bệnh tật ở các khu vực dân cư, qua đó có các giải pháp đầu tư thích hợp cả về nhân lực, vật lực, có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp dự phòng bệnh tật, giảm gánh nặng do bệnh tật gây ra.
Phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học Dự án "Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hóa học/đi-ô-xin giai đoạn 2018 - 2021" đang được Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phối hợp các đơn vị liên quan triển khai và đã đem lại những tín hiệu tích cực tại 11 tỉnh, thành phố của vùng dự án. Chữa...