Quảng Ngãi: Làng sắp trôi ra biển, huyện cầu cứu tỉnh
Hàng trăm nhà dân ở thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn ( Quảng Ngãi) bên bờ vực mép biển có thể bị sóng đánh sập, cuốn trôi bất cứ lúc nào trong mùa mưa bão này.
Tối 26.10, trao đổi với PV Dân Việt, bà Hà Thị Anh Thư – Bí thư Huyện ủy Bình Sơn – cho biết đã đi kiểm tra hiện trường tình trạng sóng biển xâm thực dữ dội, đang uy hiếp hàng chục ngôi nhà tại thôn Lệ Thủy. “Cùng với báo cáo cho tỉnh, chúng tôi đã chỉ đạo cho chính quyền triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho số hộ nằm ở khu vực sát mép biển”, bà Thư cho biết.
Những ngôi nhà bị gió, sóng biển xâm thực làm hư hỏng ở Lệ Thủy.
Theo quan sát hiện trường, hàng trăm căn nhà phía trong cũng đang nằm chông chênh ngay bên bờ biển bị xâm thực. Bất cứ lúc nào, số nhà này cũng có thể bị sóng lôi ra biển, sập vì gió, nhất là khi triều cường và sóng lớn.
Trong căn nhà chỉ còn một nửa bên vực biển, bà Nguyễn Thị Hiên (52 tuổi) nói: “Trong cơn bão năm 2009, gió lớn cuốn bay, làm hư hỏng gần như toàn bộ mái; sóng biển khoét sâu cạnh chân móng. Vì vậy, gia đình tôi đành bỏ một nửa căn nhà phía mặt biển, vì sợ sập. Dù biết sống như thế này là quá nguy hiểm nhưng cũng đành chịu, vì không có đất và tiền để làm nhà lại”.
Video đang HOT
Ông Ngô Văn Thính – Chủ tịch UBND xã Bình Trị – cho biết, trong 5 năm qua, sóng biển đã xâm thực khu dân cư thôn Lệ Thủy hơn 20m, đe dọa hàng trăm gia đình người dân thôn này, đặc biệt là 35 ngôi nhà nằm giáp biển. Chính quyền cũng đã tính phương án di dời, nhưng do nằm trong khu vực Khu kinh tế Dung Quất nên nếu di dời thì vị trí tái định cư rất xa. Trong khi đó, các hộ dân trên chủ yếu sống với nghề đánh cá bằng thúng máy nhỏ, chèo tay nên họ không muốn rời xa biển.
Đại diện các cấp ngành của huyện Bình Sơn và tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra thực tế hiện trường.
Theo ông Thính, việc di dời chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài thì phải xây kè để ngăn chặn tình trạng sóng biển xâm thực. Nếu không có kè, nguy cơ biển còn xâm thực toàn bộ khu vực. Lúc đó, hàng trăm hộ dân nơi đây chẳng biết di dời đi đâu.
Trong khi đó, ông Ngô Văn Dụng – Giám đốc Ban quản lý các Dự án đầu tư và xây dựng huyện Bình Sơn – cho biết: “Để giữ an toàn cho khu dân cư trên, phải làm bờ kè dài khoảng 500m. Nhưng kinh phí để làm kè ít nhất là 70 tỷ đồng, điều này vượt quá tầm tay của huyện. Vì vậy, chúng tôi đã báo cáo gửi chính quyền tỉnh để xem xét đầu tư, nhằm bảo vệ cuộc sống nhân dân trong vùng”.
Theo Danviet
"Đổ" tiền tỷ mở rộng đường qua nhà Bí thư kiêm Chủ tịch huyện?
Tuyến đường qua nhà một Bí thư kiêm Chủ tịch huyện đã được bê tông thế nhưng chính quyền nơi đây vẫn đầu tư tiền tỷ đổ tiếp bê tông chồng lên và mở rộng đường gần gấp đôi. Điều này đang gây bức xúc trong dư luận.
Đó là đoạn đường ngang qua nhà ông Phan Bình - Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), ở tại thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức (Nghĩa Hành). Trên nền đường bê tông cũ rộng khoảng 3m, hiện việc đổ bê tông chồng lên và mở chiều rộng bề mặt lên gần gấp đôi so với trước cơ bản đã hoàn tất.
Bà M.T (người dân ở thôn Xuân Vinh) bức xúc: "Nhiều tuyến đường khác dẫn vào các khu dân cư trong huyện vẫn còn bùn đất, chưa được bê tông hoá không hiểu tại sao chính quyền lại đầu tư đổ bê tông chồng thêm để mở rộng tuyến đường này?".
Điểm tiếp giáp của giữa nền đường cũ và đoạn bê tông mở rộng của tuyến DH 58F, đi qua nhà của Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành
Về sự vụ trên, ông Phan Ninh - Chủ tịch UBND xã Hành Đức cho biết: "Tuyến đường trên được bê tông hóa đã nhiều năm. Đây là tuyến đường do huyện quản lý và làm, xã chỉ có nhiệm vụ phối hợp vận động người dân, giải phóng mặt bằng mà thôi".
Đoạn đường bê tông mở rộng đi qua trước nhà Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành đã cơ bản hoàn thành
Ông Phan Bình - Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành giải thích: "Đây là tuyến DH 58F do huyện quản lý. Chiều dài đoạn mở rộng khoảng 1,2km, với tổng vốn khoảng 7 tỷ đồng, do huyện làm chủ đầu tư từ nguồn kinh phí xin tỉnh. Việc đổ bê tông chồng lên và mở rộng thêm lên 5m nhằm đáp ứng quy định (đường huyện phải rộng từ 3,5-5,5m), hoàn thành tiêu chí để huyện được công nhận Nông thôn mới trong thời gian tới. Việc quy hoạch tuyến này là đường huyện do lãnh đạo nhiệm kỳ trước, chứ không phải khi tôi lên làm mới cho quy hoạch".
Một tuyến đường nội thị của huyện Nghĩa Hành vẫn còn lầy lội
Tuy nhiên, ông Ninh - Chủ tịch UBND xã Hành Đức cho biết: "Tuyến DH 58 F này vốn là đường giao thông của xã, đến năm 2014 mới được qui hoạch là đường huyện". Và với ông Bình, trong giai đoạn từ tháng 9.2011 đến nay đã đảm nhận chức vụ Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành, hiện kiêm Bí thư Huyện ủy.
Dân Việt sẽ tiếp tục tìm hiểu và phản ánh vụ việc trên.
Theo Danviet
Xét nghiệm tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở đập Hố Chuối Liên quan đến hiện tượng cá tự nhiên và cá nuôi chết hàng loạt không rõ nguyên nhân xảy ra ở khu vực đập Hố Chuối, ở xã Bình Trung, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), trong ngày 23/10, cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi đã vào cuộc lấy mẫu nước, mẫu cá xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân. Hộ nuôi...