Quảng Ngãi: Làng làm chả cá đỏ củ từ Hoàng Sa
Một loài cá có hình dạng nhỏ như củ khoai lang, màu đỏ tươi được các tàu cá đi Hoàng Sa khai thác gọi là cá đỏ củ. Người dân làng chả cá Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nổi tiếng khắp nơi bởi nghề làm chả cá đỏ củ.
Nghề làm chả cá đỏ củ ở thôn Định Tân (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) phát triển mạnh từ hơn 10 năm nay, làng có khoảng chục hộ đã đầu tư trang thiết bị để sản xuất chả cá đỏ củ bán đi khắp các tỉnh, thành, vào Nam ra Bắc.
Bà Nguyễn Thị Lý (thôn Định Tân) đã làm nghề chả cá hơn 10 năm nay, cho biết: “Trước kia, khi các thuyền đi Hoàng Sa trở về mang theo cá đỏ củ, người ta thấy thịt cá rất dai, ngon. Họ lóc lấy thịt cá ra khỏi xương rồi nhào lại cho nhuyễn, dùng để ăn gỏi, làm chả đơn giản. Đây cũng là món ăn ngay trên thuyền khi đang ra khơi được nhiều ngư dân làm tại chỗ”.
Cá đỏ củ được khai thác từ Hoàng Sa về đất liền, đây là nguyên liệu làm nên chả cá đỏ củ Định Tân. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Khi chả cá làm từ cá đỏ củ được biết đến, nhiều người mua thì các đội tàu từ Hoàng Sa trở về mang theo nhiều cá đỏ củ bán lại cho các hộ gia đình chuyên làm chả cá đỏ củ. Xã Bình Châu là địa phương có số lượng tàu thuyền lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi với hơn 400 tàu cá và 80% trong số đó chuyên đi khai thác xa bờ ở Hoàng Sa, Trường Sa – đây cũng là tàu cá mang cá đỏ củ về đất liền.
Bà Lý cho biết, cá đỏ củ hầu như có quanh năm trên các vùng biển, vì cá sinh sản rất nhanh, mang lại nguồn cá dồi dào cho các tàu đi biển xa. “Đến tháng 10 thì các tàu nghỉ trú bão nên cá đỏ củ thường được trữ lại để làm chả cá trong tháng biển động”- bà Lý nói.
Thịt cá lóc sạch và đem xay nhuyễn. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Video đang HOT
Những sợi chả cả đều và đẹp mắt. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cá đỏ củ được lóc thịt ra khỏi xương, bảo quản cấp đông để sử dụng lâu dài. Sau đó, người làm bắt đầu cho thịt cá vào cối xay, đây là thao tác máy móc làm nhuyễn cá. Tiếp đó, người làm đưa chả cá vô máy đánh chả cho đến khi mềm hẳn ra thì thêm một ít dầu ăn để chả dễ mềm và không rã. Sau đó, chả cá được đóng gói cẩn thận, cho vào tủ đông bảo quản, chờ bạn hàng đến lấy.
Đánh nhuyễn chả cá bằng máy móc, đây là công đoạn hạn chế làm thủ công nhất trong nghề làm chả cá. Ảnh:NGUYỄN TRANG
Cân trọng lượng, đóng gói cẩn thận và xuất bán chả cá đỏ củ. Ảnh:NGUYỄN TRANG
Chả cá đỏ củ được bảo quản và xuất bán khắp nơi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Bà Bùi Thị Lắm (thôn Xuân An, xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi) làm nghề nông, mấy năm nay, bà Lắm cũng tìm đến thôn Định Tân để làm nghề chả cá. Bà đi làm thường xuyên bởi nghề chả cá đỡ vất vả, có thu nhập khi làm công cho các lò chả hơn làm nông nghiệp.
Chiên cá trong chảo dầu lớn cho vàng đều. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Bà Lê Thị Liễu (thôn Định Tân, xã Bình Châu), cho biết: “Chả cá đỏ củ thịt không nhão, có thể bảo quản đến 1 tháng, nên được chọn làm chả hơn các loại cá khác”.
Chả cá nhào hình tròn, hình chữ nhật tùy từng cơ sở sản xuất. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Hiện nay có hàng chục cơ sở làm chả cá tại thôn Định Tân, từ làng biển này, những mẻ chả cá thơm, mặn hương vị biển được gửi đi khắp nơi.
Theo Sài Gòn giải phóng
Làm đủ 3 bước này, dù rán cá chảo gì cũng vàng giòn, không nát da mẹ chồng khâm phục
Cá rán là món ăn quen thuộc nhưng để rán được những con cá ngon, hoàn hảo không dính chảo, vàng giòn như ý cần có bí quyết.
Vì có hương vị thơm ngọt, thịt ngọt nên cá rán là món ăn được nhiều người lựa chọn chế biến cho gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm rán cá hoàn hảo nên cá thường bị bong da, sát chảo khiến món ăn mất thẩm mĩ lại kém hấp dẫn. Đầu bếp lâu năm chia sẻ, nếu không bỏ qua 3 bước dưới đây, chắc chắn món cá rán của bạn sẽ hoàn hảo, ai cũng phải trầm trồ.
Sơ chế cá tốt
Điều đầu tiên là sau khi mổ rồi rửa sạch cá cần dùng khăn giấy thấm khô nước bên trong và bên ngoài cá, đặc biệt là ở vị trí bụng và đầu. Nếu nước đọng lai không được làm khô, sẽ chảy xuống dầu khi chiên cá làm bắn dầu.
Sau khi thấm khô nước, dùng tinh bột xoa một lớp thật mỏng trên bề mặt cá. Chỉ dùng một lớp mỏng để tránh ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Lớp tinh bột này giúp cá không dính chảo mà còn giúp cá thấm khô, không làm bắn dầu.
Sử dụng lửa nhỏ khi chiên cá
Chị em nội trợ lưu ý, không sử dụng lửa lớn để rán cá, mà chỉ nên dùng lửa nhỏ, rán từ từ để cá chín dần, săn chắc. Nếu bạn sử dụng lửa lớn ngay từ đầu, da cá chín trước nhưng thịt bên trong vẫn chưa chín, thậm chí làm vỡ, nát da cá. Chỉ khi cá đã chín, có thể tăng lửa để da cá vàng giòn hơn.
Chú ý đến thời gian lật cá
Nhiều người có thói quen vừa cho cá vào rán một lúc đã lật nhưng chính điều này khiến da cá hay bị nát. Chỉ nên lật cá khi bề mặt bên dưới của cá đã chín vàng và cứng lại.
Mọi người có thể lo lắng rằng nếu không lật cá sớm nó sẽ bị cháy nhưng khi dùng lửa nhỏ để rán, cá không thể cháy được. Ngoài ra, khi lật, nên dùng xẻng để lật sẽ hạn chế được những rủi ro làm vỡ nát da cá. Dùng xẻng di nhẹ vào mặt dưới của cá, nếu cá có thể di chuyển được điều đó chứng tỏ cá có thể lật được rồi. Nếu chưa, hãy đợi rán thêm một chút nữa.
Chúc các bạn thành công!
Theo Khampha
Dù rán cá gì, hãy thêm bước này, da cá vàng giòn không nát để kho cũng rất ngon Chỉ thêm một bước đơn giản là món cá sẽ có lớp da vàng, không nát rồi. Cá rán là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình vì thịt cá thơm ngọt, giòn giòn chấm với nước mắm gừng chua cay vô cùng hấp dẫn. Cá kho cũng hấp dẫn không kém với hương vị đậm đà ăn cùng cơm những ngày...