Quảng Ngãi: Không chỉ có một “người rừng”
Ở Quảng Ngãi từ lâu đã xuất hiện những vụ “người rừng” ly kỳ. Người thì sợ “con ma đồ độc” đã trốn biệt tích vào rừng sâu thành người rừng suốt 9 năm. Người thì hoảng loạn trước thảm cảnh chiến tranh đã ôm con trốn vào rừng sâu suốt 40 năm,… Tất cả họ phải chống chọi với sự khắc nghiệt nơi rừng thiêng nước độc.
Ông Đinh Tà Với bên người vợ
20 năm ăn sống nuốt tươi
Thời kỳ chống Mỹ, cũng như nhiều thanh niên dân tộc Hre, ông Đinh Văn En (hiện 72 tuổi, ở xã Ba Cung, huyện Ba Tơ) bị chế độ cũ bắt lính. Ông đi lính bảo an, ở đồn Ba Vì, huyện Ba Tơ. Sau giải phóng ông En bị đưa đi cải tạo tại trại Kim Sơn, huyện An Lão, Bình Định. Chỉ vì nghe bạn tù hù doạ ông sẽ bị ở tù suốt đời, ông En đã bỏ trốn vào rừng sâu. Ông En mang theo 20 viên đá lửa làm hành trang cùng chiếc xoong nhỏ trốn vào rừng thẳng hướng Quảng Ngãi. Hơn một tháng sau ông đến vùng núi huyện Sơn Hà. Có lần lén về nhà thì nghe tin vợ đã đi lấy chồng khác, ông tiếp tục chọn cánh rừng Sơn Nham của huyện Sơn Hà để “định cư”.
Hàng ngày, En mò ra các rẫy lúa của đồng bào Hre để trộm cắp, lúc thì trái bắp, khi thì quả bí, quả bầu. Tối lại, ông chui vào các hang đá qua đêm, nếu mùa mưa, ông chọn những thân cây to, có ba chạc để “ngủ úp” trên đó nhằm tránh thú dữ. Chỉ qua một mùa mưa, bộ quần áo tù mà En mang theo đã rách tả tơi. Ông lại ra rẫy đồng bào, lấy áo rách của “bù nhìn” mà dân dùng để đuổi chim để mặc. 20 viên đá lửa ông mang theo, sau 1 năm là hết nhẵn. Có một dạo, dân Sơn Nham đồn ầm lên về việc xuất hiện “người rừng”, đồng bào đi rẫy tận mắt nhìn thấy có một người tóc rất dài, trên người không một mảnh vải… Chỉ cần nghe tiếng động là “người rừng” ấy biến rất nhanh. Năm 1998 trong lúc lực lượng kiểm lâm huyện Sơn Hà truy quét lâm tặc thì phát hiện đuổi theo bao vây bắt được “người rừng” Đinh Văn En. Sau gần 20 năm ông dường như quên tiếng Kinh và H’re. Điều kỳ lạ là từng ấy năm ăn sống nuốt tươi nhưng ông En chưa một lần bị ốm!
Thành “người rừng” vì hủ tục
Vượt qua chặn đường gần 100 km từ TP Quảng Ngãi lên thôn Tà Cơm, xã Sơn Thuỷ, huyện Sơn Hà để gặp ông Đinh Tà Với, 53 tuổi. Ông Với từng có quãng thời gian 9 năm là “người rừng”. Trong căn nhà sàn khá ấm cúng, ông Với và vợ Đinh Thị Rỗi quanh quẩn chăm sóc nhau khi con cái đều lập gia đình sống riêng. Thấy người lạ, ông Với cặm cụi đút củi vào bếp lửa. Bà Đinh Thị Rỗi cho biết ông Với rất siêng năng làm việc, giúp bà con trong làng. Chuyện vui chơi, ăn nhậu, ông Với đều không thích và lảng tránh mỗi khi trong làng tổ chức lễ. “Sau khi bắt ông Với từ trên rừng về, tôi và các con phải chỉ dẫn, tập cho ông nhớ lại từng tiếng H’re, tập cách vệ sinh, sinh hoạt gia đình… Sau 4 năm trở lại người bình thường, ông Với vẫn nhớ rừng núi. Vợ chồng tôi làm một cái rẫy trên núi Tà Cơm. Hàng ngày ông Với lên trên đó làm rẫy nuôi trâu, có đêm ngủ lại trên rẫy canh thú rừng” bà Rỗi kể.
Cũng vì hủ tục nghi kỵ cầm đồ thuốc độc mà cách 14 năm xảy ra biến cố với ông Với. Năm 1999, một lần ông Đinh Tà Với phát hiện trâu của mình bị trúng bẫy thú rừng. Chủ nhân của cái bẫy trên là một người dân tộc H’re sống trong làng. Nhiều người xầm xì cho rằng chủ nhân cái bẫy giết con trâu đang có “đồ độc” và tìm hại ông Với. Cũng từ đó, mỗi lần gặp mặt người này ông Với rất sợ. Sợ đến mức ông phải bỏ nhà đi biệt tăm. 5 tháng sau, ông được người chị ruột tìm thấy dẫn về nhà. Được vài hôm, gia đình ông tổ chức lễ khánh thành về nhà mới, cũng tại đây gặp người đàn ông nghi có đồ độc, ông Với sợ sệt, hoảng loạn. Vài ngày sau, vào đêm khuya, khi mọi người trong làng đều yên giấc ông Với lại bỏ nhà ra đi biệt tăm. Cả trăm người ở làng Tà Cơm đi tìm ông ròng rã gần 6 tháng trời, nhưng tất cả đều vô vọng. Cả làng xem như ông Đinh Tà Với đã bị núi rừng bắt đi.
Video đang HOT
Năm 2008, một số người ở xã Sơn Thuỷ, Sơn Kỳ và Sơn Hải (huyện Sơn Hà) đi vào khu rừng phía sau đỉnh núi Tà Cơm, phát hiện có một “người rừng” râu tóc dài, không mảnh vải che thân. “Người rừng” dùng dao, rựa tấn công lại nên ít ai dám tới khu rừng rậm này. Ngày 4-8-2008, nhiều thanh niên khoẻ mạnh trong làng đã khống chế người rừng khi đang ở trong một hang núi. Lúc này nhìn kỹ mới nhận ra là ông Đinh Tà Với người mất tích 9 năm qua. Khi về lại nhà ông Với cứ gầm rú như một con thú, không nói được, không ăn uống, mặc quần áo vào là ông xé toang. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương dùng xe ôtô của Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà đưa thẳng ông Với xuống Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi điều trị. Nhờ sự chăm sóc tận tình của y, bác sĩ của bệnh viện và người thân trong gia đình, ông Đinh Tà Với đã bắt đầu phục hồi lại các bản năng tự nhiên của con người.
Vì những nguyên nhân khác nhau, những con người bình thường trở thành “người rừng”. Đến khi chúng ta đưa họ về cuộc sống hiện đại, họ lại phải đối diện muôn vàn lạ lẫm, khác biệt. Nhưng dù sao việc đưa họ về với cộng đồng là hợp lý. Có lẽ phải mất thời gian dài, họ mới quen dần, hoà nhập cuộc sống mới.
Thái Thụy
Theo ANTD
Người rừng: Sau cuộc sống ở rừng sâu là... bệnh viện
Sau gần nửa tháng từ trong rừng sâu trở về làng, cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi) vẫn chưa thật sự hòa nhập với cuộc sống hiện tại. "Người rừng" cha (tức ông Thanh) vẫn phải sống trong bệnh viện từ lúc rời rừng đến nay.
Sau rừng sâu... là bệnh viện
Bác sĩ Châu Nguyễn Thương, giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Từ lúc cha con ông Thanh ra khỏi rừng, ông Thanh được đưa vào Trung tâm Y tế huyện chăm sóc, nhưng vì bệnh tình ngày một nặng, các bác sĩ phải đưa ông xuống Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi để tiếp tục chữa trị. Ông Thanh được chẩn đoán bị nan thận và suy nhược nặng.
Ông Thương kể, hôm đưa ông Thanh xuống bệnh viện tỉnh, "người rừng" Hồ Văn Lang (con ông Thanh) nằng nặc đòi đi theo cùng thì mới cho đưa cha mình đi. Ông Thanh cũng đòi phải có Lang đi cùng thì mới chịu chuyển viện. Vậy là Trung tâm Y tế huyện Tây Trà đành chấp nhận đưa cả hai cha con xuống bệnh viện tỉnh, nằm ở khoa Ngoại Tổng hợp.
Cha con "người rừng" đang ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mến, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận cha con ông Thanh và có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với cha con "người rừng".
"Bệnh viện đang nhanh chóng làm tất cả các xét nghiệm cần thiết, thường xuyên thăm khám để kiểm tra bệnh tình của ông Thanh", ông Mến nói.
Từ khi rời rừng, ông Thanh chỉ sống trong bệnh viện, điều mà có lẽ lúc ở rừng ông chưa bao giờ biết đến. Hơn 40 năm trong rừng, ông nào biết đến thuốc men, cũng đâu được truyền dịch. Nhưng hiện giờ, thuốc men, dịch truyền cứ "tấp" liên tục vào người ông.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, bệnh nan thận của "người rừng" Hồ Văn Thanh chưa đến mức phải phẫu thuật. Riêng "người rừng" Hồ Văn Lang vẫn còn yếu, ho liên tục, bác sĩ phải truyền nước.
"Người rừng" con tự ăn cơm
"Người rừng" Hồ Văn Thanh vẫn không hiểu "tiền là cái chi chi" khi nhận phong bì tiền được tặng
Sống ở bệnh viện nơi phố thị (TP.Quảng Ngãi), cha con người rừng giờ đã dạn dĩ hơn. Dù không nói nhưng khi người lạ tiếp xúc, cảm giác sợ sệt đã giảm đi rất nhiều so với lúc trước, khi mới vừa từ rừng sâu về làng. Cha con "người rừng" đã biết tự cầm chén, đũa, muỗng để ăn cơm, Lang còn biết lấy tăm để xỉa răng.
Thực hư chuyện đốt lều cha con "người rừng"
Mặc dù anh Hồ Minh Lâm (cháu ruột ông Thanh) quả quyết rằng, chính tay anh đã đốt cháy túp lều trên cây mà cha con "người rừng" ở trong suốt 40 năm qua, nhưng chưa ai xác định được thông tin chính xác. Anh Lâm bức xúc nói: "Tôi đốt hết rồi. Chòi ở trong đó tôi đốt rồi, từ nay đừng có nhắc đến núi rừng, người rừng, đừng nhắc đến những căn lều trong rừng đó nữa. Tôi tức nên tôi đốt. Báo chí nói lung tung, bảo tôi đem cha con chú Thanh ra kinh doanh, đòi tiền này nọ, tức không chịu được".
Anh Hồ Văn Tri, con trai ông Thanh nói, anh Hồ Minh Lâm không dám đốt nhà của cha và anh mình trong rừng vì đó là điều cấm kỵ của làng
Ông Hồ Văn Lập, phó chủ tịch UBND xã Trà Phong, huyện Tây Trà cũng xác nhận anh Thanh nói với địa phương đã đốt nhà của cha con "người rừng" nhưng không biết là có đốt thật hay không. Xã cũng chưa cử người vào kiểm tra. Còn anh Hồ Văn Tri (40 tuổi), con ruột "người rừng" Thanh khẳng định chắc nịch, anh Lâm nói thế chứ không dám đốt. Anh Tri giải thích, tục lệ của người đồng bào Cor rất cấm kỵ chuyện đốt nhà. "Ai mà tự ý đốt nhà là Giàng sẽ bắt. Nếu dân làng biết anh Lâm làm vậy sẽ bắt phạt anh Lâm bằng heo, gà cúng tạ tội với thần rừng và đãi làng ăn để chuộc lỗi", anh Tri nói.
Liên quan đến việc xây nhà, làm chứng minh nhân dân, nhập hộ khẩu cho cha con "người rừng", ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho hay, huyện đã hoàn tất thủ tục, phối hợp với công an tiến hành cấp chứng minh nhân dân, nhập hộ khẩu cho cha con ông Thanh vào gia đình ông Hồ Văn Tri (con ông Thanh) ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong. Huyện Tây Trà còn cấp 100m2 đất cùng với khoản tiền của cơ quan chức năng, đoàn thể hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng để xây nhà ở cho cha con "người rừng".
Theo Khám phá
Cấp đất và CMT cho cha con 'người rừng' Cha con ông Hồ Văn Thanh được chính quyền huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) cấp CMTND, nhập hộ khẩu và cấp đất xây nhà đê hòa nhập cuộc sống. Ông Hồ Văn Tri(giữa) ngồi bên cha Hồ Văn Thanh và anh trai Hồ Văn Lang ở Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho...