Quảng Ngãi: Không cho hợp đồng lao động, miền núi thiếu GV trầm trọng
Riêng 2 huyện Tây Trà và Trà Bồng, nếu thực hiện theo chủ trương chung mà tỉnh ban hành là chấm dứt hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ hưởng lương từ ngân sách, năm học tới sẽ thiếu gần 100 giáo viên (GV). Với tình trạng trên một số cán bộ ngành giáo dục nửa đùa, nửa thật: Thầy cô hóa thành tề thiên mới đủ người để dạy.
Còn 2 tuần nữa là khai giảng năm học mới 2018-2019 nhưng theo chủ trương mà tỉnh ban hành (trước 31.12.2018, cơ quan cấp ngành các huyện và thành phố phải chấm dứt hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ có tính chất thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị hành chính hưởng lương từ ngân sách), phòng giáo dục các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi như ngồi trên lửa vì nguy cơ thiếu GV nghiêm trọng.
Mầm non sẽ là bậc thiếu GV nhiều nhất ở các huyện miền núi Quảng Ngãi nếu thực hiện cắt hợp đồng lao động theo chủ trương mà tỉnh ban hành.
Ông Phạm Sơn – Trưởng Phòng Giáo dục (GD) huyện Tây Trà cho biết: Dự kiến số học sinh 3 bậc mầm non, tiểu học và THCS trong toàn huyện năm học tới là khoảng 64 lớp/5.800 em. Không như đồng bằng, đặc thù nơi đây dân cư sống thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn và hiểm trở nên không thể tập trung các em lại để dạy, đặc biệt là bậc mầm non và khối lớp 1,2 của bậc tiểu học.
Năm học trước, ngoài số biên chế, Phòng GD huyện này phải ký hợp đồng 167 GV mới đủ người đứng lớp.
Sau đợt thi tuyển GV 2017-2018 vừa qua, dù được biên chế thêm 114 người nhưng sau khi thực hiện các giải pháp khác, hiện còn thiếu khoảng 45 GV. Trong đó, nhiều nhất là bậc tiểu học với 15 người, sau đó là bậc mầm non với 10 người, còn lại là THCS.
Ông Lê Minh Vương – Trưởng Phòng Nội vụ huyện Tây Trà cho biết: Sau khi huyện có văn bản báo cáo, Sở Nội vụ tỉnh cho biết sẽ lên làm việc, kiểm tra thực tế và có hướng chỉ đạo cụ thể giải quyết việc này.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Sơn – Trưởng Phòng GD huyện Tây Trà, sau đợt thi tuyển GV 2017-2018 vừa qua, dù được biên chế thêm 114 người nhưng sau khi thực hiện các giải pháp khác, hiện còn thiếu khoảng 45 GV.
Tương tự ông Nguyễn Xuân Bắc – Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết: Không phải đến bây giờ mà từ mấy năm trước, để giảm số hợp đồng, thay chỉ tiêu tuyển dụng làm thư viện, văn thư…, huyện cho kiêm nhiệm để dành tuyển GV nhưng đến thời điểm này vẫn không đủ. Đối chiếu với số lượng học sinh năm học tới, còn thiếu khoảng 51 GV mới đủ người giảng dạy. Nếu thực hiện chủ trương không cho hợp đồng, chính quyền cũng không biết làm sao giải quyết tình trạng này.
Trưa 19.8, trao đổi với PV Dân Việt qua điện thoại, ông Đoàn Dụng – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Sẽ cho kiểm tra, rà soát lại tình hình thực tế của các huyện miền núi trong tỉnh. Trên cơ sở đó sẽ tham mưu, đề xuất với tỉnh có giải pháp cụ thể. Tuyệt đối không có chuyện học sinh của tỉnh nói chung phải nghỉ học vì thiếu GV.
Theo Danviet
Dưa rừng lạ hoắc ở Quảng Ngãi để phó mặc cho trời thu về tiền triệu
Được xem là phụ và trồng xen canh trong nương rẫy lúa, thế nhưng trái kiên rừng mang về cho nhiều gia đình thiểu số người Kor ở 2 huyện miền núi Trà Bồng và Tây Trà số tiền từ 1-4 triệu đồng/ mùa.
Tháng 8 cũng là thời gian đỉnh điểm của vụ thu hoạch trái kiên rừng được trồng xen canh trong các nương rẫy lúa của người đồng bào Kor ở 2 huyện Tây Trà và Trà Bồng. Cũng giốn như trái dưa leo (dưa chuột) ở đồng bằng, trái kiên rừng cũng có màu xanh sẫm khi còn non và màu vàng khi chín nhưng kích cỡ ngắn và to. Thịt loại dưa lạ này có vị ngọt thanh nhẹ hơn.
Trái kiên được xem là đặc sản của người dân miền núi nơi đây.
Cứ đến khoảng tháng 5 thì gieo hạt trồng xen canh trong các nương rẫy lúa, đến tháng 7 người dân bắt đầu thư hoạch trái kiên.
Dọc tuyến Tỉnh lộ 622B, đoạn từ thị trấn Trà Bồng, huyện Trà Bồng đến trung tâm huyện Tây Trà, trái kiên được người dân bỏ vào từng túi ni lông, với số lượng từ 8-10 trái/túi và bày ra ven đường trước hiên nhà bán cho khách qua lại, với giá 10.000 đồng/túi.
Ngoài ra, trái kiên rừng còn được bán cho thương lái chở về miền xuôi.
Ông Hồ Văn Miên (43 tuổi), ở thôn Trà Linh, xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà cho biết: Hàng năm cứ vào tháng 5, sau khi lúa tỉa trên nương rẫy mọc lên được khoảng 1-2 lóng tay thì người dân nơi đây bắt đầu gieo hạt loại dưa rừng kỳ lạ này. Đến khoảng tháng 7 thu hoạch và kéo dài khoảng 1 tháng sau là dứt vụ. Mang tiếng là trồng nhưng thật ra kể từ khi gieo hạt đến lúc hái trái bà con giao cho trời, không chăm sóc, hay bón bất kỳ loại phân nào cả.
Được xem là sản phẩm sạch 100% và giá bán 10.000 đồng/túi nên nhiều người đi đường đã ghé lại mua về sử dụng cho gia đình, biếu người thân
Ngày trước do chủ yếu sử dụng trong gia đình nên trồng rất ít. Mấy năm gần đây do người miền xuôi ăn thấy ngon, mua nhiều nên bà con trồng nhiều hơn để bán.
Tuỳ vào diện tích nương rẫy lúa mà số lượng trồng, thu hoạch và tiền bán trái kiên thu về của từng gia đình khác nhau. Ít thì 1-2 triệu đồng/vụ/gia đình, nhiều thì 3-4 triệu đồng/vụ/gia đình. Số tiền trên tuy không nhiều nhưng giúp hàng trăm hộ đồng bào nơi đây tăng thu nhập, mua thịt cá để cải thiện bữa ăn cho gia đình mình.
Trồng trái kiên giúp hàng trăm hộ đồng bào người Kor ở 2 huyện Trà Bồng, Tây Trà tăng thêm thu nhập, cải thiện bữa ăn cho gia đình mình.
Theo Danviet
Lộ chuyện tình cảm ngang trái, đôi nam nữ ăn lá ngón tự tử Bị phát hiện hẹn gặp tình cũ trong rừng, chị N. đã ăn lá ngón tự tử. Đau buồn vì cái chết của chị N., anh B. cũng ăn lá ngón chết theo. Ngày 4/4, ông Hồ Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Trà Lâm (huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi), xác nhận vụ việc nói trên xảy ra tại thôn Trà...