Quảng Ngãi lần đầu tiếp nhận kỹ thuật thay khớp gối
Ngày 19.11, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã tiến hành ca phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo toàn phần lần đầu tiên với sự hỗ trợ chuyển giao của của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hỷ đến từ Bệnh viện Trung ương Huế.
Phẫu thuật thay khớp gối là kỹ thuật đặc biệt phức tạp, yêu cầu cao về nhân lực và cơ sở vật chất. Đây lại là phương pháp tối ưu dành cho người bệnh thoái hóa khớp gối nặng, lâu năm, giúp người bệnh chấm dứt cơn đau, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hỷ- Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Thoái hóa khớp gối có nghĩa là lớp sụn các khoang của khớp gối bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Trường hợp này buộc phải bỏ các tổ chức thương tổn và thay vào đó các vật liệu nhân tạo. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn tiến hành tập phục hồi chức năng để cải thiện vận động sau mổ cũng như cải thiện cuộc sống của bệnh nhân.
Ca phẫu thuật chuyển giao kỹ thuật thay khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi
Video đang HOT
Để triển khai kĩ thuật này, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã cử 4 bác sĩ chuyên khoa ngoại chấn thương đi đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đồng thời, đầu tư thêm các thiết bị, dụng cụ y tế chuyên dụng để thực hiện kĩ thuật này ngay tại bệnh viện.
Sau khi thực hiện thành công kĩ thuật thay khớp háng, đến nay Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã tiến đến thay khớp gối toàn phần- một trong những kĩ thuật hiện đại trong điều trị bệnh lĩnh vực xương khớp. Nền tảng này là cơ sở để Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục đào tạo, nhận chuyển giao các kĩ thuật tiên tiến, hiện đại để xứng tầm của Bệnh viện hạng I tuyến tỉnh, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh cho người dân.
Nguy cơ đột quỵ ở người già đang tăng cao
Thời tiết ở miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi đang bước vào mùa mưa lạnh, diễn biến khó lường. Những bệnh liên quan đến thời tiết, đặc biệt là đột quỵ (tai biến mạch máu não, xuất huyết não) ở người cao tuổi có nguy cơ xảy ra nhiều hơn.
Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ 85 tuổi bị đau đầu, liệt nửa người. Qua hình ảnh chụp CT, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân này đã bị xuất huyết não, cần nằm điều trị lâu dài.
Chị Phạm Thị Mai ngụ ở xã Bình Hải (Bình Sơn)- người nhà của bệnh nhân cho biết: Mẹ tôi trước đây vẫn khỏe mạnh bình thường. Nhưng từ tối hôm qua thì cứ than bị đau buốt đầu, sau đó đi đứng loạng choạng. Đưa bà vào viện thì bác sĩ tư vấn là bà bị đột quỵ, hiện trong đầu đang có vết loang do xuất huyết não. Gia đình đang xin chuyển viện lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Trong vòng 1 tuần trở lại đây, khoa Nội tim mạch đang phải "căng mình" gồng gánh số lượng bệnh nhân tăng cao đột biến do đột quỵ. Số giường bệnh tại khoa là 170, nhưng các y bác sĩ lại phải thường xuyên chăm sóc, điều trị cho 180-200 bệnh nhân mỗi ngày. Trong số này, có đến hơn 50% là bệnh nhân đột quỵ. Thời tiết đang nóng chuyển mưa lạnh cũng là nguyên do khiến số ca đột quỵ nhập viện tăng lên khoảng 30%.
Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đang trong tình trạng quá tải vì bệnh nhân đột quỵ nhập viện nhiều
Không chỉ các ca mới, những người tiểu sử bị đột quỵ, tai biến cũng có nguy cơ tái phát cao hơn. Chị Bùi Thị Thu Vân ngụ ở phường Trần Phú, TP.Quảng Ngãi cũng đang chăm sóc mẹ ruột bị tai biến mạch máu não tại viện. Chị Vân chia sẻ, đây là lần thứ hai mẹ chị bị tai biến.
"Lần trước là mùa mưa cách đây 4 năm. Sau khi ra viện, mẹ tôi vẫn bị di chứng là đi lại khó khăn, nói đớt. Đến năm nay, trời vừa chuyển mưa lạnh 2 ngày thì bà lại bị buốt đầu. Tôi vội đưa mẹ vào viện thì bác sĩ nói, bà bị đột quỵ "- chị Vân chia sẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đột quỵ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó thời tiết thay đổi, chuyển lạnh cũng bất ngờ làm khởi phát tình trạng này. Nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ đột quỵ thường tiềm ẩn ở những người cao tuổi do lưu lượng máu qua não ở người già giảm rất thấp, chức năng cơ thể suy yếu nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết. Không chỉ người già mà những ai có tiền sử cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá... cũng rất dễ bị đột quỵ tấn công.
Bác sĩ Trịnh Quang Thân- Trưởng Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cho biết: Đột quỵ có triệu chứng dễ nhận biết. Nếu bị nhẹ thì bệnh nhân cảm thấy tay chân bị tê rần, yếu một bên chi, thị lực giảm, nói đớt, đau đầu, chóng mặt. Nếu nặng thì có triệu chứng tri giác lơ mơ, hôn mê...
Khi phát hiện bệnh nhân có các dấu hiệu bị đột quỵ, người nhà cần đưa vào viện điều trị trong khoảng thời gian vàng để có hiệu quả điều trị cao, không để lại di chứng nặng
Đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Hoặc nếu bệnh nhân được cứu sống thì sẽ phải sống chung với một số di chứng như liệt chi, mất sức lao động, gây ra gánh nặng về kinh tế cho gia đình bệnh nhân...
Do vậy, bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện các triệu chứng đột quỵ thì gia đình cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. "Thời gian vàng" là 3 tiếng đầu tiên kể từ khi xuất hiện các triệu chứng là rất quan trọng để tiến hành cấp cứu đột quỵ. Nếu phát hiện và tiến hành chữa trị sớm, thì có thể hạn chế nguy cơ tử vong và tàn phế.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý, để đề phòng nguy cơ đột quỵ khi thời tiết trở lạnh, người cao tuổi và những bệnh nhân cao huyết áp cần tuân thủ ăn uống khỏe mạnh. Thường xuyên theo dõi nhịp tim, huyết áp, tránh căng thẳng, thường xuyên tập thể dục, uống nhiều nước... Đột quỵ là triệu chứng nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề. Do vậy, phòng bệnh là cách tốt nhất.
Cảnh giác với biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết Thống kê số ca sốt xuất huyết trên địa bàn Quảng Ngãi đang có chiều hướng giảm. Nhưng ghi nhận tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, bệnh nhân sốt xuất huyết với các ca biến chứng nặng có chiều hướng tăng lên. Những tháng trước, số ca sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị chỉ ở con...